ĐI NGOÀI PHÂN ĐEN – TIÊU RA PHÂN ĐEN

Đi ngoài phân đen có thể do ăn một số loại thực phẩm sẫm màu, có màu đen, các loại thực phẩm bổ sung chất sắt, sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh. Tuy nhiên, tiêu ra phân đen cũng có thể là triệu chứng báo hiệu đường tiêu hóa bị tổn thương, nhiễm trùng, viêm loét hoặc mắc các bệnh lý nguy hiểm cần được thăm khám và điều trị.

Chi tiết triệu chứng đi ngoài phân đen

TỔNG QUAN VỀ TRIỆU CHỨNG ĐI NGOÀI PHÂN ĐEN

Đi ngoài phân đen là gì?

Đi ngoài phân đen hay tiêu ra phân đen là tình trạng đi cầu ra máu khiến phân có màu đen, sệt và dính giống như hắc ín hoặc dạng bã cà phê, có mùi hôi đặc trưng (khác biệt so với bình thường). Đi ngoài phân đen tên tiếng Anh là melena.

NGUYÊN NHÂN GÂY TRIỆU CHỨNG ĐI NGOÀI PHÂN ĐEN
Tiêu ra phân có màu đen là tình trạng đi cầu ra máu đen, giống như hắc ín, có mùi hôi đặc trưng, người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón.

Triệu chứng đi ngoài ra phân màu đen thường biểu hiện vị trí mất máu ở đường tiêu hóa trên như thực quản, dạ dày hay tá tràng. Đôi khi, xuất huyết ở ruột non hay đại tràng phải cũng có thể dẫn đến tình trạng tiêu ra phân đen. Sau khi máu theo thức ăn di chuyển đến phần cuối của ống tiêu hóa máu sẽ chuyển thành màu đen có thể trộn lẫn với phân hoặc thải riêng ra ngoài. Bên cạnh đó, máu còn có thể chảy ra từ những tổn thương mũi họng, chảy xuống và được nuốt vào bên trong hệ tiêu hóa (ít gặp).

Hầu hết các trường hợp, đi cầu ra phân đen là do ăn nhiều thực phẩm màu đỏ, xanh đậm, đen, xanh lá cây hoặc thực phẩm bổ sung sắt.  – dạ dày – tá tràng, ruột non, giãn tĩnh mạch thực quản, viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng có triệu chứng điển hình là tiêu ra phân đen.

Hầu hết các trường hợp, đi cầu ra phân đen là do ăn nhiều thực phẩm màu đỏ, xanh đậm, đen, xanh lá cây hoặc thực phẩm bổ sung sắt. Tuy nhiên, ở đường tiêu hóa trên, một số bệnh lý nguy hiểm như xuất huyết thực quản – dạ dày – tá tràng, ruột non, giãn tĩnh mạch thực quản, viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng có triệu chứng điển hình là tiêu ra phân đen.

Trên thực tế, khi máu chảy ra từ bất kỳ phần nào thuộc hệ thống tiêu hóa (từ miệng đến hậu môn) đều có nguy cơ dẫn đến triệu chứng đi ngoài ra máu.

Tùy theo mức độ tổn thương, tình trạng xuất huyết và thời gian máu tồn đọng ở đường ruột mà chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường với các màu sắc từ đỏ tươi đến đen.

Nếu người bệnh chỉ có một lượng máu rất nhỏ, thường sẽ không nhận ra thay đổi đáng kể màu sắc của phân và thường bỏ qua. Vì vậy, nếu Cô Bác, Anh Chị xuất hiện các rối loạn đi tiêu như tiêu chảy, táo bón hoặc thấy có bất kỳ sự thay đổi nào về màu sắc của phân như đỏ, xanh đen hoặc màu đen hắc ín cần chú ý theo dõi để có thể nhận ra bất thường và đi khám kịp thời.

TẠI SAO ĐI NGOÀI RA PHÂN CÓ MÀU ĐEN?

