Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Hiện nay, các bệnh lý ung thư nguy hiểm như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư đại tràng,… có thể được phát hiện nếu bệnh nhân thực hiện tầm soát ung thư định kỳ. Vậy tầm soát ung thư là gì, gồm những hạng mục nào và có nên thực hiện hay không? Mời bạn cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!

Tìm hiểu tầm soát ung thư là gì?

Tầm soát ung thư là phương pháp kiểm tra và phát hiện tình trạng ung thư trước khi bệnh nhân có các triệu chứng cụ thể. Đặc biệt, đối với các bệnh lý ung thư thì ở giai đoạn đầu, bệnh khó phát hiện và có thể có các triệu chứng tương tự các bệnh lý khác. Thông qua việc khám lâm sàng và thực hiện cận lâm sàng phù hợp, bác sĩ có thể dự đoán sớm tình trạng ung thư, từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

Hiện nay, một số cơ sở y tế có thể thực hiện tầm soát ung thư cho từng nhóm bệnh khác nhau, ví dụ tầm soát ung thư dạ dày, tầm soát ung thư đại tràng,… Hoặc các cơ sở này sẽ đưa ra gói tầm soát ung thư toàn diện (tổng quát) để khảo sát toàn bộ cơ quan.

Vì sao nên khám tầm soát ung thư sớm?

Bệnh ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo số liệu thống kê vào năm 2020 từ WHO, trên thế giới đã có gần 10 triệu ca tử vong liên quan trực tiếp đến ung thư. Ngoài ra, có khoảng 400.000 trẻ em mắc bệnh ung thư mỗi năm và tỷ lệ ung thư có xu hướng gia tăng đáng kể theo tuổi tác. Do đó, việc tầm soát ung thư sớm là việc làm vô cùng quan trọng.

Một số lợi ích của việc tầm soát ung thư sớm:

  • Phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm.
  • Tăng hiệu quả điều trị.
  • Kịp thời thay đổi chế độ sinh hoặc chế độ ăn uống nếu cần thiết.
  • Giảm thiểu chi phí điều trị nếu có phát hiện.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.
khám tầm soát ung thư
Tầm soát ung thư giúp Quý Khách xác định các dấu hiệu, biểu hiện bất thường nhằm phát hiện ung thư và nâng cao hiệu quả điều trị. Nguồn ảnh minh họa từ Everyday Health.

Ai nên tầm soát ung thư?

Mỗi loại ung thư sẽ có độ tuổi khuyến cáo nên thực hiện tầm soát ung thư khác nhau. Ví dụ, tầm soát ung thư cổ tử cung cần được thực hiện từ 25 tuổi đến hết 65 tuổi, và thực hiện 3 năm 1 lần (đối với xét nghiệm Pap). Trong khi đó, tầm soát ung thư dạ dày nên được thực hiện 2 – 3 năm 1 lần từ năm 40 tuổi (đối với nội soi ống tiêu hoá trên).

Đặc biệt, nếu bạn nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ mắc ung thư thì nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ, từ đó giúp phát hiện ung thư sớm nếu có.

Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư gồm:

  • Người lớn tuổi.
  • Người có tiền sử bệnh ung thư.
  • Người có tiền sử gia đình từng mắc ung thư.
  • Người có những đột biến gene có liên quan đến ung thư.
  • Người tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân gây ung thư như thuốc lá, hoá chất độc hại.

Để biết được bạn cần thực hiện tầm soát những loại ung thư nào thì bạn nên đến gặp bác sĩ tại cơ sở ý tế uy tín (bệnh viện/trung tâm nội soi tiêu hóa) để được tư vấn phù hợp với bản thân.

Khám tầm soát ung thư gồm những gì?

Quá trình tầm soát ung thư sẽ bao gồm nhiều hạng mục khác nhau, bao gồm khám lâm sàng và các cận lâm sàng cần thiết. Thông qua các dữ liệu này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý ung thư người bệnh đang mắc phải. Vậy chi tiết các hạng mục của tầm soát ung thư có gì?

