Viêm dạ dày: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Viêm dạ dày là bệnh lý tiêu hóa phổ biến ở nước ta. Ước tính có khoảng 26% dân số mắc bệnh lý này. Triệu chứng viêm dạ dày nếu được phát hiện và chẩn đoán sớm có thể điều trị hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế, không ít người bệnh chủ quan không đi khám hoặc điều trị sai cách, khiến bệnh tái phát nhiều lần, lâu dần trở thành mạn tính, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, đối với tình trạng viêm dạ dày do nhiễm khuẩn Hp mà không được điều trị dứt điểm có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày trong tương lai.

Tư vấn bệnh lý viêm dạ dày Endo Clinic
Banner Tầm Soát Ung Thư Dạ Dày Endo Clinic

Viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, tổn thương gây ra những cơn đau, nóng vùng thượng vị, ợ nóng, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu,… Viêm dạ dày tên tiếng anh là gastritis, ban đầu thường nhẹ nhưng nếu chủ quan sẽ sinh ra các bệnh lý nguy hiểm như viêm dạ dày mạn tính, xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

Viêm Dạ Dày Là Gì - Endo Clinic
Viêm dạ dày là gì

Viêm dạ dày còn được gọi là viêm bao tử, ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân do người trẻ thường có thói quen ăn uống thất thường, không đúng bữa; ăn nhiều đồ cay, nóng, chua, mặn, nhiều chất béo, thực phẩm đóng hộp hoặc lạm dụng rượu, bia. Hay từ các nguyên nhân khác như sử dụng thuốc (thuốc chống viêm không steroid, rượu), nhiễm trùng (Helicobacter pylori), hiện tượng tự miễn dịch (viêm teo dạ dày) và căng thẳng (stress).

Phân loại bệnh viêm dạ dày

Bệnh viêm dạ dày được phân loại dựa theo thời gian bệnh tiến triển và tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày.

Dựa theo thời gian bệnh tiến triển, viêm dạ dày có 2 loại:

  • Viêm dạ dày cấp tính: là tình trạng sưng hoặc viêm niêm mạc dạ dày đột ngột và gây ra các cơn đau dữ dội. Bệnh có đặc tính khởi phát, diễn biến nhanh và gây biến chứng nguy hiểm nhưng có thể nhanh chóng kiểm soát nếu được điều trị đúng cách. Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính có thể do nhiễm khuẩn hoặc lạm dụng thuốc tây, uống nhiều rượu bia, nghiện thuốc lá, căng thẳng kéo dài,… Ngoài ra, viêm dạ dày cấp tính có thể do bệnh viêm trợt dạ dày – là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm và xuất hiện các vết xước nhẹ.
  • Viêm dạ dày mạn tính: là tình trạng viêm dạ dày trong thời gian dài, thường do vi khuẩn Hp gây ra. Bệnh thường có diễn tiến tốt khi được điều trị đúng phác đồ và liên tục. Viêm dạ dày mạn tính có mối liên quan với loét dạ dày – tá tràng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Do đó, Cô Bác, Anh Chị cần chú ý điều trị và theo dõi diễn tiến của bệnh viêm dạ dày mạn tính.
Phân loại bệnh viêm dạ dày - viêm bao tử theo thời gian bệnh
Phân loại bệnh viêm dạ dày – viêm bao tử theo thời gian bệnh

Dựa theo tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày, bệnh được chia thành 2 loại:

  • Viêm dạ dày trợt (erosive gastritis): là tình trạng viêm và xói mòn niêm mạc dạ dày. Bệnh có thể phát triển triển đột ngột (viêm dạ dày ăn mòn cấp tính) nhưng có thể phát triển từ từ (viêm dạ dày ăn mòn mạn tính). Nguyên nhân viêm dạ dày ăn mòn thường do rượu, thuốc lá, lạm dụng thuốc tây, nhiễm virus hoặc vi khuẩn, căng thẳng do bệnh tật hoặc chấn thương.
  • Viêm dạ dày không có tổn thương trợt (non-erosive gastritis): là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày nhưng không gây bào mòn, thường do nhiễm vi khuẩn Hp gây ra.
Phân loại bệnh viêm dạ dày theo tình trạng tổn thương niêm mạc
Phân loại bệnh viêm dạ dày theo tình trạng tổn thương niêm mạc

Yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây viêm dạ dày

Các nguyên nhân viêm dạ dày thường do nhiễm khuẩn Hp, lạm dụng thuốc, chế độ ăn uống không lành mạnh, căng thẳng cực độ và nhiều yếu tố nguy cơ liên quan thói quen sinh hoạt như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, thức khuya,… Xác định chính xác nguyên nhân bị viêm dạ dày có vai trò quan trọng giúp Bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị viêm dạ dày phù hợp.