Đi ngoài ra phân màu đen là hiện tượng hoàn toàn có thể đến từ nhiều nguyên nhân từ chế độ ăn uống những thực phẩm hay sử dụng thuốc chứa Bismuth hay do bệnh lý đường tiêu hóa trên.

Phân màu đen có thể nguyên nhân đến từ:

  • Chế độ ăn uống.
  • Sử dụng các loại thuốc.
  • Bệnh lý đường tiêu hóa.

Chế độ ăn uống dẫn đến đi ngoài ra phân đen

Chế độ ăn uống ảnh hưởng một phần lớn đến màu sắc của phân. Khi Cô Bác, Anh Chị ăn nhiều thực phẩm có màu đỏ, xanh đậm, đen, xanh lá,… có thể khiến phân chuyển sang sẫm màu, đôi khi đen. Các loại thực phẩm khiến phân khi đi ngoài màu đen như:

  • Cam thảo đen.
  • Việt quất.
  • Bánh quy sô cô la đen.
  • Gelatin màu đỏ.
  • Củ cải.
  • Bánh gai.
  • Đậu đen.

Trong trường hợp này, đi cầu ra phân đen sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của Cô Bác, Anh Chị và màu sắc phân sẽ trở lại bình thường sau khi ngưng sử dụng loại thức ăn đó.

Nguyên nhân đi ngoài ra phân đen do các loại thuốc

Các loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn điều trị bệnh viêm như thuốc kháng viêm NSAID hay thuốc Bismuth giúp điều trị rối loạn tiêu hóa, ợ chua, ợ nóng, tiêu chảy,… có thể khiến người bệnh đi cầu ra phân có màu đen.

  • Thuốc Bismuth bao gồm Pepto Bismol hoặc Kaopectate.
  • Thuốc bổ sung sắt chỉ được cơ thể hấp thu một phần, phần còn lại sẽ được chuyển hóa thành chất thải có màu đen.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và aspirin có thể gây viêm loét dạ dày – tá tràng cũng khiến phân có màu đen.

Triệu chứng đi ngoài ra phân đen do thuốc sẽ chấm dứt khi người bệnh ngưng sử dụng hoặc thay đổi qua các loại thuốc điều trị khác không chứa các thành phần trên. Việc thay đổi thành phần thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, Cô Bác, Anh Chị không nên tự ý thay đổi sẽ ảnh hưởng đến quá trình và kết quả điều trị hiện tại.

Nguyên nhân đến từ bệnh lý đường tiêu hóa

Sau khi loại trừ nguyên nhân do thực phẩm và thuốc điều trị, tình trạng đi ngoài phân màu đen hơn 2 ngày có thể do các bệnh lý đường tiêu hóa trên gây ra. Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số bệnh lý điển hình gây ra đi ngoài phân màu đen bao gồm:

  • Chấn thương vùng bụng hoặc thực quản.
  • Xuất hiện các dị vật gây xước lớp niêm mạc thực quản, dạ dày.
  • Dị dạng động mạch: những cụm mạch máu bất thường hình thành ở bất kỳ vị trí nào của động mạch và tĩnh mạch.
  • Giãn tĩnh mạch thực quản: các tĩnh mạch trong ống thực quản giãn rộng, căng phồng bất thường và sẽ bị vỡ theo thời gian.
  • Vết rách Mallory – Weiss thực quản.
  • Loét thực quản.
  • Viêm dạ dày hoặc loét dạ dày – tá tràng.
  • Thiếu máu cục bộ ở ruột.
  • Xuất hiện khối u trong thực quản, dạ dày.
  • Ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư tá tràng.
  • Xạ trị vùng bụng hoặc thủ thuật nội soi tiêu hóa làm tổn thương đường tiêu hóa trên.
  • Chảy máu bên trong đường mật như bệnh gan, dập mật, sỏi mật.

