CHÓNG MẶT

Chóng mặt khá phổ biến trong đời sống thường ngày và trong y học lâm sàng.

Với những biểu hiện và diễn biến, chóng mặt có thể là một triệu chứng, một hội chứng hoặc một bệnh lý có thể xảy ra đối với mọi người, mọi lứa tuổi, ở mọi nơi. Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra chóng mặt, cho nên có khi đó là biểu hiện duy nhất nhưng cũng có khi nằm trong một bệnh cảnh phức tạp.

Chóng mặt là gì?

Bệnh nhân có cảm giác bị dịch chuyển, mọi vật xung quanh xoay tròn, hoặc chính bản thân bệnh nhân xoay tròn so với những vật xung quanh.

Các dấu hiệu đi kèm: bệnh nhân thường có cảm giác khó chịu, thường là sợ hãi, mất thăng bằng. Té ngã có thể xảy ra lúc chóng mặt, lúc này bệnh nhân không thể đứng được. Ngoài ra, bệnh nhân có thể có rối loạn dáng đi. Buồn nôn, ói mửa xuất hiện khi làm những cử động nhẹ nhàng và thường đi kèm các rối loạn vận mạch như da tái xanh, vã mồ hôi, giảm nhịp tim.

Nguyên nhân chóng mặt
Chóng mặt là gì?

CÁC HÌNH THÁI CHÓNG MẶT CHÓNG MẶT

  • Choáng váng và xây xẩm mắt.
  • Cơn chóng mặt đơn độc hoặc tái phát.
  • Chóng mặt tồn tại kéo dài.
  • Chóng mặt theo tư thế.
  • Dao động mắt.
  • Chóng mặt kèm rối loạn thính giác.
  • Chóng mặt kèm các triệu chứng thân não và tiểu não.
  • Chóng mặt kèm theo nhức đầu.
  • Choáng váng tái diễn với mất thăng bằng tư thế.
  • Chóng mặt tư thế ám ảnh.

TẠI SAO LẠI BỊ CHÓNG MẶT?

Nguyên nhân ngoại biên, với chóng mặt thường kèm theo ù tai hoặc điếc

Bệnh tiền đình ngoại biên: viêm mê đạo, viêm tế bào thần kinh tiền đình, bệnh dây thần kinh tiền đình, viêm dây thần tiền đình do virut (Herpes).

– Chóng mặt theo tư thế kịch phát lành tính.

– Chóng mặt sau chấn thương.

– Chóng mặt do dây tiền đình bị nhiễm độc và do thuốc.

– Bệnh/hội chứng Ménière (phù nội dịch).

– Các bệnh ngoại vi khác: nhiễm khuẩn khu trú, thoái hóa tế bào lông, bất thường di truyền của mê đạo, u dây VIII, sơ hóa tai, rò mê đạo, thiếu máu não cục bộ.

Nguyên nhân trung ương

Chóng mặt thường ít khi có giảm thính lực, trừ khi có tổn thương trực tiếp dây VIII.

–  Thiếu máu não cục bộ.

–  Bệnh mất myelin của hệ thần kinh trung ương (sau nhiễm khuẩn, xơ cứng rải rác, hội chứng cận ung thư).

–  U góc cầu – tiểu não.

–  Bệnh dây VIII cục bộ hoặc trong bệnh hệ thống.

–  Tổn thương thân não (u, dị dạng động – tĩnh mạch).

–   Các tổn thương của hố sau (u não, tai biến mạch não).

–   Động kinh.

–   Bệnh di truyền (ví dụ thoái hóa gai –tiểu não).

–   Đau nửa đầu tiền đình.

Bệnh kèm theo

– Khi bị chóng mặt phần lớn bệnh nhân thường tìm đến các chuyên khoa Tai – Mũi – Họng hoặc Thần kinh.

– Tuy nhiên triệu chứng chóng mặt có thể xuất phát từ các bệnh tiêu hóa, tim – mạch, nội tiết, thận – tiết niệu hay hô hấp.