Những nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày
Những nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày

Nhiễm vi khuẩn Hp

Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là tình trạng vi khuẩn Hp cư trú ở niêm mạc dạ dày. Đây là loại vi khuẩn duy nhất có thể sống sót trong môi trường có nồng độ axit đậm đặc của dạ dày. Chúng sinh sống và tiết độc tố gây viêm nhiễm và làm teo niêm mạc dạ dày.

Vi khuẩn Hp chủ yếu lây qua 3 hình thức: qua đường miệng (dùng chung vật dụng cá nhân, ăn uống chung với người nhiễm khuẩn Hp,…), qua đường trung gian (sinh vật trung gian truyền bệnh, tiếp xúc với phân của người nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp),…) và lây qua các thiết bị y tế (lây nhiễm chéo).

Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân gây các bệnh lý tại dạ dày
Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân gây các bệnh lý tại dạ dày

Lạm dụng thuốc giảm đau nhóm NSAIDs

Người bệnh lạm dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) khiến dạ dày bị tổn thương dẫn đến nhiều biến chứng như viêm dạ dày, loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,…

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh lý ở dạ dày, đặc biệt là bệnh viêm dạ dày.

Một số thói quen ăn uống thiếu khoa học có thể kể đến như:

  • Ăn uống không điều độ, ăn không đúng bữa hoặc ăn quá khuya.
  • Ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  • Ăn nhiều đồ chua, đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ thường xuyên.
  • Vừa ăn vừa làm việc khác như xem tivi, đọc sách, chơi game, học bài,…
  • Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo chất lượng, thực phẩm bẩn, ôi thiu,…
Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể gây viêm dạ dày
Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể gây viêm dạ dày

Căng thẳng kéo dài (stress)

Tình trạng stress kéo dài có thể khiến tăng tiết acid dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng có thể ảnh hưởng đến khả năng tái tạo lại tế bào niêm mạc mới, từ đó dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày. Nếu kéo dài, viêm dạ dày do stress có thể tiến triển thành loét dạ dày, thậm chí là xuất huyết tiêu hóa. 

Các yếu tố nguy cơ khác

Một số yếu tố phổ biến làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh viêm dạ dày, bao gồm:

  • Người lớn tuổi: Theo thời gian, lớp niêm mạc dạ dày dần mỏng xuống, làm gia tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày ở những người lớn tuổi. Bên cạnh đó, khả năng nhiễm Hp và mắc các bệnh rối loạn tự miễn cũng tăng cao, làm cho họ dễ mắc viêm dạ dày.
  • Hút thuốc lá: Chất nicotine có trong thuốc lá gây ảnh hưởng trực tiếp đến bài tiết acid HCl và pepsin trong dạ dày. Hút thuốc lá nhiều khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn và tổn thương nghiêm trọng, gây các cơn đau mạn tính cho người bệnh.
  • Lạm dụng rượu, bia: Uống nhiều rượu bia khiến lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá hủy, và gây biến chứng viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết dạ dày,…
  • Rối loạn tự miễn: Ở một số người, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và làm tổn thương các tế bào ở niêm mạc dạ dày.
  • Bức xạ: Tia bức xạ khi tiếp xúc vùng bụng có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày.
  • Điều trị ung thư: Thực hiện hóa trị hoặc xạ trị có thể làm tăng nguy cơ viêm dạ dày.
  • Một số bệnh lý khác: Các bệnh lý như HIV/AIDS, bệnh Crohn, bệnh Celiac, bệnh Sacoit và nhiễm ký sinh trùng,… cũng có thể gây ra viêm dạ dày.
Yếu tố phổ biến làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm dạ dày - viêm bao tử
Yếu tố phổ biến làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm dạ dày – viêm bao tử