Khám lâm sàng

Bác sĩ hỏi bệnh nhân về tình hình sức khỏe hiện tại, bệnh sử của bản thân và người thân trong gia đình. Ngoài ra, Bác sĩ có thể khám lâm sàng bằng cách nhìn, sờ, nghe, gõ,… để tìm ra những dấu hiệu bất thường, từ đó đưa ra chẩn đoán sơ bộ. Đây là quy trình luôn được thực hiện trước khi thực hiện cận lâm sàng.

Cận lâm sàng

Cận lâm sàng là quy trình bao gồm nhiều hạng mục như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng. Mỗi hạng mục sẽ có một chức năng khác nhau, do đó có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm

Xét nghiệm sẽ đưa ra gợi ý ban đầu về tình trạng bệnh lý của bạn thông qua mẫu bệnh phẩm, ví dụ như máu, nước tiểu, phân,… Thông thường, trong các gói tầm soát ung thư thì các hạng mục xét nghiệm sẽ được cố định để gia tăng hiệu quả phát hiện ung thư.

Một số xét nghiệm có thể được chỉ định trong tầm soát ung thư gồm:

  • Xét nghiệm máu: Bao gồm xét nghiệm đọc công thức máu, xét nghiệm dấu ấn ung thư, xét nghiệm protein trong máu,…
  • Xét nghiệm nước tiểu: Kết quả phân tích nước tiểu giúp Bác sĩ kiểm tra có phát hiện, protein, máu hoặc bilirubin trong nước tiểu hay không.
  • Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân có thể được chỉ định trong việc tầm soát ung thư đại trực tràng. Trong đó, 2 xét nghiệm thường được sử dụng là xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOBT) và xét nghiệm hoá mô miễn dịch từ mẫu phân (FIT).
  • Xét nghiệm di truyền: Xét nghiệm giúp xác định các đột biến gen làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Ví dụ như đột biến gen BRCA1BRCA2 được biết đến làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

*Lưu ý:

Xét nghiệm tầm soát ung thư là thuật ngữ dành cho các xét nghiệm dấu ấn ung thư, trong đó có thể có:

Cần lưu ý rằng, chỉ số xét nghiệm bất thường không đồng nghĩa với việc bạn mắc ung thư. Bác sĩ sẽ cần chỉ định thêm một số chẩn đoán hình ảnh để có thể chẩn đoán chính xác bệnh lý.

Chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán hình ảnh giúp Bác sĩ quan sát tổng quát các cơ quan bên trong cơ thể. Từ đó có thể xác định các dấu hiệu và khả năng phát triển của ung thư.

Một số chẩn đoán hình ảnh có thể sử dụng trong tầm soát ung thư:

  • Chụp X-quang: Phương pháp này hỗ trợ bác sĩ quan sát, nhận ra các thay đổi do ung thư gây ra ở một số bộ phận trong cơ thể thông qua tia X. Chụp X-quang thường được chỉ định để chẩn đoán ung thư xương, ung thư vú, ung thư phổi,…
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT): Đây là phương pháp sử dụng hình ảnh cắt lớp thu được từ tia X, kết hợp với máy tính để tạo ra hình ảnh rõ nét hơn so với phương pháp chụp X-quang. Nhờ hình ảnh này thì bác sĩ có thể phát hiện được các khối u bất thường có trong cơ thể.
  • Siêu âm: Kỹ thuật này sử dụng đầu dò siêu âm có khả năng truyền sóng âm, giúp Bác sĩ quan sát và phát hiện các dấu hiệu cảnh báo ung thư xuất hiện ở các cơ quan bên trong cơ thể.
  • Chụp cộng hưởng MRI: Phương pháp chẩn đoán này sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh các lớp cắt của cơ thể từ nhiều góc độ. Chụp MRI có thể hỗ trợ Bác sĩ phát hiện vị trí và xác định kích thước của khối u ở nhiều bộ phận như phổi, cột sống, bàng quang, tuyến tụy, thực quản,…

Nội soi

Nội soi là kỹ thuật Bác sĩ dùng một ống nội soi có chiều dài linh hoạt đưa vào cơ thể của bệnh nhân. Thông qua camera nhỏ và đèn ở trên đầu ống nội soi, Bác sĩ có thể quan sát được các tổn thương bên trong cơ thể.