– Nhiều trường hợp xảy ra sau chấn thương sọ não, mắt, răng – hàm – mặt; một số bệnh nhân có thoái hóa cột sống cổ. Giai đoạn đầu của nhiễm khuẩn thường  có thể có biểu hiện sốt, nhức đầu, chóng mặt, nôn. Nhiễm độc hóa chất dùng trong nông nghiệp cũng có thể  ảnh hưởng tới thính lực gây rối loạn thăng bằng. Đặc biệt chóng mặt có thể gặp ở các bệnh nhân có rối loạn tâm căn hoặc rối loạn cảm xúc.

– Ngoài ra, một số thuốc có khi gây tác dụng không mong muốn là chóng mặt không đặc hiệu.

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN CHÓNG MẶT NHƯ THẾ NÀO?

Triệu chứng của chóng mặt

Cần chú ý khai thác các yếu tố liên quan đến chóng mặt như:

–   Thời điểm xảy ra chóng mặt.

–   Nhịp độ tiến triển: một cơn, tái phát…

–   Khoảng thời gian: thoáng qua, vài phút…

–   Tính chất của cảm giác xoay: hướng từ phải sang trái hay ngược lại; xoay tròn, dọc hay ngang; không xác định được rõ.

–   Tính chất của mất thăng bằng: như đứng trên thuyền, trên đệm hoặc choáng váng hay lảo đảo hoặc đổ về một hướng nhất định…

–  Ảnh hưởng của tư thế đầu hoặc cơ thể, xuất hiện khi nằm hay ngồi, hoặc khi chuyển thế từ ngồi sang đứng, từ đứng sang đi hoặc chuyển nghiêng mình sang bên đối diện…

–   Những biểu hiện khác kèm theo như sợ hãi, lo âu, mệt nhọc, toát mồ hôi, thay đổi huyết áp…

–   Quá trình khởi phát và diễn biến.

–   Tiền sử sức khoẻ của bản thân bệnh nhân và gia đình bệnh nhân.

–   Điều kiện sinh họat, lao động, học tập, giải trí, nghỉ ngơi, các thói quen… của bệnh nhân.

Ở đây phải nhấn mạnh là cần xác định chóng mặt hay choáng váng, choáng váng hay nặng đầu hoặc nhức đầu, chóng mặt đơn thuần hoặc đồng thời cả nhức đầu, mất thăng bằng hoặc yếu cử động hay liệt vận động.

CÁC CẬN LÂM SÀNG CẦN THỰC HIỆN ĐỂ HỖ TRỢ CHẨN ĐOÁN

  • Xét nghiệm: sinh hóa, huyết học, vi sinh học.
  • Thăm dò chức năng: ghi điện não, ghi điện tim, ghi điện cơ…
  • Siêu âm Doppler.
  • Hình ảnh học: chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT scan), chụp cộng hưởng từ não (MRI), chụp mạch số hóa xóa nền,…
  • Trắc nghiệm thần kinh – tâm lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Adams RD. Priciples of neurology. 11th Ed. McGrawhill, Inc.2019
  2. DeJong’s The Neurologic examination. 8th Ed. Lippincott Raven, 2019

TIN SỨC KHỎE

Tổng hợp tin sức khỏe tiêu hóa, cẩm nang sức khỏe tiêu hóa. Nếu nội dung Quý khách quan tâm chưa có, Quý khách có thể liên hệ để đặt câu hỏi với bác sĩ để được tư vấn.

Đặt Lịch Khám Endo Clinic

Endo Clinic

Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01

ĐẶT LỊCH NỘI SOI TIÊU HÓA

Đặt lịch nội soi hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

    Có Bảo Hiểm Y Tế

    ĐẶT LỊCH KHÁM TIÊU HÓA

    Đặt lịch khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

      Có Bảo Hiểm Y Tế

      Đặt Lịch Khám Endo Clinic

      Endo Clinic

      Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

      THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01