Sinh lý bệnh viêm dạ dày

Nhiễm khuẩn Hp là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh lý viêm dạ dày. Khi xâm nhập vào trong môi trường dạ dày, Hp sở hữu một số độc lực như lipopolysaccharide, VacA, BabA,… có khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Trong đó, độc tố CagA của Hp đóng vai trò quan trọng trong quá trình gây viêm dạ dày của Hp, và thường liên quan đến quá trình tiến triển thành thành ung thư dạ dày. Ngoài ra, đáp ứng miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn Hp góp phần gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Sinh lý bệnh viêm dạ dày
Sinh lý bệnh viêm dạ dày

Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) cũng có thể gây viêm dạ dày bằng cách ức chế sự tổng hợp prostaglandin. Prostaglandin là hormone chịu trách nhiệm duy trì lớp màng nhầy dạ dày giúp bảo vệ lớp niêm mạc khỏi acid dạ dày. Do đó, khi hormone này bị ức chế, acid dạ dày có thể dễ dàng tấn công vào lớp niêm mạc, dẫn đến tình trạng viêm dạ dày.

Dấu hiệu và triệu chứng viêm dạ dày

Bệnh viêm dạ dày nhẹ thường không thấy có dấu hiệu hay triệu chứng, khi bệnh tiến triển sẽ gây ra cảm giác đau bụng âm ỉ và khó chịu ở vùng thượng vị. Đặc biệt, tình trạng này thường trở nặng hơn khi ăn quá no hoặc quá đói, làm việc quá sức hoặc căng thẳng cực độ.

Triệu chứng viêm dạ dày

Các triệu chứng viêm dạ dày thường không đặc hiệu và dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện của các bệnh lý tiêu hóa khác. Tuy nhiên, nếu niêm mạc dạ dày bị tổn thương, Cô Bác, Anh Chị có thể xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu viêm dạ dày sau đây.

Một số triệu chứng viêm dạ dày:

Các triệu chứng viêm dạ dày thường gặp ở người bệnh.
Các triệu chứng viêm dạ dày thường gặp ở người bệnh.

Đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị là một trong những triệu chứng viêm dạ dày điển hình. Vị trí cơn đau bụng nằm ở trên rốn và dưới vùng xương sườn. Cơn đau có thể nặng lên khi người bệnh uống rượu, bia hoặc ăn các món chua, cay, nóng,… Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ợ nóng hoặc ợ chua

Rối loạn chức năng dạ dày là một trong nhiều triệu chứng của bệnh viêm dạ dày, gây cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn và dẫn tới tình trạng thức ăn lên men, từ đó sinh ra cảm giác đầy bụng, ợ chua, ợ hơi. Đây cũng là một trong nhiều triệu chứng của bệnh viêm dạ dày. Khi dạ dày tăng tiết dịch, mất cân bằng pH dạ dày, cũng dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày – thực quản gây nên ợ chua.

Triệu chứng ợ nóng, ợ chua của bệnh viêm dạ dày
Triệu chứng ợ nóng, ợ chua của bệnh viêm dạ dày

Khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng

Khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng sau bữa ăn có thể là dấu hiệu viêm dạ dày ở mức độ nhẹ. Khi dạ dày bị tổn thương, việc hoạt động tiêu thụ thức ăn của dạ dày kém, thức ăn tồn đọng trong bao tử khiến người bệnh cảm thấy đầy bụng, khó chịu.

Buồn nôn và nôn

Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ có thể có đồng thời cả triệu chứng đau thượng vị, buồn nôn và nôn. Đặc biệt, tình trạng buồn nôn và nôn có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm dạ dày đã tiến triển thành viêm dạ dày ăn mòn hoặc viêm dạ dày do bức xạ. Trong trường hợp bị xuất huyết tiêu hoá, người bệnh có thể xuất hiện cả tình trạng nôn ra máu.