Bên cạnh đó, một số bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường tiêu hóa dưới cũng có thể gây ra các triệu chứng khiến phân có màu đen (mặc dù ít gặp hơn đường tiêu hóa trên, thường là tiêu ra máu đỏ) như bệnh viêm ruột (bao gồm cả bệnh Crohnviêm loét đại tràng), bệnh trĩ, tắc ruột hoặc ung thư đại – trực tràng (đặc biệt đoạn đại tràng bên phải).

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Về nguyên tắc, chảy máu đường tiêu hóa là một tình trạng cần được cấp cứu, dù chảy ít hay nhiều đều cần đến bệnh viện để theo dõi, tìm ra nguyên nhân và điều trị. Máu trong đường tiêu hóa dưới tác động của dịch ruột và dịch vị sẽ làm cho tế bào hồng cầu biến chất và trở thành máu đen. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tại sao phân màu đen khi đi đại tiện. 

Để biết đi ngoài phân đen là triệu chứng bệnh gì, Cô Bác, Anh Chị cần đến gặp bác sĩ tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời nếu xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

  • Rối loạn tiêu hóa, bị táo bón, tiêu chảy kéo dài hoặc đi ngoài phân màu đen hơn 2 ngày không phải do thực phẩm hoặc thuốc.
  • Buồn nôn, nôn ói, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, khó thở.
  • Sốt cao trên 38ºC.
  • Mắt vàng, da vàng hoặc xanh.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân hoặc phát hiện giun trong phân.
  • Người có tiền sử bệnh gan.
Các Triệu Chứng Đi Ngoài Phân Đen

CÁC TRIỆU CHỨNG KÈM THEO KHI ĐI NGOÀI PHÂN ĐEN

Đi ngoài ra phân màu đen là triệu chứng biểu hiện rõ nhất tình trạng bệnh lý người bệnh đang gặp phải. Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, vị trí và mức độ tổn thương mà cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng đi kèm khác nhau.

Các triệu chứng đi kèm với tiêu ra phân đen

Các triệu chứng thường gặp với đi tiêu ra phân đen bao gồm:

Các triệu chứng nguy hiểm cần cấp cứu ngay

Bên cạnh các triệu chứng điển hình, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm sau đây, Cô Bác, Anh Chị cần đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị kịp thời:

  • Cơ thể mất nhận thức, không tỉnh táo, bất tỉnh hoặc không phản ứng.
  • Thay đổi hành vi đột ngột như mất trí, mê sảng, hôn mê, ảo giác, hoang tưởng,…
  • Chóng mặt, sốt cao trên 39ºC.
  • Tim đập mạnh, đau ngực ngay vùng tâm vị hoặc xương ức.
  • Gặp các vấn đề về hô hấp như khó thở, thở gấp, thở khò khè, nghẹt thở.
  • Bụng căng cứng, ấn vào có cảm giác đau.
  • Đau bụng mức độ nặng.
  • Tiêu chảy cấp, mất nước nghiêm trọng.
  • Nôn ra máu hoặc dung dịch như bã cà phê.
Phương Pháp Điều Trị Đi Ngoài Phân Đen

BIẾN CHỨNG ĐI NGOÀI RA PHÂN ĐEN

Đi tiêu ra phânmàu đen là một triệu chứng nguy hiểm vì vậy cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng đe dọa đến tính mạng như:

  • Thiếu máu dẫn đến cơ thể bị shock, ngất xỉu.
  • Nếu cơ thể xuất huyết do các tế bào ung thư, chúng sẽ thúc đẩy quá trình di căn của khối u đến các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Chảy máu đường mật mức độ nặng có thể gây ra biến chứng như nhiễm trùng gây tử vong.

CÁC PHƯƠNG TIỆN CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG ĐI NGOÀI PHÂN ĐEN

Đi ngoài phân đen được bác sĩ chẩn đoán dựa vào các thăm khám lâm sàng, tiền sử bệnh lý, các biểu hiện, triệu chứng người bệnh, đồng thời bác sĩ sẽ chỉ định các cận lâm sàng cần thiết để xác định đây là tình trạng xuất huyết tiêu hóa hoặc máu ẩn trong phân. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh để có thể điều trị đúng và kịp thời, tránh diễn tiến nặng.

Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là bước đầu tiên giúp bác sĩ thu thập thông tin tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng khi người bệnh đi ngoài ra phân đen. Từ đó xác định các tổn thương, tìm ra nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng liên quan.

Cô Bác, Anh Chị cần khai báo rõ ràng, cụ thể và chi tiết tình trạng sức khỏe, các biểu hiện, triệu chứng, dấu hiệu, tần suất xuất hiện các triệu chứng liên quan đến tiêu ra phân đen.

Bên cạnh đó, Cô Bác cũng cần cho bác sĩ biết các thông tin về chế độ ăn uống, tiền sử bệnh lý tiêu hóa, các phẫu thuật đã được thực hiện và các loại thuốc Cô Bác, Anh Chị đang sử dụng kể cả thực phẩm chức năng.

Để chẩn đoán nguyên nhân, bác sĩ sẽ hỏi Cô Bác, Anh Chị các câu hỏi về triệu chứng và tiền sử bệnh như sau:

  1. Tình trạng đi ngoài ra phân đen xuất hiện khi nào? Tần xuất có thường xuyên không?
  2. Cô Bác, Anh Chị đã từng bị xuất huyết tiêu hóa, phân có máu, nôn ra máu hoặc mắc các bệnh lý nào khác không?
  1. Cô Bác, Anh Chị đang sử dụng các loại thuốc, vitamin hoặc thực phẩm bổ sung nào không?
  2. Cô Bác, Anh Chị có xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào khác đi kèm không? Ví dụ như thay đổi thói quen đi tiêu như bị tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ hoặc kéo dài, sụt cân không chủ đích,…

Cận lâm sàng chẩn đoán

Sau bước khám lâm sàng, bác sĩ có thể loại trừ và định hướng được một số nguyên nhân gây ra triệu chứng tiêu ra phân đen, từ đó sẽ chỉ định Cô Bác, Anh Chị thực hiện một số cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán chính xác hơn.

Xét nghiệm phân và máu kết hợp nội soi giúp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của Cô Bác, Anh Chị.

Xét nghiệm

Bác sĩ sẽ chỉ định Cô Bác, Anh Chị thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân.

  • Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (gFOBT): giúp xác định tình trạng xuất huyết, mỡ, dịch nhầy trong phân, tìm kiếm sự xuất hiện của vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây tiêu chảy phân đen. Bên cạnh đó, xét nghiệm gFOBT cũng được sử dụng để tầm soát ung thư đại tràng giúp phát hiện các dấu hiệu tiền ung thư.
  • Xét nghiệm công thức máu: giúp xác định nồng độ hồng cầu, bạch cầu, lượng oxy và hàm lượng sắt trong máu để bác sĩ đánh giá tổng thể và phát hiện các rối loạn bao gồm nhiễm trùng đường tiêu hóa, thiếu máu và bệnh bạch cầu.

Nội soi ống tiêu hóa

Nội soi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh lý về đường tiêu hóa. Phụ thuộc vào dấu hiệu, tình trạng đi tiêu ra phân đen và vị trí đau bụng mà bác sĩ sẽ lựa chọn một trong các kỹ thuật nội soi sau:

Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm:

Thiết bị nội soi được trang bị ống nội soi mềm với camera có độ phóng đại trên 500 lần, giúp bác sĩ quan sát đến mức độ tế bào, không bỏ qua các dấu hiệu, tổn thương nằm bên dưới lớp niêm mạc. Sinh thiết có thể được thực hiện để lấy mẫu mô giải phẫu bệnh trong quá trình nội soi.

Bên cạnh đó, máy nội soi kết hợp ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI sẽ giúp đồng nhất kết quả chẩn đoán và rút ngắn thời gian nội soi cho người bệnh. Nội soi tiêu hóa có thể được thực hiện tiền mê hoặc không mê, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và kỹ thuật nội soi.

endoclinic.vn là phòng khám nội soi dạ dày và đại trực tràng tiên phong trong việc chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa, đặc biệt là tầm soát ung thư tiêu hóa. Đặt lịch ngay với bác sĩ tại phòng khám nội soi nếu có triệu chứng đi ngoài phân đen (tiêu ra phân đen).

Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang với chất cản quang Bari, chụp MRI, CT Scan có thể giúp bác sĩ nhìn thấy lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa, nguồn chảy máu. Hình ảnh có thể cho thấy một vết rách, tắc nghẽn hoặc khối u gây ra các triệu chứng của người bệnh.

Chụp mạch máu được thực hiện để tìm kiếm các bất thường trong động mạch và tĩnh mạch, đồng thời cũng giúp cầm máu tự động nếu phát hiện mạch máu bị vỡ. Chất cản quang sẽ được tiêm vào động mạch và chụp X-quang lưu lượng máu.

Tiêu ra phân đen là triệu chứng của tình trạng xuất huyết tiêu hóa dưới. Nội soi đại – trực tràng là phương pháp giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây xuất huyết, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Kể từ 01/06/2023, endoclinic.vn bắt đầu áp dụng hình thức khám bảo hiểm y tế (BHYT) hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh tại endoclinic.vn, trong đó bao gồm chi phí nội soi đại – trực tràng.  Xem thêm các thông tin chi tiết về khám BHYT ở endoclinic.vn tại: KHÁM BHYT

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA TRIỆU CHỨNG ĐI NGOÀI PHÂN ĐEN

Điều trị triệu chứng đi ngoài phân đen sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ chảy máu cũng như diễn tiến của bệnh. Trong trường hợp chảy máu nặng, người bệnh cần kết hợp các biện pháp hồi sức cầm máu và điều trị nguyên nhân.

Phương pháp điều trị đi ngoài ra phân đen

Một số phương pháp điều trị chứng đi cầu ra phân đen thường được bác sĩ khuyên cáo như:

  • Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những người mắc bệnh trĩ có thể điều trị tại nhà và làm giảm triệu chứng chảy máu bằng cách sử dụng thuốc làm mềm phân dưới sự chỉ định của bác sĩ. Ngâm mình trong nước ấm (Phương pháp tắm Sitz) cũng là một cách giúp làm dịu các búi trĩ và ngăn chảy máu.
  • Đi ngoài ra phân đen do bệnh viêm loét dạ dày, bệnh viêm ruột hoặc nhiễm trùng sẽ được bác sĩ kê các đơn thuốc ức chế axit để giảm lượng axit do dạ dày tạo ra, tránh tình trạng trào ngược lên thực quản.
  • Thuốc kháng sinh và thuốc ức chế miễn dịch cũng có thể được sử dụng giúp ngăn máu chảy và nhiễm trùng. Bác sĩ cũng có thể thay đổi một số loại thuốc nếu chúng là nguyên nhân khiến phân có màu đen. Lưu ý: Bệnh nhân không tự ý ngưng sử dụng hoặc thay đổi thuốc điều trị nếu không có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Polyp cũng là nguyên nhân gây nên chảy máu tiêu hóa và có thể là dấu hiệu ung thư. Khi phát hiện polyp, bác sĩ kết hợp nội soi và phẫu thuật loại bỏ polyp. Trong trường hợp chúng quá lớn người bệnh cần hóa trị hoặc xạ trị để thu nhỏ kích thước của polyp, sau đó sẽ thực hiện cắt bỏ.

Để phát hiện sớm các bệnh lý gây tiêu ra phân đen, bác sĩ khuyến khích mỗi cá nhân nên thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ và thực hiện tầm soát ung thư tiêu hóa mỗi 5 đến 10 năm một lần tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bản thân.

