Polyp đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Theo thống kê từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ năm 2018, thông qua nội soi đại – trực tràng, khoảng 50% người trên 50 tuổi phát hiện bệnh polyp đại tràng. Tỷ lệ tăng cao ở các nhóm tuổi lớn hơn và giữa nam giới so với nữ giới. Tuy nhiên, dưới 10% các polyp đại tràng được ước tính tiến triển thành ung thư đại tràng. Quá trình tiến triển này thường xảy ra chậm, từ 10 đến 20 năm tùy thuộc vào kích thước của polyp.

Polyp đại tràng
Polyp đại tràng

Bệnh polyp đại tràng là gì?

Polyp đại tràng hay polyp đại – trực tràng (tên tiếng Anh: colon polyps) là khối u nhỏ được hình thành trên lớp niêm mạc đại trực tràng. Tình trạng đa polyp thường xuất hiện tại trực tràng và đại tràng sigma, tỷ lệ xuất hiện polyp giảm dần khi lên tới manh tràng.

Phần lớn các polyp đại tràng đều lành tính, nhưng theo thời gian một số polyp đột biến và có nguy cơ phát triển thành ung thư đại tràng. Các polyp đột biến này được gọi là polyp tuyến (adenoma). Tỷ lệ polyp tuyến được tìm thấy ở bệnh nhân ung thư đại tràng là 25%.

Bệnh polyp đại tràng là gì? Polyp đại trực tràng là khối u nhỏ nằm dưới lớp niêm mạc
Polyp đại tràng là khối u nhỏ được hình thành trên lớp niêm mạc đại – trực tràng (Ảnh minh họa sưu tầm).

Polyp đại tràng có nhiều hình dạng khác nhau như hình lồi, polyp có cuống, polyp không cuống, polyp phẳng đôi khi hơi lõm xuống.

Phân loại polyp đại – trực tràng

Dựa vào mức độ nguy cơ tiến triển thành ung thư, hình dạng, tính chất, các nhà nghiên cứu phân loại polyp đại – trực tràng thành 2 loại như sau:

  • Polyp lành tính: Là các polyp không có khả năng phát triển thành ung thư, chẳng hạn như polyp tăng sản đại tràng, polyp viêm và polyp dạng hamartomatous.
  • Polyp tân sinh: Đây là các polyp có khả năng gây ung thư, như polyp u tuyến và polyp tuyến răng cưa. Các polyp tân sinh phát triển càng lớn thì tỷ lệ ung thư hóa càng cao.

Ngoài ra, các polyp đại tràng cũng được phân loại dựa vào kích thước như sau:

  • Polyp nhỏ có đường kính dưới 5mm.
  • Polyp vừa có đường kính từ 6mm đến 9mm.
  • Polyp lớn có đường kính trên 1cm.

Nhìn chung, kích thước polyp trực tràng và đại tràng càng lớn thì nguy cơ ung thư đại trực tràng càng cao, đặc biệt là polyp tân sinh. Hiện nay, các bác sĩ khuyến cáo cắt bỏ hoàn toàn polyp là giải pháp ngăn ngừa polyp trở thành ác tính.

Yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây polyp đại tràng

Nguyên nhân polyp đại tràng vẫn chưa được xác định rõ. Polyp có thể hình thành do sự tăng trưởng không kiểm soát của tế bào ở bất kỳ vị trí nào trong đại – trực tràng. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến polyp đại tràng có thể bao gồm tuổi tác, di truyền, lối sống không lành mạnh, mắc các bệnh lý tiêu hóa khác,…

Những yếu tố làm tăng khả năng xuất hiện polyp đại tràng, bao gồm:

Trên 50 tuổi

Tỷ lệ mắc polyp đại – trực tràng có xu hướng tăng theo tuổi và bệnh lý này thường xảy ra phổ biến hơn ở các nước phương Tây. Cụ thể, riêng ở Mỹ, khoảng 30% người lớn trên 50 tuổi bị mắc phải polyp đại – trực tràng. Tuy nhiên, polyp đại – trực tràng vẫn có thể xuất hiện ở trẻ em. Trong đó, 6% trẻ em bị ảnh hưởng, tỷ lệ này sẽ tăng lên 12% nếu trẻ bị xuất huyết đường tiêu hóa dưới.