Trong tiêu hóa, nội soi được xem là tiêu chuẩn vàng trong việc chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa, trong đó có ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng. So với phương pháp chụp X-quang, nội soi dạ dày có khả năng phát hiện vượt trội, gấp 2.7 – 4.6 lần. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện sinh thiết để giải phẫu bệnh sau này.

tầm soát ung thư
Phương pháp khám nội soi đại – trực tràng giúp phát hiện dấu hiệu ung thư đại – trực tràng. Nguồn ảnh minh họa từ Acorn Gastroenterology.

Sinh thiết

Sinh thiết là phương pháp lấy mẫu mô ra khỏi cơ thể, sau đó thực hiện quan sát dưới kính hiển vi để chẩn đoán bệnh chính xác, trong đó có ung thư. Thông qua các dữ kiện từ chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ xác định được vị trí thực hiện sinh thiết. Các loại ung thư khác nhau có thể có vị trí thực hiện sinh thiết khác nhau. Ví dụ, bác sĩ muốn kiểm tra người bệnh có mắc ung thư dạ dày hay không, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết, sau đó thực hiện giải phẫu bệnh để xác nhận.

Các bệnh ung thư được khuyến nghị nên tầm soát sớm

Tầm soát ung thư không những giúp phát hiện bệnh sớm, mà còn tăng hiệu quả điều trị, giúp tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Hiện nay, có một số bệnh lý ung thư được khuyến cáo nên thực hiện định kỳ. Dưới đây là bảng tổng hợp các bệnh lý ung thư được khuyến nghị nên tầm soát định kỳ.

Các bệnh ung thư được khuyến nghị nên tầm soát sớm theo độ tuổi

Bệnh lý ung thưKhuyến cáo
Ung thư vúĐộ tuổi: Từ 40 tuổi
Phương pháp: Chụp nhũ ảnh, MRI
Ung thư cổ tử cungĐộ tuổi: Từ 21 – 65 tuổi
Phương pháp: Xét nghiệm Pap, xét nghiệm HPV
Ung thư đại – trực tràngĐộ tuổi: Từ 40 tuổi
Phương pháp: Nội soi đại – trực tràng, xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân
Ung thư phổiĐộ tuổi: 40 tuổi
Phương pháp: Chụp CT phổi liều thấp (LDCT)
Ung thư dạ dàyĐộ tuổi: 40 tuổi
Phương pháp: Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng, chụp X-quang

Hi vọng những thông tin này đã giúp bạn hiểu hơn về dịch vụ tầm soát ung thư, từ đó xây dựng được cho bản thân thói quen này để sống vui, sống khỏe hơn. Nếu thấy bài viết này hữu ích, bạn hãy để lại bình luận hoặc chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân nhé!

Tầm soát ung thư tiêu hoá tại endoclinic.vn ngay hôm nay!

Nội soi được xem là tiêu chuẩn vàng trong việc tầm soát ung thư tiêu hoá. Trong quá trình nội soi, Bác sĩ có thể xác định các yếu tố nguy cơ ở đường tiêu hóa nhằm phòng tránh, phát hiện và điều trị ung thư ngay từ sớm. Phương pháp Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) cũng được Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ và Đồng Thuận Châu Á khuyến cáo thực hiện, nhằm tăng khả năng phát hiện các tổn thương trong ống tiêu hoá.

endoclinic.vn tự hào là một trong những phòng khám nội soi tiêu hoá hiếm hoi được Sở Y Tế TP.HCM cấp phép đạt chuẩn thực hiện Nội Soi Tiêu Hóa Không Đau với đầy đủ năng lực chuyên môn.

