Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Để đánh giá các tổn thương cũng như chẩn đoán nhiều bệnh lý bên trong trực tràng, bác sĩ thường chỉ định thực hiện nội soi trực tràng. Tuy nhiên, nhiều Cô Chú, Anh Chị cảm thấy lo sợ bởi vì không biết nội soi trực tràng có đau không. Như vậy, Endo Clinic xin mời Cô Chú, Anh Chị theo dõi bài viết sau để được giải đáp kỹ hơn về vấn đề này nhé!

Nội soi trực tràng để làm gì?

Nội soi trực tràng là phương pháp mà bác sĩ sử dụng để thăm khám khu vực trực tràng và hậu môn. Bác sĩ sẽ điều khiển một ống nội soi đi qua hậu môn để tiếp cận đến khu vực bên trong trực tràng.

Ống nội soi là một ống dài, mềm, trên đầu có gắn đèn chiếu sáng và camera giúp bác sĩ quan sát được bên trong trực tràng của người bệnh. Nội soi trực tràng thường được chỉ định với nhiều mục đích khác nhau.

Nội soi trực tràng có thể được ứng dụng cho các mục tiêu:

nội soi trực tràng không đau để làm gì?
Nội soi trực tràng giúp phát hiện bệnh lý ở trực tràng hoặc hậu môn, cũng như tầm soát bệnh ung thư trực tràng hiệu quả (Ảnh minh họa sưu tầm).

Nội soi trực tràng có đau không?

Khi nội soi trực tràng, bác sĩ chỉ thực hiện soi hết chiều dài của trực tràng. Phương pháp này hầu như không gây đau đớn mà chỉ gây khó chịu nhẹ ở phần trực tràng. Vì vậy, nội soi trực tràng không cần phải sử dụng thuốc an thần.

Tuy nhiên, nếu Cô Chú, Anh Chị có khả năng chịu đau kém hoặc mắc một số bệnh lý hậu môn như nứt kẽ hậu môn có thể gây đau, hãy thảo luận kỹ với bác sĩ phụ trách để có được hướng giải quyết phù hợp.

Quy trình nội soi trực tràng

Có 3 giai đoạn chính trong quá trình nội soi trực tràng gồm trước, trong và sau khi soi. Ở mỗi giai đoạn, Cô Chú, Anh Chị cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo nội soi an toàn và hiệu quả.

Trước khi nội soi trực tràng

Việc chuẩn bị trực tràng sạch sẽ là bước quan trọng để giúp kết quả nội soi được đảm bảo chính xác. Trực tràng nếu không được vệ sinh tốt có thể làm giảm khả năng phát hiện các tổn thương, từ đó bỏ sót nhiều dấu hiệu quan trọng.

Trước khi nội soi khoảng 1 tuần, Cô Chú, Anh Chị nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang dùng (thuốc kê toa, thuốc không kê toa). Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn về cách vệ sinh làm sạch trực tràng trước khi soi (cách thụt tháo, bơm thuốc Fleet enema, Golistin Enema).

tư vấn chi phí nội soi trực tràng là một quy trình trong nội soi trực tràng
Trước khi nội soi, Cô Chú, Anh Chị nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng và nhận tư vấn về cách vệ sinh trực tràng để quá trình nội soi đạt hiệu quả.

Trong quá trình nội soi trực tràng

Trước tiên, bác sĩ kiểm tra bên trong hậu môn của người bệnh, để phát hiện có tổn thương nào không. Trong trường hợp có các tổn thương, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại thao tác sao cho hạn chế nhiễm trùng hoặc làm tổn thương nặng hơn khi soi.

Khi nội soi trực tràng, người bệnh cần nằm nghiêng bên trái và 2 chân gập cao gần bụng. Tiếp đó, bác sĩ đưa ống nội soi mềm đi qua hậu môn, di chuyển từ từ đến trực tràng và quan sát khu vực này thông qua camera được kết nối với màn hình TV bên ngoài.