Có tiền sử bệnh lý về đại tràng

Những người có tiền sử bệnh lý về đại tràng như viêm đại tràng, loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh lý ruột mạn tính (IBD), ung thư đại tràng,… có nhiều nguy cơ bị polyp đại tràng. Ngoài ra, một nghiên cứu của Thụy Điển cho thấy rằng, những bệnh nhân có người thân thế hệ lân cận (cha mẹ, anh chị em hoặc con cái) đã từng mắc polyp đại – trực tràng có nguy cơ mắc polyp cao hơn 40% so với người không có tiền sử gia đình mắc polyp đại tràng.

Thói quen hút thuốc

Các nghiên cứu về dịch tễ học cho biết, hút thuốc lá có mối liên hệ mật thiết với sự hình thành polyp đại – trực tràng. Cụ thể, hút thuốc thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc polyp đại – trực tràng về cả số lượng và kích thước.

Theo đó, các nghiên cứu về việc sử dụng thuốc lá 1 – 2 gói/ngày (khoảng 20 – 40 gói/năm) sẽ làm tăng nguy cơ mắc polyp tuyến đại – trực tràng gấp 2 – 3 lần so với người không hút thuốc.

Yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây polyp đại tràng? hút thuốc tăng nguy cơ bệnh polyp đại tràng
Những người hút thuốc có nhiều khả năng phát triển các polyp tuyến đại – trực tràng hơn so với người không hút thuốc (Ảnh minh họa sưu tầm).

Béo phì

Béo phì đã được Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) công nhận là một vấn nạn về sức khỏe lớn, ảnh hưởng đến đời sống hàng triệu người. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy béo phì không chỉ liên quan đến bệnh tim mạch và chuyển hóa mà còn liên quan đến bệnh lý tiêu hóa, trong đó có polyp đại – trực tràng và ung thư đại tràng. 

Thêm vào đó, người có chỉ số BMI lớn hơn 30 (chỉ số khối cơ thể lớn hơn 30) có tỷ lệ mắc polyp tuyến giai đoạn tiến triển cao gấp 2 lần, từ đó làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư đại tràng.

Giới tính

Polyp đại tràng có thể xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng tỷ lệ nam giới có nguy cơ mắc polyp đại tràng cao hơn so với nữ giới. Điều này đã được quan sát trong nhiều nghiên cứu gần đây.

Yếu tố di truyền

Polyp và ung thư đại tràng cũng có thể xảy ra do yếu tố di truyền, tuy nhiên nguyên nhân này không quá phổ biến.

  • Bệnh đa polyp tuyến gia đình (Familial adenomatous polyposis – FAP): FAP là bệnh lý di truyền trong gia đình và gây ra ung thư đại – trực tràng. Bệnh nhân mắc đa polyp tuyến gia đình có thể phát hiện polyp đại tràng khi vẫn còn trẻ.
  • Hội chứng Gardner: Đây là một loại bệnh FAP. Hội chứng này gây ra các khối u phát triển trong đại tràng và ruột non của người bệnh. Hội chứng Gardner còn gây ra các khối u không phải ung thư ở các bộ phận khác của cơ thể.
  • Hội chứng Lynch: Lynch là hội chứng rối loạn di truyền trội. Hội chứng này gây ra polyp và có khả năng cao tiến triển thành ung thư đại tràng.
  • Bệnh polyp liên quan gen MYH (MAP): Là bệnh di truyền do một số vấn đề ở gen MYH. Người bệnh có thể phát hiện polyp hoặc ung thư đại tràng dù vẫn còn trẻ.
  • Hội chứng Peutz-Jeghers: Là bệnh lý gây ra polyp trong dạ dày và ruột. Biểu hiện của bệnh là các đốm màu xanh và đen trên mặt, bàn tay và bàn chân.