Chán ăn

Một số trường hợp người bệnh viêm dạ dày sẽ gặp triệu chứng chán ăn, ăn không ngon miệng. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, từ đó làm người bệnh giảm cân. Khi gặp triệu chứng này, cô chú, anh chị nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Triệu chứng chán ăn của viêm dạ dày
Triệu chứng chán ăn của viêm dạ dày

Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu chảy từ thành mạch máu trong ống tiêu hóa và chỉ xuất hiện khi các triệu chứng viêm dạ dày đã phát triển đến giai đoạn nghiêm trọng.

Những triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa thường gặp, bao gồm: nôn ra máu (màu đỏ tươi hoặc máu đen), máu có trong phân (đi ngoài ra máu) hoặc tiêu ra phân đen. Tình trạng xuất huyết tiêu hóa kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy choáng váng, hoa mắt, tụt huyết áp,… Trong tình trạng mất máu cấp, người bệnh cần đến bệnh viện ngay lập tức để có thể cấp cứu kịp thời.

Dấu hiệu cần đi khám

Viêm dạ dày cấp là bệnh lý phổ biến, nếu bệnh lý tiến triển thành mạn tính sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bác sĩ khuyến khích người bệnh nên đi đến bệnh viện, phòng khám dạ dày nếu gặp các triệu chứng sau.

Các dấu hiệu viêm dạ dày nguy cấp cần đi khám ngay:

  • Cơn đau vùng thượng vị kéo dài và tái phát liên tục.
  • Cường độ đau cũng như tần suất tái phát càng lúc càng tăng theo thời gian.
  • Tình trạng nôn xuất hiện và có xu hướng kéo dài.
  • Nôn ra máu.
  • Đau bụng kèm sốt, chóng mặt, khó thở.
  • Phân có màu đen hắc ín.
  • Trẻ nhỏ quấy, khóc, bỏ ăn và có hiện tượng đầy hơi, chướng bụng.
Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm dạ dày
Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm dạ dày

Ngoài ra, nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên, Bác sĩ khuyến cáo Cô Bác, Anh Chị nên đăng ký khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư dạ dày để phát hiện sớm các triệu chứng và có phương pháp can thiệp kịp thời.

Cách chẩn đoán viêm dạ dày

Quy trình chẩn đoán viêm dạ dày được thực hiện qua hai bước là khám lâm sàng và cận lâm sàng chẩn đoán. Bác sĩ sẽ thực hiện khám sức khỏe tổng quát, thu thập thông tin về tiền sử bệnh cũng như các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh viêm niêm mạc dạ dày của Cô Bác, Anh Chị. Từ đó, Bác sĩ sẽ chỉ định các phương tiện cận lâm sàng chẩn đoán để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Chẩn đoán bệnh viêm dạ dày - viêm bao tử
Chẩn đoán bệnh viêm dạ dày – viêm bao tử

Khám lâm sàng

Bác sĩ tại sẽ thăm khám tổng quát và hỏi chi tiết về tình trạng bệnh cũng như bệnh sử của Cô Bác, Anh Chị và người thân để định hướng chẩn đoán. Một số câu hỏi thường được sử dụng giúp Bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm dạ dày bao gồm:

  • Các triệu chứng bệnh đã xuất hiện bao lâu?
  • Mức độ của các cơn đau thượng vị như thế nào?
  • Cơn đau kéo dài bao lâu và tần suất xuất hiện ra sao?
  • Cô Bác thường cảm thấy đau ở vị trí nào (vùng thượng vị, bụng dưới, bụng trái hay bụng phải), cơn đau có lan sang các bộ phận khác như lưng, vai không?
  • Cô Bác thường bị đau thượng vị trước hay sau khi ăn?
  • Có yếu tố nào làm tăng hoặc giảm các cơn đau không?
  • Cô Bác có sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc gặp căng thẳng, lo lắng thời gian gần đây không?
Khám lâm sàng chẩn đoán bệnh viêm dạ dày
Khám lâm sàng chẩn đoán bệnh viêm dạ dày

Ngoài ra, Bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh, phân loại viêm dạ dày cấp hay mạn tính và mức độ của bệnh để có hướng điều trị thích hợp và hiệu quả.

