MỆT MỎI MẠN TÍNH

1. THẾ NÀO LÀ MỆT MỎI MẠN TÍNH?

  • Hội chứng mệt mỏi mạn tính được đặc trưng bởi tình trạng mệt mỏi, suy nhược không thuyên giảm khi nghỉ ngơi và có liên quan đến các triệu chứng thực thể.

Nguyên nhân gây mệt

2. NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY MỆT MỎI KÉO DÀI?

Nguyên nhân của hội chứng mệt mỏi mạn tính thường không rõ ràng.

Các nguyên nhân có thể gây ra hội chứng mệt mỏi bao gồm:

  • Nhiễm siêu vi
  • Nhiễm độc
  • Phản ứng miễn dịch
  • Trầm cảm
  • Sau phẫu thuật
  • Sau chấn thương đầu hoặc các loại chấn thương khác
  • Thay đổi nồng độ cortisol trong máu (nội tiết tố liên quan đến stress) hoặc rối loạn nội tiết tố nữ
  • Dùng các thuốc nhóm chẹn beta, benzodiazepin, chống trầm cảm và kháng sinh
  • Hoạt động thể lực quá mức hoặc căng thẳng quá mức
  • Hội chứng mệt mỏi vô căn

3. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ DỄ GÂY MỆT MỎI KÉO DÀI

  • Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính, dân tộc, tầng lớp xã hội.
  • Bệnh thường gặp ở những nước đang phát triển.
  • Bệnh gặp nhiều ở nữ so với nam với tỉ lệ 4/1. Thường xảy ra hơn ở độ tuổi từ 25 đến 45.

4. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN MỆT MỎI MẠN TÍNH

Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng mệt mỏi của CDC (Trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh Hoa Kỳ) bao gồm:

Mệt mỏi kéo dài mới khởi phát không giải thích được nguyên nhân, tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học hành, không liên quan tới gắng sức và không giảm khi nghỉ ngơi.

Kèm theo ít nhất là 4 trong các triệu chứng sau, với thời gian kéo dài trên 6 tháng:

  • Rối loạn trí nhớ và sự tập trung
  • Đau họng, loét bên trong miệng (nhiệt miệng)
  • Sưng đau hạch cổ và hạch nách
  • Đau cơ
  • Đau nhiều khớp nhưng không sưng, không đỏ
  • Nhức đầu
  • Ngủ không yên giấc
  • Uể oải sau khi làm việc gắng sức ít nhất 24 giờ

Kèm theo ít nhất là 4 trong các triệu chứng sau, với thời gian kéo dài trên 6 tháng:

  • Rối loạn đi tiêu, đau bụng, nôn, tiêu chảy
  • Ớn lạnh, đổ mồ hôi vào ban đêm
  • Thở ngắn
  • Ho kéo dài
  • Rối loạn về mắt (nhạy cảm ánh sáng, đau mắt hoặc khô mắt)
  • Dị ứng hoặc nhạy cảm với thức ăn, rượu, hóa chất, thuốc, tiếng ồn
  • Khó khăn trong việc giữ cân bằng cơ thể (chóng mặt, nhịp tim không đều)
  • Có những vấn đề về tâm thần (trầm cảm, dễ cáu gắt, lo lắng hoặc có những cơn hoảng loạn)

5. NHỮNG DẤU HIỆU BÁO ĐỘNG CHO CÁC BỆNH LÝ NGUY HIỂM

  • Đau ngực: bệnh tim mạch
  • Dấu thần kinh khu trú: áp-xe não, tai biến mạch mạch máu não, bệnh xơ cứng rải rác
  • Khó thở: bệnh lý hô hấp, tim mạch
  • Những dấu hiệu viêm, đau khớp: viêm khớp tự miễn, lupus ban đỏ
  • Hạch to, sụt cân: bệnh lý ác tính

6. NHỮNG BỆNH CẦN PHÂN BIỆT VỚI HỘI CHỨNG MỆT MỎI MẠN TÍNH

  • Nội tiết: bệnh Addison, suy thượng thận, Cushing, đái tháo đường, cường giáp, suy giáp
  • Huyết học: thiếu máu
  • Bệnh lý ác tính
  • Nhiễm trùng
  • Viêm gan mạn
  • Suy giảm miễn dịch
  • Thần kinh: sa sút trí tuệ, xơ cứng rải rác, parkinson
  • Tâm thần: rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, tâm thần phân liệt, nghiện
  • Khớp: thấp khớp, viêm da cơ, viêm khớp dạng thấp, viêm đa cơ, lupus ban đỏ
  • Khác: suy tim, thiếu vitamin, hội chứng ngưng thở lúc ngủ

7. CẬN LÂM SÀNG GIÚP LOẠI TRỪ CĂN NGUYÊN KHÁC

  • Xét nghiệm: phân tích nước tiểu, công thức máu, nồng độ phospho, hormon giáp…
  • Xét nghiệm phản ứng viêm CRP.

Xem thêm >> Chỉ số máu bình thường có ý nghĩa gì?

  • Yếu tố thấp, kháng thể kháng nhân.

8. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ HỘI CHỨNG MỆT MỎI MẠN TÍNH

  • Mức độ nghiêm trọng của hội chứng mệt mỏi mạn tính là thay đổi, nhưng các triệu chứng là có thật và tình trạng này có thể diễn tiến nặng. Các triệu chứng không phải là giả bộ. Bởi vì không có xét nghiệm để chứng minh sự tồn tại của hội chứng mệt mỏi mạn tính, nhiều người phải đấu tranh để được xác nhận căn bệnh của họ (bác sĩ, các thành viên gia đình, bạn bè, và chủ lao động).
  • Không có cơ sở để tranh luận liệu các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mạn tính  bắt nguồn từ tâm lý hoặc là kết quả của một sự bất thường chưa xác định. Nếu nguyên nhân là từ tâm lý, những triệu chứng này ít thực hơn (một khái niệm khó khăn cho một số bệnh nhân và/hoặc gia đình của họ). Nếu nguyên nhân là sự bất thường thực thể, chỉ là chúng ta còn chưa biết cách để tìm ra và khống chế.
  • Hầu hết mọi người với hội chứng mệt mỏi mạn tính có trầm cảm ở nhiều mức độ. Trầm cảm có thể được điều trị thành công, và điều trị có thể giúp bệnh nhân đối phó với hội chứng mệt mỏi mạn tính tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bierl C, Nisenbaum R, Hoaglin DC, et al. Regional distribution of fatiguing illnesses in the United States: a pilot study. Popul Health Metr. 2004;2(1):1.
  2. Reeves WC, Jones JF, Maloney E, et al. Prevalence of chronic fatigue syndrome in metropolitan, urban, and rural Georgia. Popul Health Metr. 2007;5:5.
  3. Darbishire L, Ridsdale L, Seed PT. Distinguishing patients with chronic fatigue from those with chronic fatigue syndrome: a diagnostic study in UK primary care. Br J Gen Pract. 2003;53(491):441–445.

TIN SỨC KHỎE

Tổng hợp tin sức khỏe tiêu hóa, cẩm nang sức khỏe tiêu hóa. Nếu nội dung Quý khách quan tâm chưa có, Quý khách có thể liên hệ để đặt câu hỏi với bác sĩ để được tư vấn.

Đặt Lịch Khám Endo Clinic

Endo Clinic

Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01

ĐẶT LỊCH NỘI SOI TIÊU HÓA

Đặt lịch nội soi hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

    Có Bảo Hiểm Y Tế

    ĐẶT LỊCH KHÁM TIÊU HÓA

    Đặt lịch khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

      Có Bảo Hiểm Y Tế

      Đặt Lịch Khám Endo Clinic

      Endo Clinic

      Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

      THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01