Một số yếu tố nguy cơ khác

Bên cạnh những yếu tố vừa kể trên, một số tác nhân như chế độ ăn thiếu lành mạnh, lạm dụng rượu bia,… cũng có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện polyp đại tràng như:

Các yếu tố nguy cơ có thể gây xuất hiện khối u ở đại tràng như:

  • Bệnh đái tháo đường típ 2: Bệnh nhân đang điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 nhưng không được kiểm soát tốt có nguy cơ cao bị polyp đại – trực tràng.
  • Sử dụng rượu quá mức: Các nghiên cứu cho thấy, những người uống từ 3 ly rượu trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc polyp đại tràng cao hơn. Chưa kể, việc uống rượu kết hợp hút thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện polyp đại tràng.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh polyp đại tràng

Phần lớn bệnh nhân bị polyp đại trực tràng sẽ không xuất hiện các biểu hiện nhận biết đặc trưng. Các polyp đại tràng chỉ có thể phát hiện thông qua tầm soát ung thư đại tràng hoặc nội soi tiêu hóa định kỳ.

Triệu chứng polyp đại tràng là gì?

Hầu hết những người mắc polyp đại tràng thường không xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, một số người vẫn sẽ có các biểu hiện như thay đổi màu sắc phân hay chảy máu dưới trực tràng,…

Các triệu chứng của polyp đại tràng là:

  • Thay đổi thói quen đại tiện: Tiêu chảy, táo bón hoặc đau bụng kéo dài hơn một tuần.
  • Màu sắc phân thay đổi: Người mắc polyp đại tràng có thể thấy máu (vệt đỏ) lẫn trong phân khi đi ngoài hoặc tiêu ra phân đen. Tuy nhiên, cần loại trừ các nguyên nhân làm màu phân thay đổi như là một số loại thực phẩm, thuốc, thực phẩm chức năng.
  • Chảy máu trực tràng: Đây có thể là dấu hiệu của polyp đại – trực tràng, ung thư hoặc các tình trạng khác như bệnh trĩ hay có vết rách nhỏ ở hậu môn. Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu đi ngoài ra máu, xuất hiện máu trên giấy vệ sinh hoặc các vệt máu trong bồn cầu sau khi đi vệ sinh.
  • Thiếu máu do thiếu sắt: Xuất huyết do polyp đại – trực tràng có thể xảy ra từ từ theo thời gian. Nếu tình trạng này kéo dài (mạn tính) mạn tính có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, gây mệt mỏi, da nhợt nhạt,…
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh polyp đại tràng? polyp đại trực tràng có nguy hiểm không?
Chảy máu từ polyp có thể gây thiếu máu, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó thở,… (Ảnh minh họa sưu tầm).

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Polyp đại tràng có nguy cơ trở thành ung thư đại tràng nếu không được điều trị sớm, quy trình điều trị gặp nhiều khó khăn và làm tăng tỷ lệ tái bệnh.

Mặc dù phần lớn các polyp là lành tính nhưng bác sĩ sẽ loại bỏ chúng để phòng ngừa rủi ro. Do đó, Cô Chú, Anh Chị nên đến gặp Bác sĩ để được tư vấn và thực hiện các cận lâm sàng nhằm kiểm tra tình trạng sức khỏe, khi xuất hiện các triệu chứng:

  • Đau bụng.
  • Máu lẫn trong phân.
  • Thay đổi thói quen đại tiện kéo dài hơn một tuần.

Ngoài ra, Cô Chú, Anh Chị cũng nên tầm soát ung thư đại trực tràng từ năm 40 tuổi và thực hiện 10 năm 1 lần, nhằm phát hiện sớm polyp để có hướng giải quyết phù hợp.