Cận lâm sàng tiêu hóa

Để xác định nguyên nhân gây bệnh và phân loại viêm dạ dày, Bác sĩ có thể chỉ định Cô Bác, Anh Chị thực hiện một hoặc nhiều cận lâm sàng như nội soi ống tiêu hóa trên, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Cận lâm sàng chẩn đoán viêm dạ dày
Cận lâm sàng chẩn đoán viêm dạ dày

Nội soi Thực Quản – Dạ Dày – Tá Tràng

Nội soi Thực Quản – Dạ Dày – Tá Tràng giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý dạ dày (trong đó có viêm dạ dày). Đồng thời trong quá trình nội soi dạ dày, Bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết để chẩn đoán viêm dạ dày hoặc phát hiện sớm ung thư.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán người bệnh có dương tính với vi khuẩn Hp hay không. Phương pháp được sử dụng là phương pháp xét nghiệm nhanh bằng huyết thanh.

Xét nghiệm phân

Cần lấy phân để soi tươi, nuôi cấy, phân lập xác định nguyên nhân gây bệnh. Vi khuẩn Hp nếu tồn tại trong dạ dày chúng sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể qua phân. Do đó, phương pháp xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn Hp cũng mang lại kết quả chính xác.

Test hơi thở C13

Xét nghiệm vi khuẩn Hp qua hơi thở giúp phát hiện sự có mặt của vi khuẩn Hp trong dạ dày. Trước khi thực hiện, người bệnh uống dung dịch chứa ure và thở vào một thiết bị kiểm tra. Nếu phát hiện tồn tại vi khuẩn Hp, nồng độ khí carbon dioxide với phân tử carbon đánh dấu trong hơi thở sẽ cao hơn bình thường.

Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp
Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp

Chụp X-quang có thuốc cản quang

Để chẩn đoán viêm dạ dày, người bệnh được uống một lượng bari vừa đủ, sau đó tiến hành chụp X-quang từ đó xác định được vị trí (như thân vị, hang vị dạ dày) và mức độ tổn thương của niêm mạc dạ dày. Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp người bệnh không hợp tác thực hiện nội soi dạ dày.

Biến chứng viêm dạ dày

Khi đến thăm khám tại Endo Clinic, Nhiều Cô Bác, Anh Chị thường có thắc mắc viêm dạ dày có nguy hiểm không? Nhìn chung, thời gian đầu, bệnh viêm dạ dày thường gây ra các triệu chứng nhẹ nên người bệnh thường có tâm lý chủ quan và bỏ qua các triệu chứng. Tuy nhiên, theo thời gian, viêm dạ dày sẽ tiến triển nặng và có nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Một số biến chứng viêm dạ dày như:

  • Viêm dạ dày mạn tính: Viêm dạ dày mạn tính có mối liên hệ với loét dạ dày, là nguyên nhân chính gây hình thành khối u, polyp dạ dày và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
  • Xuất huyết dạ dày: Đây là biến chứng của tình trạng viêm dạ dày cấp và mạn tính gây ra nếu bệnh nhân không có một chế độ ăn uống phù hợp và sớm tìm nơi điều trị. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị mất quá nhiều máu do xuất huyết dạ dày cũng có thể dẫn đến tử vong.
  • Hẹp môn vị: Môn vị là đoạn nối giữa dạ dày và tá tràng. Hẹp môn vị dẫn đến lưu thông thức ăn và dịch dạ dày xuống tá tràng gặp khó khăn. Hậu quả là dạ dày bị dãn to, dịch và thức ăn ứ đọng ở dạ dày. Hẹp môn vị gây rối loạn chuyển hóa nước điện giải, toàn thân suy kiệt và đòi hỏi can thiệp phẫu thuật để điều trị.
  • Thủng dạ dày: Đây được coi là một biến chứng nguy hiểm do tình trạng viêm dạ dày kéo dài gây ra. Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương lâu ngày, nếu không được điều trị đúng cách lâu dần thành dạ dày sẽ ngày càng mỏng và bị loét. Nếu không được điều trị sớm, bệnh nhân có thể sẽ dẫn tới tử vong.
  • Ung thư dạ dày: Đau bao tử do nhiễm vi khuẩn Hp có khả năng biến chứng thành ung thư nếu không được điều trị. Do đó, nếu người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp cần được điều trị diệt vi khuẩn Hp triệt để và tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ giúp phát hiện các triệu chứng ung thư giai đoạn sớm ở hệ tiêu hóa.
5 Biến Chứng Viêm Dạ Dày Nguy Hiểm
5 Biến Chứng Viêm Dạ Dày Nguy Hiểm