Trong suốt quá trình nội soi trực tràng, nếu phát hiện polyp hoặc dấu hiệu nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể cắt bỏ các polyp hoặc tiến hành sinh thiết.

Thời gian nội soi trực tràng thường diễn ra nhanh chóng khoảng 10 phút (đối với trường hợp không phát hiện tổn thương cần xử lý). Sau đó, bác sĩ sẽ rút ống soi ra và hoàn tất quá trình nội soi trực tràng.

Sau khi nội soi trực tràng

Sau nội soi, Cô Chú, Anh Chị sẽ được đưa về phòng nghỉ ngơi, thư giãn để các cảm giác khó chịu giảm bớt. Sau đó, Cô Chú, Anh Chị có thể đến gặp trực tiếp bác sĩ để tư vấn về kết quả nội soi, hoặc có thể về nhà và nhận kết quả online thông qua email, điện thoại.

Các lưu ý khi thực hiện nội soi trực tràng

Để đảm bảo quá trình nội soi trực tràng an toàn và hiệu quả, Quý Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý một vài điều sau đây:

  • Cô Chú, Anh Chị cần trả lời các câu hỏi liên quan đến triệu chứng đang gặp phải để bác sĩ nắm rõ tình trạng sức khỏe trước khi nội soi trực tràng.
  • Trong một số trường hợp, Cô Chú, Anh Chị có thể ngưng dùng một số thuốc trong vài ngày trước khi thực hiện nội soi, tuy nhiên cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sau khi nội soi trực tràng, nếu bác sĩ nội soi không có hướng dẫn gì đặc biệt thì một giờ sau, Cô Chú, Anh Chị có thể ăn uống lại bình thường.
  • Cô Chú, Anh Chị cần ưu tiên các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, soup. Đồng thời, tránh sử dụng thực phẩm chua, món ăn nhiều dầu mỡ, nước uống có gas, rượu bia, thuốc lá vì hoàn toàn không tốt cho sức khỏe tiêu hóa.
chế độ ăn một trong các lưu ý sau khi thực hiện nội soi trực tràng có đau không
Sau khi nội soi trực tràng, người bệnh nên ăn món ăn mềm, lỏng và dễ tiêu hóa như cháo, súp (Ảnh minh họa sưu tầm).

Biến chứng có thể gặp sau khi nội soi trực tràng

Biến chứng sau khi nội soi trực tràng là hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu Cô Chú, Anh Chị phát hiện dấu hiệu bất thường như xuất huyết trực tràng, đau bụng thì cần thông báo cho bác sĩ ngay để được hỗ trợ kịp thời.

Nội soi trực tràng ở đâu tốt?

Endo Clinic là một trong những phòng khám chuyên sâu về Nội soi và Chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa. Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn đến từ bệnh viện lớn đầu ngành ở TP. HCM. Đồng thời, 100% bác sĩ nội soi tại trung tâm nội soi tiêu hóa Endo Clinic được tập huấn chuyên sâu về nội soi bệnh lý ống tiêu hóa và tầm soát ung thư sớm của ống tiêu hóa. Qua đó, đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác cho Cô Chú, Anh Chị tới khám.

Ngoài ra, Cô Chú, Anh Chị khi đến với Endo Clinic cũng được trải nghiệm quy trình nội soi trực tràng hiện đại, bao gồm đồng thời 5 giải pháp:

  • Sử dụng Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) để đánh giá và tăng cường phát hiện tổn thương.
  • Máy nội soi tiên tiến với độ phóng đại 100 – 135 lần, giúp bác sĩ đánh giá chính xác tổn thương.
  • Chế độ nhuộm ảo (NBI) giúp nổi bật cấu trúc mạch máu và bề mặt của niêm mạc, từ đó hỗ trợ bác sĩ dễ dàng phát hiện các dạng tổn thương và đưa ra chẩn đoán chính xác.
  • Cam kết thời gian rút dây soi ít nhất 6 phút, giúp bác sĩ quan sát kỹ tổn thương, kể cả tổn thương khó phát hiện ở vị trí góc khuất tại các nếp gấp niêm mạc.
  • Màn hình nội soi hiện đại có độ phân giải 4K cho hình ảnh sắc nét hơn. Hình ảnh ổn định khi được phóng đại 100 – 135 lần hỗ trợ bác sĩ nhận diện chính xác tổn thương nhằm chẩn đoán chính xác bệnh lý Cô Chú, Anh Chị đang gặp phải.
bác sĩ đang tiến hành nội soi trực tràng không đau tại trung tâm nội soi Endo Clinic
Đội ngũ bác sĩ Endo Clinic đang thực hiện nội soi trực tràng cho người bệnh (Ảnh: Endo Clinic).