Phương pháp phòng ngừa triệu chứng đi ngoài phân đen

Để phòng ngừa bệnh gây triệu chứng đi tiêu ra phân đen, đặc biệt là hỗ trợ cách điều trị chữa các bệnh nhân trong việc đi ngoài phân đen, bác sĩ đưa ra một số lời khuyên như sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lí, khoa học, không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn giúp cải thiện hoạt động đường tiêu hóa.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, các thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên, ít chất béo bão hòa, cá và cá loại đậu như đậu lăng để giảm nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể, uống ít nhất 2 – 2.5L nước cho người trưởng thành một ngày.
  • Không nên sử dụng các loại thức ăn gây kích thích đường tiêu hóa như ớt, tiêu, thực phẩm cay nóng, chua,…
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá, chất gây nghiện, caffein,… bởi chúng có khả năng gây kích ứng lớp niêm mạc thực quản và dạ dày gây viêm loét dạ dày – tá tràng và ung thư đường tiêu hóa.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc NSAID hoặc aspirin nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh trạng thái căng thẳng, stress kéo dài.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ.

CÂU HỎI TỔNG HỢP

Đi ngoài phân đen hay tiêu ra phân đen (tên tiếng Anh: melena) là tình trạng đi cầu ra máu khiến phân có màu đen, sệt và dính giống như hắc ín hoặc dạng bã cà phê, có mùi hôi đặc trưng (khác biệt so với bình thường).

Nguyên nhân đi ngoài phân đen có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây nên triệu chứng như:

  • Chế độ ăn uống.
  • Sử dụng các loại thuốc.
  • Bệnh lý đường tiêu hóa.

Để biết đi ngoài phân đen là triệu chứng bệnh gì, Cô Bác, Anh Chị cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời nếu xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

  • Rối loạn tiêu hóa, bị tiêu chảy, táo bón hoặc đi ngoài phân màu đen hơn 2 ngày không phải do thực phẩm hoặc thuốc.
  • Buồn nôn, nôn ói, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, khó thở.
  • Sốt cao trên 38ºC.
  • Mắt vàng, da vàng hoặc xanh.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân hoặc phát hiện giun trong phân.
  • Người có tiền sử bệnh gan.

Đi tiêu ra phân có màu đen là một triệu chứng nguy hiểm vì vậy cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng đe dọa đến tính mạng như:

  • Thiếu máu dẫn đến cơ thể bị shock, ngất xỉu.
  • Nếu cơ thể xuất huyết do các tế bào ung thư, chúng sẽ thúc đẩy quá trình di căn của khối u đến các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Chảy máu đường mật mức độ nặng có thể gây ra biến chứng như nhiễm trùng gây tử vong.

Điều trị triệu chứng đi ngoài phân đen sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ chảy máu cũng như diễn tiến của bệnh. Trong trường hợp chảy máu nặng, người bệnh cần kết hợp các biện pháp hồi sức cầm máu và điều trị nguyên nhân.

Tài liệu tham khảo

  1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic
  2. Sethi, Saurabh. Why Are My Stools Black? 31 07 2019. https://www.healthline.com/health/bloody-or-tarry-stools (đã truy cập 07 23, 2021).
  3. Staff, Healthgrades Editorial. Black Stool. 02 11 2020. https://www.healthgrades.com/right-care/digestive-health/black-stool (đã truy cập 07 23, 2021).
  4. Watson, Stephanie. Why Is Your Poop Black and Tarry? 14 05 2021. https://www.webmd.com/digestive-disorders/black-tarry-stool-reasons (đã truy cập 07 23, 2021).

TIN SỨC KHỎE

Tổng hợp tin sức khỏe tiêu hóa, cẩm nang sức khỏe tiêu hóa. Nếu nội dung Quý khách quan tâm chưa có, Quý khách có thể liên hệ để đặt câu hỏi với bác sĩ để được tư vấn.

Đặt Lịch Khám Endo Clinic

Endo Clinic

Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01

ĐẶT LỊCH NỘI SOI TIÊU HÓA

Đặt lịch nội soi hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

    Có Bảo Hiểm Y Tế

    ĐẶT LỊCH KHÁM TIÊU HÓA

    Đặt lịch khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

      Có Bảo Hiểm Y Tế

      Đặt Lịch Khám Endo Clinic

      Endo Clinic

      Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

      THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01