Cách điều trị bệnh viêm dạ dày

Phác đồ điều trị viêm dạ dày phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh. Một số cách chữa bệnh viêm dạ dày thường được các Bác sĩ chỉ định như sử dụng thuốc điều trị, thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt,…

Dùng thuốc trị viêm dạ dày phổ biến

Đối với các trường hợp phát hiện bệnh viêm dạ dày giai đoạn sớm, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc trị viêm dạ dày. Điều trị viêm dạ dày chủ yếu dùng thuốc đặc trị, kết hợp với rèn luyện thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Thuốc điều trị viêm dạ dày Endo Clinic
Thuốc điều trị viêm dạ dày Endo Clinic

Một số loại thuốc điều trị viêm dạ dày thường được sử dụng như:

  • Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI): đây là chất kháng axit được kê đơn phổ biến nhất để điều trị chứng ợ nóng và các rối loạn axit. Chúng giúp người bệnh kiểm soát và giảm sản xuất dịch vị trong dạ dày.
  • Nhóm thuốc kháng axit dạ dày (antacid): giúp trung hòa axit trong dạ dày, có thể giảm đau nhanh chóng. Loại thuốc này được sử dụng trong việc điều trị hầu hết các bệnh liên quan tới dạ dày như trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng. Một số loại thuốc kháng axit có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc đôi khi là các vấn đề về thận.
  • Nhóm thuốc kháng Histamin H2 (Thuốc chẹn H2): Histamin là chất trung gian tác động lên thụ thể H2 tại tế bào thành trên niêm mạc dạ dày làm tăng tiết axit dạ dày. Các thuốc trong nhóm này giúp ức chế cạnh tranh với Histamin tại thụ thể H2, nhờ đó ngăn chặn sự bài tiết axit làm giảm lượng axit dịch vị dạ dày.
  • Nhóm thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp nếu xác định viêm dạ dày là do nhiễm khuẩn Hp.
  • Nhóm thuốc giảm đau: các loại thuốc giảm đau thường được dùng trong các trường hợp viêm dạ dày từ mức độ trung bình đến nặng.
  • Nhóm thuốc chống co thắt dạ dày: Thuốc có tác dụng giảm cơn đau và các triệu chứng do dạ dày co thắt quá mức.

Lưu ý:

  • Cô Bác, Anh Chị cần hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Nếu nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp, để hạn chế vi khuẩn kháng thuốc, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà chỉ dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa.

Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt

Một số biện pháp tại nhà như thay đổi lối sống, chế độ ăn uống khoa học có thể giúp Cô Bác, Anh Chị hỗ trợ quá trình điều trị viêm dạ dày và làm giảm các triệu chứng.

Thay đổi thói quen ăn uống & sinh hoạt hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh viêm dạ dày
Thay đổi thói quen ăn uống & sinh hoạt hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh viêm dạ dày

Một số thói quen ăn uống và sinh hoạt áp dụng cho người bị viêm dạ dày:

  • Thực phẩm có lợi cho dạ dày
  • Hạn chế thực phẩm không tốt cho dạ dày
  • Bổ sung nước cho cơ thể
  • Thói quen ăn uống khoa học
  • Làm ấm bụng
  • Giảm cân
  • Ngừng hút thuốc lá

Thực phẩm có lợi cho dạ dày

Người bị viêm dạ dày nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ (ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh và các loại đậu,…), thực phẩm ít chất béo (như cá, thịt nạc), các loại thực phẩm có độ axit thấp. Người bệnh có thể áp dụng chế độ ăn BRAT – viết tắt của chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng (Bananas, Rice, Applesauce, Toast).