Hiện tại, phòng khám mở cửa làm việc sớm từ 6 giờ sáng đến 15 giờ chiều, giúp Cô Chú, Anh Chị ở xa có thể đến khám, hoàn tất và về ngay trong ngày.

Ngay hôm nay, Cô Chú, Anh Chị có thể đặt lịch hẹn và đến khám nội soi trực tràng thông qua Hotline 028 5678 9999 hoặc tại đây: Đặt lịch hẹn.

Chi phí nội soi trực tràng bao nhiêu?

Dịch vụ nội soi trực tràng tại Endo Clinic có mức giá hợp lý, giúp Cô Chú, Anh Chị tiếp cận dịch vụ khám tiêu hóa chất lượng cao mà không còn gánh nặng về chi phí.

Theo đó, giá nội soi trực tràng tại phòng khám nội tiêu hóa Endo Clinic là 545.000 VNĐ. Mức giá được cập nhật mới nhất cho đến ngày 04/07/2023.

Hy vọng thông tin trên đây giúp Cô Chú, Anh Chị hiểu rõ về quy trình nội soi trực tràng cũng như giải đáp được phần nào thắc mắc liệu nội soi trực tràng có đau không. Nhìn chung, nội soi trực tràng là quy trình an toàn và không gây bất kỳ đau đớn nào.

Nếu có bất kỳ lo lắng nào khác, Cô Chú, Anh Chị hãy nói với bác sĩ để được giải đáp chi tiết. Bên cạnh đó, Cô Chú, Anh Chị cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý sau nội soi để bình ổn cơ thể.

> Tìm hiểu thêm: Nội soi đại tràng có được bảo hiểm chi trả không?

Câu hỏi thường gặp

Nội soi trực tràng có đau không?

Khi tiến hành nội soi, bác sĩ chỉ đưa ống nội soi tới hết chiều dài của trực tràng. Vì vậy người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu nhẹ và hầu như không gây đau.

Trực tràng nằm ở đâu?

Trực tràng là phần cuối cùng của đại tràng, nối giữa đại tràng và hậu môn. Đây cũng là nơi lưu trữ phân trước khi chúng được đào thải ra ngoài.

Nội soi trực tràng có phải nhịn ăn không?

Khi thực hiện nội soi trực tràng, người bệnh không cần phải nhịn ăn trước khi soi. Tuy nhiên, người bệnh nên tham vấn kỹ với bác sĩ phụ trách nếu có bất kỳ lưu ý nào khác cần tuân thủ.

Tài liệu tham khảo

1. Cleveland Clinic medical professional. Proctoscopy (Rigid Sigmoidoscopy). 08/07/2020. https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/10749-proctoscopy-rigid-sigmoidoscopy (Ngày truy cập 20/06/2023).

2. Cleveland Clinic medical professional. Rectum. 03/03/2023. https://my.clevelandclinic.org/health/body/24785-rectum-function (Ngày truy cập 20/06/2023).

3. Stephanie Watson. What Is a Proctoscopy Procedure? 15/09/2018. https://www.healthline.com/health/proctoscopy (Ngày truy cập 20/06/2023).

4. HealthyWA. Endoscopic rectal ultrasound. https://www.healthywa.wa.gov.au/Articles/A_E/Endoscopic-rectal-ultrasound (Ngày truy cập 20/06/2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

27 + 28 = ?