Chẩn đoán bệnh polyp đại tràng

Để chẩn đoán, thăm khám bệnh polyp đại – trực tràng, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, Bác sĩ sẽ kết hợp các thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng cần thiết. Trong đó, nội soi tiêu hóa là tiêu chuẩn “vàng” trong chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến ống tiêu hóa, đặc biệt là bệnh polyp đại – trực tràng.

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ đặt ra một số câu hỏi để tìm hiểu về tình trạng sức khỏe cũng như các biểu hiện, triệu chứng. Cô Chú, Anh Chị nên trả lời các câu hỏi cụ thể và chi tiết để giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quan nhất về tình trạng của Cô Chú, Anh Chị.

Một số câu hỏi bác sĩ có thể hỏi khi khám lâm sàng là:

  • Triệu chứng Cô Bác đang mắc phải là gì?
  • Cô Bác đã từng mắc các bệnh lý về tiêu hóa nào không?
  • Cô Bác có đang sử dụng loại thuốc nào không?
  • Cô Bác có bị dị ứng với loại thuốc nào không?
  • Bản thân hoặc gia đình có ai mắc bệnh polyp đại tràng hoặc ung thư tiêu hóa không?
  • Trước đậy, Cô Bác đã từng thực hiện hóa trị, xạ trị chưa?

Ngoài ra, Cô Bác, Anh Chị cũng nên mang theo sổ khám bệnh trước đó, giấy xét nghiệm hoặc hình ảnh nội soi nếu có, để bác sĩ có thể chẩn đoán được chính xác hơn và chỉ định các cận lâm sàng phù hợp.

Chẩn đoán bệnh polyp đại trực tràng
Khám lâm sàng giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe và chỉ định các cận lâm sàng phù hợp. (Ảnh minh họa sưu tầm).

Cận lâm sàng

Cô Chú, Anh Chị sẽ tiếp tục thực hiện các cận lâm sàng như xét nghiệm, nội soi ống tiêu hóa hoặc chẩn đoán hình ảnh để xác định chính xác vị trí, tình trạng, kích thước, phân loại, mức độ nguy hiểm của các polyp hoặc các tổn thương bên trong lòng đại tràng.

Xét nghiệm

Một số xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân được ứng dụng để phát hiện sự hiện diện của polyp đại – trực tràng. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm di truyền để hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân.

Các xét nghiệm bác sĩ có thể chỉ định là:

  • Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (gFOBT): Đây là xét nghiệm giúp kiểm tra sự hiện diện của máu trong phân hoặc đánh giá DNA trong phân, kiểm tra vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng xuất hiện trong phân.
  • Xét nghiệm hóa miễn dịch phân (FIT): Xét nghiệm này giúp thay thế phần lớn xét nghiệm gFOBT vì có độ chính xác cao hơn, không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống trước đó của người bệnh.

Xét nghiệm gen di truyền: Trong một vài trường hợp, Cô Chú, Anh Chị có người nhà mắc    bệnh ung thư đại – trực tràng hoặc đã từng bị đa polyp đại tràng, đa polyp tuyến gia đình sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm gen để loại trừ các hội chứng di truyền.

Tình trạng máu ẩn trong phân là dấu hiệu của polyp đại tràng vì vậy Cô Bác, Anh Chị cần phải thực hiện nội soi để xác định tình trạng cũng như vị trí của các polyp đại tràng.

Nội soi ống tiêu hóa

Nội soi đại tràng là phương pháp tốt nhất để bác sĩ quan sát và chẩn đoán tình trạng bệnh polyp đại tràng.

Trước ngày nội soi, bác sĩ sẽ dặn dò về chế độ ăn uống cho Cô Bác, Anh Chị, nhằm đảm bảo kết quả nội soi chính xác nhất. Trước khi thực hiện nội soi, bác sĩ sẽ yêu cầu Cô Bác, Anh Chị uống thuốc nhuận tràng hoặc tiền mê nếu cần thiết. Nội soi tiền mê giúp Cô Bác, Anh Chị không có cảm giác khó chịu và hạn chế các phản xạ tự nhiên có thể ảnh hưởng đến quá trình nội soi.