Bổ sung nước cho cơ thể

Khi bị viêm dạ dày, người bệnh có thể gặp triệu chứng nôn và tiêu chảy, dẫn đến tình trạng mất nước. Mất nước không chỉ khiến lượng dịch trong cơ thể hao hụt mà còn làm giảm các chất điện giải. Vì vậy người bệnh nên uống nhiều nước lọc và bổ sung chất điện giải cần thiết cho cơ thể.

Hạn chế thực phẩm không tốt cho dạ dày

Người bị viêm dạ dày không nên ăn các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, sữa và các sản phẩm từ sữa, trái cây có vị chua (như cam, chanh, bưởi, me,…), thức ăn chế biến sẵn (như chả lụa, các loại thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích,…), các loại thịt muối, thịt đỏ, đồ ăn lên men chua (dưa cải muối, hành kiệu muối,…). Đặc biệt, người bệnh nên hạn chế các loại nước uống có gas, rượu bia, thức uống có cồn, caffeine.

Hạn chế thực phẩm không tốt cho dạ dày, giúp ổn định viêm dạ dày
Hạn chế thực phẩm không tốt cho dạ dày, giúp ổn định viêm dạ dày

Thói quen ăn uống

Ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá muộn, để ý những thay đổi của cơ thể sau khi dùng bất kỳ thực phẩm nào, rửa tay kỹ trước khi ăn…

Làm ấm bụng

Người bệnh có thể dùng miếng chườm ấm chuyên dụng đặt lên vùng bụng hoặc tắm nước ấm. Khi hơi nóng lan tỏa khắp bụng sẽ làm tăng lưu thông tuần hoàn máu, từ đó giảm cơn co thắt dạ dày và cảm giác đau sẽ giảm đi đáng kể.

Làm Ấm Bụng Giúp Hỗ Trợ Bệnh Viêm Dạ Dày
Làm ấm bụng giúp hỗ trợ bệnh viêm dạ dày

Tích cực giảm cân

Duy trì cân nặng hợp lý giúp người bệnh phòng tránh hoặc làm giảm các triệu chứng viêm dạ dày. Do đó, nếu cô chú, anh chị đang thừa cân, hãy đặt mục tiêu và lập kế hoạch giảm cân hiệu quả.

Hạn chế căng thẳng

Ngủ đủ giấc, tham gia các hoạt động thể thao, nghỉ ngơi hợp lý,… giúp giảm căng thẳng và lo lắng, đồng thời giảm đáng kể các triệu chứng viêm dạ dày.

Hạn chế căng thẳng giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm dạ dày
Hạn chế căng thẳng giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm dạ dày

Endo Clinic – Trung tâm Nội soi và Chẩn đoán Bệnh lý tiêu hóa uy tín

Endo Clinic là phòng khám nội soi dạ dày tại TPHCM hiếm hoi chuyên sâu chẩn đoán các bệnh lý về tiêu hóa.

Đội ngũ Bác sĩ của Endo Clinic đều có chuyên môn giỏi và nhiều kinh nghiệm, đến từ các bệnh viện uy tín tại TPHCM.

Ngoài ra, Endo Clinic còn đầu tư máy móc và thiết bị hiện đại, nhằm phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh chính xác. Đặc biệt, trung tâm còn kết hợp phương pháp Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) – được khuyến cáo theo Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ và Đồng Thuận Châu Á để tăng tỷ lệ phát hiện các tổn thương, cam kết hiệu quả: chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác lên tới 90% – 95%, tầm soát ung thư chính xác lên tới 95% – 99%.

Trung Tâm Nội Soi Và Chẩn Đoán Bệnh Lý Tiêu Hoá Endo Clinic
Trung Tâm Nội Soi Và Chẩn Đoán Bệnh Lý Tiêu Hoá Endo Clinic

Tại Endo Clinic luôn đảm bảo chi phí minh bạch, phòng khám làm việc sớm từ 6h – 15h, nhanh chóng – tiện lợi cho Quý Khách hàng thăm khám và hoàn tất điều trị trong ngày. Khi gặp các triệu chứng nghi ngờ viêm dạ dày, hoặc dấu hiệu bất thường liên quan tiêu hóa, Cô Bác, Anh Chị có thể gọi Hotline 0939 01 01 01​ để được tư vấn tận tình.

Những điểm cần quan tâm về bệnh viêm dạ dày

Sau đây là một số điểm nổi bật về bệnh viêm dạ dày được các Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Endo Clinic chia sẻ:

  • Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc của dạ dày bị tổn thương, viêm, dẫn đến những cơn đau âm ỉ và khó chịu cho người bệnh.
  • Vị trí đau dạ dày thường xuất hiện tại: đau vùng thượng vị, đau vùng bụng giữa, đau bên trái bụng hoặc đau bên phải.
  • Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm dạ dày có thể là do nhiễm vi khuẩn Hp, lạm dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) và thói quen sinh hoạt, ăn uống không hợp lý.
  • Một số triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của viêm dạ dày gồm đau vùng thượng vị, ợ nóng, ợ hơi hoặc ợ chua, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn.
  • Đau vùng thượng vị chính là triệu chứng điển hình của bệnh viêm dạ dày: cơn đau có thể dữ dội, hay cồn cào, nóng rát, có khi đau bụng âm ỉ, cảm giác khó chịu,… đặc biệt đau rõ hơn khi sử dụng các loại thực phẩm như: rượu, bia, rượu vang trắng, món ăn cay, chua, ngọt.
  • Điều trị viêm dạ dày chủ yếu là dùng thuốc, kết hợp với rèn luyện thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư dạ dày định kỳ theo chỉ định của Bác sĩ ở người bệnh có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư dạ dày.
Những điểm cần quan tâm về bệnh viêm dạ dày
Những điểm cần quan tâm về bệnh viêm dạ dày

Tóm lại, viêm dạ dày là bệnh lý tiêu hóa phổ biến và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Triệu chứng viêm dạ dày có thể được điều trị hiệu quả nếu được phát hiện và chẩn đoán sớm. Vì vậy, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu như đau thượng vị, ợ hơi, chướng bụng, buồn nôn, chán ăn,… cô chú, anh chị nên theo dõi sát sao. Nếu triệu chứng trở nặng hoặc kéo dài, cô chú, anh chị nên đến bệnh viện hoặc phòng khám dạ dày uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu các bệnh dạ dày khác:

Câu hỏi thường gặp

Viêm dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm dạ dày nếu không được điều trị, theo thời gian có thể tiến triển nghiêm trọng, dẫn đến các biến chứng như loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

Bị viêm dạ dày có trị khỏi hẳn được không?

Tình trạng viêm dạ dày cấp tính hoàn toàn có thể chữa khỏi dứt điểm nếu xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp. Trong khi đó, tình trạng viêm dạ dày mạn tính lại không thể điều trị khỏi hẳn. Trong trường hợp này, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời giữ thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học, để hạn chế gặp các triệu chứng do viêm dạ dày gây ra.

Bệnh viêm dạ dày nên ăn và kiêng gì?

Bệnh nhân viêm dạ dày nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm ít chất béo và có thể áp dụng chế độ ăn BRAT (chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng). Đồng thời, người bệnh nên hạn chế uống bia rượu và các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn,… Tuy nhiên, cô chú, anh chị nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

Tài liệu tham khảo

1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic

2. Mayo Clinic Staff. Abdominal pain. 03 07 2021. https://www.mayoclinic.org/symptoms/abdominal-pain/basics/definition/sym-20050728 (đã truy cập 07 28, 2021).

3. The State of Victoria and the Department of Health. Abdominal pain in adults. 31 03 2012. https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/abdominal-pain-in-adults (đã truy cập 07 28, 2021).

4. Nimish Vakil, MD. Gastritis. 03 2023. https://www.msdmanuals.com/home/digestive-disorders/gastritis-and-peptic-ulcer-disease/gastritis (đã truy cập 05 19, 2023).

5. Cleveland Clinic medical professional. Gastritis. 09 08 2020 https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10349-gastritis (đã truy cập 05 19, 2023).

6. Mayo Clinic Staff. Gastritis. 15 03 2022 https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastritis/symptoms-causes/syc-20355807 (đã truy cập 05 19, 2023).

7. Samy A. Azer, Hossein Akhondi. Gastritis. 04 07 2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK544250/ (ngày truy cập 01 06 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

27 + 28 = ?

Chia sẻ nội dung: