Ợ TRỚ

Tình trạng ợ trớ xảy ra khi hỗn hợp dịch vị hay thức ăn chưa tiêu hóa trào ngược lên thực quản và miệng.

Người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh bị ợ trớ hay nôn trớ có thể là triệu chứng trào ngược sinh lý hoặc bệnh lý, nôn trớ ở trẻ sơ sinh thường xảy ra trong những năm đầu đời. Có khoảng 12% người bệnh đến các cơ sở y tế thăm khám hệ tiêu hóa do triệu chứng ợ trớ xảy ra thường xuyên.

Chi tiết triệu chứng Ợ TRỚ

TỔNG QUAN VỀ TRIỆU CHỨNG Ợ TRỚ

Ợ trớ hay nôn trớ là tình trạng không tự chủ ở cả người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ở người lớn, ợ trớ là triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh thường xảy ra trong những năm đầu đời. Nôn trớ là triệu chứng của đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh.

NGUYÊN NHÂN GÂY Ợ TRỚ
ợ trớ là triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản

Ợ trớ là triệu chứng đặc trưng cả bệnh trào ngược không tự chủ ở trẻ em và người lớn. Nguồn: EverydayHealth

Ợ trớ là gì?

Ợ trớ hay nôn trớ có thể là tình trạng trào ngược sinh lý hoặc bệnh lý. Tình trạng này xảy ra khi hỗn hợp dịch vị hay thức ăn chưa tiêu hóa trào ngược lên thực quản và lên miệng mà không gây cảm giác buồn nôn hoặc cơ bụng bị co thắt mạnh.

Thức ăn hay axit dạ dày bị trào ngược lên thường có vị chua hoặc đắng. Tuy nhiên, nếu chất lỏng trào ngược không có vị mà có chứa chất nhầy hoặc thức ăn không tiêu có thể do các bệnh lý tiêu hóa như hẹp thực quảntắc nghẽn thực quản (cảm giác nuốt nghẹn do tắc nghẽn thực quản) hoặc do túi thừa Zenker. Tình trạng tắc nghẽn gây ợ trớ có thể do axit làm tổn thương thực quản, nuốt phải dị vật, ung thư thực quản hoặc bệnh co thắt tâm vị.

Phân loại triệu chứng ợ trớ

Dựa vào tần suất, mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể mà triệu chứng ợ trớ được chia thành 2 loại là ợ trớ sinh lý và ợ trớ bệnh lý.

  •  trớ sinh lý là một phản xạ sinh học xảy ra phổ biến ở hầu hết trẻ sơ sinh hay còn gọi là triệu chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này không ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Trẻ bị nôn trớ có thể xảy ra do ăn quá no, vận động mạnh sau khi ăn hoặc do thức ăn không phù hợp gây dị ứng.
  • Ợ trớ bệnh lý là triệu chứng phổ biến của trào ngược axit, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) và hội chứng nhai lại. Khoảng 13% người bệnh GERD xuất hiện triệu chứng ợ trớ trên 4 ngày mỗi tuần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trẻ sơ sinh cũng có khả năng mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản gây nôn trớ.

NGUYÊN NHÂN GÂY TRIỆU CHỨNG Ợ TRỚ LÀ GÌ?

Nguyên nhân gây ợ trớ phổ biến ở người lớn là do bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) hoặc do một số bệnh lý tiêu hóa hiếm gặp như rối loạn nhai lại. Ở trẻ sơ sinh, bị ợ trớ hoặc nôn trớ là bình thường trong năm đầu đời.

Triệu chứng ợ trớ ở người lớn là bệnh gì?

Nguyên nhân gây ợ trớ thường xuyên có thể do bệnh lý tiêu hóa gây ra. Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe cần được thăm khám ngay. Một số bệnh lý có triệu chứng điển hình là ợ trớ bao gồm:

Trào ngược axit

Trào ngược axit là tình trạng đặc trưng bởi trào ngược, ợ chua và hơi thở có mùi. Các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ bị trào ngược các chất trong dạ dày như thức ăn chưa tiêu hóa, dịch mật trào ngược và axit dạ dày vào thực quản, bao gồm:

    • Ăn nhiều bữa và nhiều thức ăn hơn bình thường.
    • Sử dụng một số loại thực phẩm gây kích ứng dạ dày như rượu bia, cà phê, tỏi, thức ăn cay, thức ăn chiên, ráng,…
    • Nằm ngay sau khi ăn.

Trào ngược dạ dày – thực quản

Khi tình trạng trào ngược axit trở nên mạn tính, tức xảy ra nhiều lần mỗi tuần sẽ được chẩn đoán là bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Cả trào ngược axit và GERD gây trào ngược axit dạ dày hoặc thức ăn.

Hội chứng nhai lại

Rối loạn nhai lại (Rumination syndrome) là hội chứng hiếm gặp gây ra tình trạng ợ thức ăn lên miệng trở lại, sau đó nhai lại thức ăn đó. Tình trạng ợ trớ thường xuyên xảy ra ngay sau bữa ăn. Nguyên nhân gây ra hội chứng nhai lại vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên nhiều khả năng bệnh có liên quan đến tình trạng tăng áp lực ổ bụng. Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân rối loạn lo âu, trầm cảm hay các rối loạn tâm thần khác.

Rối loạn nhai lại rất hiếm gặp, vì vậy trừ khi có tình trạng ợ trớ liên tục, thì triệu chứng ợ trớ nhiều khả năng là do trào ngược axit hoặc GERD.

Một số nguyên nhân ợ trớ ở người lớn ít gặp

Bên cạnh các nguyên nhân ợ trớ bên trên, một số nguyên nhân hoặc yếu tố làm tăng nguy cơ ợ trớ ít gặp khác bao gồm:

    • Tắc nghẽn thực quản: Một số nguyên nhân gây tắc nghẽn thực quản gồm khối u thực quản lành tính hoặc ác tính, do nuốt phải dị vật. Tắc nghẽn thực quản có thể gây ra tình trạng ợ trớ thường xuyên.
    • Phụ nữ đang trong thai kỳ: Các hormone tiết ra ở đầu thai kỳ có thể khiến cơ vòng thực quản bị giãn ra, gây ợ trớ.
    • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Các thuốc kháng cholinergic, kháng histamine, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chẹn canxi, progesterone và nitrat,… làm giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới (LES) gây nên tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản.
    • Thuốc lá, rượu bia: Hút thuốc lá hoặc sinh hoạt trong môi trường có người hút thuốc, uống rượu bia thường xuyên có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược axit gây ợ trớ.
    • Rối loạn ăn uống: Chứng ăn vô độ cũng có thể gây ra tình trạng ợ trớ. Chứng cuồng ăn là một chứng rối loạn ăn uống. Người bệnh thường ăn không kiểm soát hoặc lén lút ăn lượng lớn thức ăn trong thời gian ngắn. Về mặt tâm lý, người bệnh có thể cảm thấy lo lắng và buồn bã sau khi ăn.
Các Triệu Chứng Ợ Trớ

Nguyên nhân nôn trớ ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Nôn trớ hoặc ợ trớ sau khi ăn xảy ra ở hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Triệu chứng nôn trớ không đi kèm với các triệu chứng khác, được gọi là nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh.

    • Nôn trớ sinh lý xảy ra thường xuyên, trên hai lần mỗi ngày, kéo dài trên 3 tuần hoặc trong suốt năm đầu tiên của trẻ sơ sinh.
    • Trào ngược dạ dày – thực quản cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, mặc dù không phổ biến như ở người lớn. Tỷ lệ trào ngược dạ dày – thực quản ở trẻ em tăng từ 2 – 6 tháng tuổi có thể do tăng lượng chất lỏng ở mỗi bữa và sau đó bắt đầu giảm sau 7 tháng tuổi.

Trào ngược dạ dày – thực quản sinh lý thường tự hết khoảng 85% ở trẻ dưới 12 tháng và khoảng 95% ở trẻ dưới 18 tháng. Nguyên nhân gây ợ trớ do cơ hoành và thực quản ở trẻ sơ sinh thẳng và ngắn, không gập góc ở tâm vị như ở dạ dày trưởng thành nên dễ gây trớ sữa.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Người bệnh cần đến gặp bác sĩ tại bệnh viện/phòng khám tiêu hóa để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời nếu xuất hiện triệu chứng ợ trớnôn trớ thường xuyên, gây trở ngại đến chất lượng sống hàng ngày. Bác sĩ sẽ chỉ định các thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng nhằm chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.

CÁC TRIỆU CHỨNG KÈM THEO Ợ TRỚ

Triệu chứng ợ trớ hoặc nôn trớ sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nguyên nhân gây triệu chứng ợ trớ và mức độ tổn thương mà cơ thể sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng đi kèm khác nhau. Ngoài ra, triệu chứng nôn trớ ở trẻ nhỏ cần được chú ý và theo dõi thường xuyên.

Các triệu chứng đi kèm với triệu chứng ợ trớ

Ở người lớn

Triệu chứng ợ trớ có thể kèm theo các triệu chứng khác do bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), bao gồm:

Nếu triệu chứng ợ trớ xảy ra thường xuyên mà không kèm theo các triệu chứng khác của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, người bệnh có thể mắc rối loạn nhai lại. Các triệu chứng của rối loạn nhai lại bao gồm:

Triệu chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Triệu chứng nôn trớ ở trẻ nhỏ kèm theo các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh:

    • Khó nuốt thức ăn hay chất lỏng gây nôn hoặc nuốt nghẹn.
    • Bỏ bú, chán ăn.
    • Chậm lớn.
    • Bứt rứt.
    • Uốn cong lưng và hay quay đầu sang một bên để lảng tránh khi ăn (hội chứng Sandifer).

Trẻ em bị nôn trớ có thể kèm theo các triệu chứng sau:

Các triệu chứng nguy hiểm cần cấp cứu ngay

Trong một số trường hợp, ợ trớ có thể đi kèm với các triệu chứng cho thấy tình trạng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng. Đây là tình trạng khẩn cấp, người bệnh cần đến bệnh viện ngay để đánh giá tình trạng bệnh và điều trị.

    • Khó nuốt cả thức ăn và nước bọt.
    • Nôn ói dữ dội.
    • Đau tức ngực, khó thở hoặc chóng mặt.

Các dấu hiệu và triệu chứng cho thấy tình trạng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, bao gồm:

    • Chất nôn có lẫn máu hoặc dịch mật.
    • Biếng ăn.
    • Trẻ quấy khóc nhiều.
    • Khó thở.
Phương Pháp Điều Trị Ợ Trớ

PHƯƠNG TIỆN CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG Ợ TRỚ

Để chẩn đoán chứng ợ trớ, bác sĩ sẽ dựa vào các thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, tiền sử bệnh lý, các biểu hiện và triệu chứng khác mà người bệnh đang mắc phải. Trào ngược axit nói chung không phải là một rối loạn nghiêm trọng đòi hỏi phải làm xét nghiệm thăm dò.

Tuy nhiên, trong trường hợp trào ngược xảy ra kéo dài và ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống hoặc kém đáp ứng điều trị, bác sĩ có thể cần chỉ định một số xét nghiệm chẩn đoán tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là một phản ứng thường xuyên và bình thường của việc trớ sữa trong những năm đầu đời. Rất khó để kiểm tra tình trạng nôn trớ chức năng ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu không có thêm triệu chứng nghiêm trọng khác, có thể chẩn đoán nếu tình trạng nôn trớ xảy ra ít nhất hai lần mỗi ngày trong 3 tuần đầu đời.

Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là bước đầu tiên giúp bác sĩ thu thập thông tin bệnh lý, tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng, tổn thương, nguyên nhân gây ra triệu chứng ợ trớ.

Cô Bác, Anh Chị cần khai báo rõ ràng, cụ thể và chi tiết tình trạng sức khỏe, các biểu hiện, triệu chứng, dấu hiệu, tần suất xuất hiện triệu chứng liên quan đến triệu chứng ợ trớ. Bên cạnh đó, Cô Bác, Anh Chị cũng cần cho bác sĩ biết các thông tin về tiền sử bệnh lý tiêu hóa, phẫu thuật đã được thực hiện và các loại thuốc đang sử dụng kể cả thực phẩm chức năng.

Cận lâm sàng chẩn đoán

Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm, nội soi tiêu hóa và chẩn đoán hình ảnh để xác định tình trạng bệnh, nguyên nhân gây ra triệu chứng ợ trớ nhằm đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Xét nghiệm

Kiểm tra độ pH thực quản được chỉ định nếu kết quả nội soi không phát hiện bất thường. Bác sĩ có thể đo nồng độ axit bên trong thực quản bằng cách thực hiện kiểm tra pH thực quản 24 giờ kể cả khi đã điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton. Phương pháp này sẽ đo lượng axit trong thực quản khi cơ thể ở các trạng thái khác nhau, chẳng hạn như trong khi ăn hoặc ngủ.

Nội soi ống tiêu hóa

Phụ thuộc vào các triệu chứng và tiểu sử bệnh mà Cô Bác, Anh Chị có thể được chỉ định nội soi theo từng cơ quan hoặc toàn bộ ống tiêu hóa. Bác sĩ sẽ sử dụng dây soi có gắn camera độ phóng đại trên 500 lần, soi đến cấp độ tế bào kết hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để chẩn đoán chính xác và đồng nhất kết quả.

Nội soi là phương pháp thông dụng và có độ chính xác cao để chẩn đoán các bệnh lý ống tiêu hóa. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, biểu hiện lâm sàng, kết quả xét nghiệm mà phương pháp nội soi có hoặc không có sinh thiết.

    • Nội soi ống tiêu hóa trên (bao gồm nội soi thực quảnnội soi dạ dày) để kiểm tra thực quản, dạ dày và tá tràng. Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng chỉ được thực hiện trong trường hợp trẻ sơ sinh bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản mức độ vừa đến nặng.
    • Nội soi viên nang.

Chẩn đoán hình ảnh

Trong một số trường hợp đặc biệt như trẻ nhỏ, người sa sút trí tuệ, những người mắc bệnh tâm thần, không thể khai thác được biểu hiện triệu chứng thông qua thăm khám lâm sàng. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện chẩn đoán hình ảnh, bao gồm:

    • Chụp X-quang thực quản cản quang: Kỹ thuật sử dụng chất tương phản bari để phủ lên niêm mạc dạ dày – thực quản, giúp phát hiện các vết loét thực quản và hẹp thực quản. Tuy nhiên, chụp X-quang thực quản cản quang không hiệu quả để phát hiện bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ở mức độ nhẹ và vừa.
    • Chụp X-quang thực quản – dạ dày – tá tràng: Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chụp X-quang với chất tương phản bari để quan sát hình ảnh của toàn bộ thực quản, dạ dày và tá tràng. Phương pháp này hạn chế về khả năng chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nhưng giúp loại trừ các tình trạng bệnh lý khác như viêm, loét dạ dày – tá tràng.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG Ợ TRỚ

Phương pháp điều trị triệu chứng ợ trớ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Ngoài ra, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp phòng ngừa triệu chứng ợ trớ ở người lớn và trẻ em bị nôn trớ.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ Ợ TRỚ, NÔN TRỚ

Thuốc điều trị ợ trớ là lựa chọn điều trị phổ biến ở người bệnh trào ngược axit và mắc bệnh GERD.

Một số loại thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng ợ trớ, bao gồm:

  • Thuốc kháng axit dạ dày giúp trung hòa axit trong dạ dày, có thể giúp giảm đau nhanh chóng.
  • Thuốc ức chế axit dạ dày – thuốc kháng histamin H2 hay thuốc chẹn H2 như pepcid giúp ngăn sản sinh axit trong dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm proton giúp ngăn sản sinh axit dạ dày mạnh hơn thuốc chẹn thụ thể H2 và cho phép các mô thực quản bị tổn thương có thời gian chữa lành.
  • Thuốc trợ vận động (prokinetic) giúp tăng cường làm rỗng dạ dày, từ đó dạ dày sẽ có ít axit còn sót lại hơn, giúp giảm các triệu chứng như đầy hơi , buồn nôn và nôn trớ.

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc để điều trị ợ trớ ở người bệnh mắc hội chứng nhai lại. Phác đồ điều trị ợ trớ tập trung vào thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Triệu chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh vẫn chưa có thuốc để điều trị giảm nhẹ. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị nôn trớ do trào ngược dạ dày – thực quản, bác sĩ nhi khoa có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày – thực quản tương tự được sử dụng cho người lớn.

> Xem thêm: Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà

Lưu ý: Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

CÁCH PHÒNG NGỪA TRIỆU CHỨNG Ợ TRỚ TẠI NHÀ

Để phòng ngừa triệu chứng ợ trớ, đặc biệt là hỗ trợ quá trình điều trị Cô Bác, Anh Chị nên thực hiện một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, bao gồm:

    • Duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày.
    • Ngừng hút thuốc lá.
    • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cồn, có gas, caffeine,…
    • Chia nhỏ các phần ăn trong mỗi bữa có thể giúp kiểm soát các triệu chứng trào ngược.
    • Hạn chế nằm sau khi ăn vì dạ dày cần ít nhất từ 2 – 3 giờ để axit trong dạ dày giảm xuống.
    • Nâng đầu giường khoảng 15 cm (6 inch) có thể giúp giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày.
    • Liệu pháp đảo ngược thói quen được sử dụng để điều trị người bệnh hội chứng nhai lại.

Đối với trẻ sơ sinh bị nôn trớ thường xuyên, bác sĩ đưa ra một số lời khuyên về thay đổi cách cho trẻ ăn có thể giúp giảm tình trạng nôn trớ bao gồm:

    • Cho trẻ uống sữa ở nơi yên tĩnh, không bị quấy rầy giúp giảm căng thẳng và quấy khóc trong khi bú.
    • Cho trẻ bú từ từ, đủ cữ, không ép trẻ ăn quá no.
    • Cho thêm ngũ cốc để làm đặc sữa công thức hoặc sữa mẹ giúp trẻ dễ tiêu hóa.
    • Khi bú hay ăn xong, bé cần được bế cao đầu trong 15 – 20 phút và vỗ lưng cho ợ hơi, rồi mới nằm nghiêng bên trái trên gối hơi cao.

Ngoài ra, tầm soát ung thư thực quản định kỳ sẽ giúp Cô Bác, Anh Chị kiểm tra toàn bộ thực quản, xác định các dấu hiệu, biểu hiện bất thường nhằm phát hiện ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa các bệnh lý thường gặp ở thực quản.

Bên cạnh đó, Cô Bác, Anh Chị cũng nên thăm khám sức khỏe định kỳ và thực hiện tầm soát ung thư tiêu hóa theo lời khuyên của bác sĩ, đặc biệt là người lớn trên 40 tuổi.

Biện pháp phòng ngừa triệu chứng đau thượng vị

Để phòng ngừa triệu chứng đau thượng vị, Quý Khách cần chú ý đến chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh đồng thời kết hợp với lối sống khoa học.

    • Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, ăn nhiều rau củ quả, trái cây nhằm trung hòa axit dịch vị dạ dày.
    • Chia nhỏ bữa ăn từ 5 – 6 lần trong ngày, không ăn quá no cũng như không để bụng quá đói, ăn đúng bữa, đúng giờ.
    • Nên ăn nhẹ vào đêm, tránh tình trạng để bụng rỗng.
    • Tránh các loại thức ăn khó tiêu và dễ kích thích như gia vị cay, nóng, quá cứng, nhiều dầu mỡ,…
    • Ưu tiên các nhóm thực phẩm tinh bột như cơm, bột mì, bột năng, bánh,… bởi chúng có tác dụng giảm tiết dịch vị và dễ thẩm thấu qua niêm mạc dạ dày.
    • Uống thêm sữa và sử dụng các chế phẩm từ sữa, trứng nếu Quý Khách  không mắc hội chứng không dung nạp lactose.
    • Nên sử dụng và chế biến các món ăn mềm, hạn chế thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
    • Nên ăn chậm nhai kỹ.
    • Nghĩ ngơi hợp lý, khoa học, không thức quá khuya và ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và ăn uống điều độ.
    • Cân bằng giữa công việc và cuộc sống, giữ tâm lý luôn thoải mái, vui vẻ tránh tình trạng stress kéo dài.
    • Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày.
    • Kiểm tra sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ theo khuyến cáo giúp phát hiện và phòng ngừa các bệnh lý ở hệ tiêu hóa.

CÂU HỎI TỔNG HỢP

Ợ trớ hay nôn trớ có thể là tình trạng trào ngược sinh lý hoặc bệnh lý. Tình trạng này xảy ra khi hỗn hợp dịch vị hay thức ăn chưa tiêu hóa trào ngược lên thực quản và lên miệng mà không gây cảm giác buồn nôn hoặc cơ bụng bị co thắt mạnh.

Nguyên nhân gây ợ trớ phổ biến ở người lớn là do bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) hoặc do một số bệnh lý tiêu hóa hiếm gặp như rối loạn nhai lại. Ở trẻ sơ sinh, bị ợ trớ hoặc nôn trớ là bình thường trong năm đầu đời.

Triệu chứng ợ trớ hoặc nôn trớ sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nguyên nhân gây triệu chứng ợ trớ và mức độ tổn thương mà cơ thể sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng đi kèm khác nhau. Ngoài ra, triệu chứng nôn trớ ở trẻ nhỏ cần được chú ý và theo dõi thường xuyên.

Phương pháp điều trị triệu chứng ợ trớ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Ngoài ra, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp phòng ngừa triệu chứng ợ trớ ở người lớn và trẻ em bị nôn trớ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic
  2. Lockett, Eleesha. What is regurgitation, and Why does it happen? Biên tập bởi Saurabh Sethi. 30 09 2019. https://www.healthline.com/health/gerd/regurgitation (đã truy cập 08 16, 2021).
  3. Jonathan Gotfried. Regurgitation and Rumination. 09 2020. https://www.msdmanuals.com/home/digestive-disorders/symptoms-of-digestive-disorders/regurgitation-and-rumination (đã truy cập 08 16, 2021).
  4. Hepatol, Gastroenterol. “Regurgitation in patients with Gastroesophageal Reflux Disease” National Center for Biotechnology Information, U.S. National Library of Medicine. 01 2013. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3975977/ (đã truy cập 08 16, 2021).

TIN SỨC KHỎE

Tổng hợp tin sức khỏe tiêu hóa, cẩm nang sức khỏe tiêu hóa. Nếu nội dung Quý khách quan tâm chưa có, Quý khách có thể liên hệ để đặt câu hỏi với bác sĩ để được tư vấn.

Đặt Lịch Khám Endo Clinic

Endo Clinic

Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01

ĐẶT LỊCH NỘI SOI TIÊU HÓA

Đặt lịch nội soi hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

    Có Bảo Hiểm Y Tế

    ĐẶT LỊCH KHÁM TIÊU HÓA

    Đặt lịch khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

      Có Bảo Hiểm Y Tế

      Đặt Lịch Khám Endo Clinic

      Endo Clinic

      Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

      THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01