Dựa vào tình trạng sức khỏe và các chẩn đoán lâm sàng các bác sĩ có thể chỉ định một trong các phương pháp nội soi sau:

  • Nội soi đại tràng sigma: nhằm để kiểm tra đoạn cuối của đại tràng, trực tràng và ống hậu môn thông qua đường hậu môn, phương pháp này có thể phát hiện ra các polyp đại tràng sigma, polyp trực tràng hoặc các tổn thương ở đoạn cuối ống tiêu hóa. Quá trình nội soi đại tràng sigma có thể mất 20 phút.
  • Nội soi đại tràng toàn bộ: giúp bác sĩ quan sát toàn bộ đại tràng, trực tràng và ống hậu môn thông qua một camera được gắn vào đầu ống nội soi có độ phóng đại trên 500 lần, soi đến cấp độ tế bào nhằm hạn chế các kỹ thuật xâm lấn, sinh thiết polyp đại tràng có thể được thực hiện để giải phẫu bệnh nếu bác sĩ có nghi ngờ ung thư.

Trong quá trình nội soi nếu bác sĩ phát hiện các bất thường có thể loại bỏ và gửi chúng đến phòng thí nghiệm để kiểm tra tỷ lệ ung thư hóa. Quá trình nội soi có thể mất khoảng 30 phút.

nội soi chẩn đoán polyp đại trực tràng
Chẩn đoán polyp đại tràng thông qua phương pháp nội soi cho hình ảnh trực quan ở đại – trực tràng (Ảnh minh họa sưu tầm).

Chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp đối quang kép với thuốc cản quang Bari: thuốc cản quang sẽ được đưa vào bên trong lòng đại tràng giúp hình ảnh polyp đại tràng hiển thị rõ trên film chụp. Thuốc Bari làm cho đại tràng có màu trắng khi chụp, các khối u hoặc các vết loét sẽ có màu tối hơn, từ đó bác sĩ có thể nhận biết dễ dàng.
  • Nội soi đại tràng ảo (CT đại tràng) là một phương pháp ít xâm lấn sử dụng chụp cắt lớp vi tính để dựng hình ảnh đại tràng, từ đó bác sĩ có thể phát hiện các polyp, vết loét mà không cần nội soi. Nếu phát hiện polyp hoặc một tổn thương, người bệnh sẽ phải thực hiện thêm nội soi để xác định chính xác nguyên nhân và thực hiện cắt polyp đại tràng. Cô Bác, Anh Chị sẽ tỉnh táo khi được chụp cắt lớp vi tính. Tuy nhiên, Cô Bác, Anh Chị vẫn cần thực hiện chế độ ăn uống đặc biệt để thải sạch ruột trước đó.

Biến chứng của bệnh polyp đại tràng

Loại bỏ sớm các polyp đại tràng khi phát hiện sớm giúp hạn chế tối đa các biến chứng. Nếu không điều trị triệt để, một số biến chứng có thể xảy ra như:

Phương pháp điều trị polyp đại tràng

Điều trị polyp đại tràng tốt nhất là cắt bỏ hoặc sinh thiết polyp qua nội soi. Đối với các polyp có kích thước lớn, bác sĩ sẽ chỉ định mổ nội soi polyp đại tràng.

Các phương pháp điều trị polyp đại tràng là:

  • Thủ thuật cắt polyp đại tràng qua nội soi: Nếu khối u có kích thước từ 0,4 – 1cm bệnh nhân sẽ được tiêm một dung dịch bên dưới polyp để tách khối u khỏi các mô khỏe mạnh xung quanh. Sau đó, bác sĩ sẽ cắt bỏ polyp bằng kìm sinh thiết, polyp lớn được cắt bằng một thòng lọng gọi là snare. Thòng lọng sẽ tròng qua phần đáy của polyp và đốt bằng điện. Phương pháp đốt điện giúp cầm máu ngay sau khi cắt polyp và không khiến người bệnh đau đớn.
  • Phẫu thuật ít xâm lấn: Đối với các polyp đại tràng quá lớn, polyp không có cuống hoặc polyp nằm sát thành niêm mạc không thể cắt bằng nội soi thì phẫu thuật ít xâm lấn sẽ được áp dụng. Ống nội soi sẽ được đưa vào đại tràng nhờ một vết rạch nhỏ trên ổ bụng, thông qua camera bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ polyp nhờ vào dao cắt được đưa vào trong ống nội soi. Phương pháp này còn có tên gọi khác là phẫu thuật nội soi.
  • Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng hoặc trực tràng: Nếu bệnh nhân mắc các hội chứng di truyền như FAP, hội chứng Lynch,… người bệnh có thể cần phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng, trực tràng hoặc các hạch bạch huyết xung quanh để loại bỏ hoàn toàn tế bào đột biến. Sau đó bác sĩ sẽ thực hiện nối hai phần khỏe mạnh lại, hoặc có thể tạo hậu môn nhân tạo để đảm bảo chức năng tiêu hóa.
Phương pháp điều trị polyp đại tràng - Cắt polyp đại tràng thông qua nội soi
Cắt polyp đại tràng qua nội soi bằng cách đốt điện không gây chảy máu là phương pháp điều trị tốt nhất (Ảnh minh họa sưu tầm).

Các mẫu mô sau khi cắt sẽ được đưa về phòng xét nghiệm để làm giải phẫu bệnh giúp chẩn đoán tế bào đó có nguy cơ phát triển thành ung thư không, đây là loại polyp gì, tỷ lệ tái phát là bao nhiêu,… Kết quả nội soi đại tràng và giải phẫu bệnh để xác định dấu hiệu ung thư cực kỳ quan trọng, từ đây bác sĩ sẽ đưa ra các quyết định tần suất nội soi định kỳ để theo dõi, kiểm tra, phát hiện và điều trị sau này.

> Tìm hiểu thêm: Nội soi đại tràng có được bảo hiểm chi trả không?

Biện pháp ngăn ngừa polyp đại tràng

Polyp đại tràng là tình trạng xuất hiện các khối u trên niêm mạc của đại tràng. Mặc dù hầu hết polyp là lành tính nhưng vẫn có tỷ lệ nhỏ sẽ phát triển thành ung thư đại tràng. Do đó, việc phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc polyp đại tràng là hết sức cần thiết.

Một số biện pháp ngăn ngừa hình thành polyp đại – trực tràng:

  • Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ (ngũ cốc, đậu lăng, đậu Hà Lan,…), rau xanh, trái cây. Đồng thời, bệnh nhân nên hạn chế thịt đỏ, thịt chế biến sẵn và thực phẩm giàu chất béo.
  • Duy trì cân nặng: Nên kiểm soát cân nặng ổn định, bởi béo phì có thể là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng hình thành polyp đại tràng.
  • Hạn chế bia rượu và thuốc lá: Tránh uống rượu quá nhiều và không hút thuốc lá. Đây có thể là yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc polyp đại – trực tràng.

Nếu gia đình có người thân bị ung thư tiêu hóa hoặc polyp đại – trực tràng, Cô Chú, Anh Chị nên thực hiện nội soi định kỳ sớm hơn 10 năm so với số tuổi người thân mắc bệnh (ví dụ người thân bị ung thư đại tràng vào năm 40 tuổi thì Cô Chú, Anh Chị nên nội soi tiêu hóa định kỳ bắt đầu từ năm 30 tuổi).

Cô Chú, Anh Chị cũng nên cân nhắc đến gặp bác sĩ để được tư vấn các bệnh lý di truyền nhằm có biện pháp phòng ngừa sớm cho bản thân.

Cô Chú, Anh Chị có thể giảm nguy cơ mắc ung thư đại – trực tràng do polyp bằng cách thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ, nội soi đại tràng mỗi 10 năm một lần hoặc xét nghiệm máu ẩn trong phân mỗi năm đặc biệt là người lớn tuổi trên 40 tuổi. Nội soi Đại – Trực Tràng Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) được khuyến khích thực hiện để sớm phát hiện được những tổn thương/bất thường, đồng thời giảm lo lắng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân trong quá trình thực hiện nội soi, Cô chú, Anh chị nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín.

Endo Clinic là Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hoá hiếm hoi được Sở Y Tế cấp phép đạt chuẩn thực hiện Nội Soi Đại – Trực Tràng Không Đau (Nội Soi Tiền Mê).

Không chỉ sở hữu đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, đến từ các bệnh viện hàng đầu tại TP. HCM, trung tâm còn đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại giúp phát hiện chính xác các tổn thương trong lòng ống tiêu hoá, bao gồm đại – trực tràng.

Theo đó Endo Clinic, áp dụng quy trình nội soi tiêu hóa ứng dụng đồng thời 5 giải pháp:

  • Sử dụng Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) để đánh giá và tăng cường phát hiện tổn thương.
  • Máy nội soi tiên tiến với độ phóng đại 100 – 135 lần, giúp Bác Sĩ đánh giá chính xác tổn thương và sinh thiết chính xác, hạn chế sinh thiết nhiều lần để giảm rủi ro chảy máu trong nội soi.
  • Chế độ nhuộm ảo (NBI) giúp nổi bật cấu trúc mạch máu và bề mặt của niêm mạc, từ đó hỗ trợ Bác Sĩ dễ dàng nhận ra các dạng tổn thương và đưa ra chẩn đoán phù hợp.
  • Cam kết thời gian rút dây soi ít nhất 6 phút, qua đó giúp Bác sĩ quan sát kỹ tổn thương, kể cả những tổn thương khó phát hiện ở vị trí góc khuất tại các nếp gấp niêm mạc.
  • Màn hình nội soi hiện đại độ phân giải 4K cho hình ảnh sắc nét hơn, hình ảnh ổn định khi được phóng đại 100 – 135 lần.
Trung Tâm Nội Soi Endo Clinic
Trung Tâm Nội Soi Endo Clinic

Chưa kể, Bác sĩ tại Endo Clinic sẽ thăm khám và chỉ định đúng và đủ các cận lâm sàng để vừa tiết kiệm chi phí cho Quý khách, vừa chẩn đoán chính xác và điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, phòng khám nội soi tiêu hóa làm việc sớm (mở cửa từ 6 giờ sáng), nên Cô Chú, Anh Chị có thể thăm khám và hoàn tất về ngay trong ngày.

> Đặt lịch khám với bác sĩ tại đây: Đặt lịch khám hoặc qua Hotline 0939 01 01 01.

Những điểm cần lưu ý

Dưới đây là một số điều cần lưu ý về polyp đại tràng cũng như các thông tin cần thiết để xây dựng chế độ ăn uống khoa học sau khi cắt bỏ polyp. Việc biết cách xây dựng lối sống khoa học và phù hợp sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi thực hiện cắt bỏ polyp.

Những lưu ý về bệnh polyp đại tràng

  • Polyp đại – trực tràng thường lành tính chỉ 5% trong số các polyp u tuyến có khả năng trở thành ung thư.
  • Khối u đại tràng không gây ra triệu chứng và chỉ có thể phát hiện trong quá trình kiểm tra đại tràng định kỳ hoặc khi tình trạng bệnh đã tiến triển nặng.
  • Một số triệu chứng, dấu hiệu polyp đại tràng có thể xảy ra giúp Cô Bác, Anh Chị nhận biết như đau bụng, máu lẫn trong phân, mệt mỏi, suy nhược,…
  • Nội soi đại tràng là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh polyp đại tràng và trực tràng.
  • Loại bỏ các polyp đại tràng sớm sẽ giúp phòng ngừa ung thư đại tràng phát triển.
  • Một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, khoa học có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư.
Những lưu ý về bệnh polyp đại tràng
Polyp đại tràng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. (Ảnh minh họa sưu tầm).