Đội ngũ y bác sĩ tại endoclinic.vn cũng đến từ các bệnh viện lớn đầu ngành tại TP.HCM, và 100% Bác Sĩ Nội Soi tại endoclinic.vn được tập huấn chuyên sâu về nội soi và tầm soát ung thư sớm của ống tiêu hóa.

Ngoài ra, cùng với sự hỗ trợ từ hệ thống thiết bị, y tế hiện đại như chế độ nhuộm ảo (NBI), trí tuệ nhân tạo (AI), camera có độ phóng đại 100-135 lần và màn hình 4K sắc nét giúp Bác sĩ phát hiện chính xác các tổn thương, tìm ra các dấu hiệu ung thư ngay từ sớm.

Với những yếu tố trên, endoclinic.vn cam kết chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác lên đến 90% – 95% và tầm soát ung thư chính xác lên tới 95% – 99%.

nội soi hỗ trợ tầm soát ung thư
endoclinic.vn tự hào là trung tâm chuyên sâu về Nội soi và Chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa, trong đó bao gồm tầm soát ung thư thực quản – dạ dày – tá tràng và ung thư đại trực tràng.

Cô chú, anh chị có thể tìm hiểu giá các dịch vụ tại endoclinic.vn thông qua Hotline 0939 01 01 01 hoặc tại đây: Dịch vụ khám tiêu hóa.

Câu hỏi thường gặp

Tầm soát ung thư là gì?

Tầm soát ung thư là phương pháp kết hợp khám lâm sàng và các cận lâm sàng để phát hiện sớm ung thư, ngay cả khi người bệnh chưa có bất kỳ triệu chứng nào.

Có nên tầm soát ung thư không?

Tầm soát ung thư là rất cần thiết để phòng bệnh và phát hiện dấu hiệu ung thư ở giai đoạn đầu. Nhờ đó giúp bệnh nhân có thể tiếp nhận điều trị sớm hơn, cải thiện kết quả điều trị.

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không?

Xét nghiệm máu chỉ nên được xem như là gợi ý cho tình trạng ung thư, không được dùng để chẩn đoán. Do đó, người bệnh sẽ phải kết hợp thêm các phương pháp cận lâm sàng khác như nội soi, siêu âm, X-quang, CT-scan, MRI,… theo chỉ định của bác sĩ để có kết quả chẩn đoán chính xác.

Tài liệu tham khảo:

1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic

2. Cancer Screening Overview (PDQ®)–Patient Version. Cancer Screening Overview (PDQ®)–Patient Version. 18 08 2022. https://www.cancer.gov/about-cancer/screening/patient-screening-overview-pdq (đã truy cập 05 24 2023).

3. Cleveland Clinic. Cancer Screening. 09 07 2022. https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/24118-cancer-screening (đã truy cập 05 24 2023).

4. WHO. Cancer. 03 02 2022. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/cancer (đã truy cập 05 24 2023).

5. WHO. Promoting cancer early diagnosis. https://www.who.int/activities/promoting-cancer-early-diagnosis# (đã truy cập 05 24 2023).

6. WHO. Cancer – Screening and early detection. 16 05 2010. https://www.who.int/europe/news-room/fact-sheets/item/cancer-screening-and-early-detection-of-cancer (đã truy cập 05 24 2023).

7. Stanford Health Care. How Is Cancer Diagnosed? https://stanfordhealthcare.org/medical-conditions/cancer/cancer/cancer-diagnosis.html (đã truy cập 05 24 2023).

8. Canadian Cancer Society. Urinalysis. https://cancer.ca/en/treatments/tests-and-procedures/urinalysis (đã truy cập 05 24 2023).

9. WHO. Global burden of 5 major types of gastrointestinal cancer. 21 07 2020. https://www.iarc.who.int/news-events/global-burden-of-5-major-types-of-gastrointestinal-cancer/ (đã truy cập 05 24 2023).

10. Cancer Search UK. X-rays. 07 11 2022. https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/tests-and-scans/x-rays (đã truy cập 05 24 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

33 + 45 = ?