Nên ăn gì sau khi cắt polyp đại tràng?

Đối với bệnh nhân đang điều trị polyp đại tràng, người đã từng mắc bệnh hoặc có nguy cơ cao nên thực hiện các chế độ ăn uống khoa học. Người bệnh có thể tham khảo chế độ ăn sau cắt polyp đại tràng như:

  • Tăng hàm lượng chất xơ bằng cách ăn nhiều trái cây, rau xanh, củ quả, đậu và ngũ cốc nguyên cám.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và Canxi như bông cải xanh, sữa chua, sữa, phô mai, trứng, gan, cá,…
  • Giảm hàm lượng chất béo, thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn trong khẩu phần ăn.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thức uống có cồn, thuốc lá, chất kích thích.
  • Thường xuyên tập thể dục, duy trì cân nặng hợp lý.

Polyp đại tràng thông thường tồn tại ở dạng lành tính, nhưng trong một số ít trường hợp nó có thể trở nên ác tính và hình thành ung thư đại tràng. Tỷ lệ này có thể tăng lên nếu Cô Chú, Anh Chị thuộc nhóm nguy cơ cao hay có tiền sử gia đình mắc polyp đại tràng. Do đó, để điều trị sớm polyp và giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng, Cô Chú, Anh Chị nên đi nội soi định kỳ, tầm soát ung thư. Tìm hiểu ngay dịch vụ Nội Soi Đại – Trực Tràng tại Endo Clinic!

Câu hỏi thường gặp

Cắt polyp đại tràng có mọc lại không?

Thông thường, polyp đại tràng sau khi cắt bỏ sẽ ít khi mọc lại ngay vị trí bị cắt, nhưng nó vẫn có thể hình thành ở các vị trí khác trong đại tràng hoặc trực tràng. Theo thống kê, có ít nhất 30% người đã từng điều trị xuất hiện lại các polyp mới trong đại – trực tràng.

Có nên cắt polyp đại tràng không?

Người bệnh nên cắt polyp đại tràng nếu có chỉ định của bác sĩ, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành ung thư. Ngoài ra, Cô Chú, Anh Chị nên chủ động tầm soát ung thư đại trực tràng từ năm 40 tuổi trở lên để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Bị polyp đại tràng có nguy hiểm không?

Polyp đại tràng có khả năng gây ra các biến chứng như xuất huyết dẫn đến thiếu máu, đau bụng và tiêu chảy kéo dài, tắc ruột, nghiêm trọng nhất là ung thư đại tràng. Vì thế, Cô Chú, Anh Chị không nên chủ quan và nên thăm khám bác sĩ có chuyên môn sớm để được điều trị hiệu quả, cải thiện sức khỏe.

Tài liệu tham khảo

  1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic.
  2. Colorectal Cancer Facts & Figures 2020-2022. Atlanta: American Cancer Society, 2020.
  3. Healthline Editorial Team. Colonic (Colorectal) Polyps. Biên tập bởi Christina Chun. 03 09 2019. https://www.healthline.com/health/colorectal-polyps (đã truy cập 06 08, 2021).
  4. Livstone, Elliot M. Polyp đại trực tràng. 10 2017. https://www.msdmanuals.com/vi/chuyên-gia/rối-loạn-tiêu-hóa/các-khối-u-đường-tiêu-hóa/polyp-đại-trực-tràng (đã truy cập 06 08, 2021).
  5. Marcelle Meseeha; Maximos Attia. “Colon Polyps.” National Center for Biotechnology Information, U.S. National Library of Medicine. 01 25, 2021. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK430761/ (accessed 06 08, 2021).
  6. Mayo Clinic Staff. Colon polyps. 28 08 2020. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/colon-polyps/symptoms-causes/syc-20352875 (đã truy cập 06 08, 2021).
  7. National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases (NIDDK). Colon Polyps. 07 2017. https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/colon-polyps (đã truy cập 06 08, 2021).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

33 + 45 = ?

Chia sẻ nội dung: