Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Chỉ số acid uric cao nên ăn gì là thắc mắc mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là những bệnh nhân bị gout. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng và quyết định trong quá trình điều trị. Mời Cô Chú, Anh Chị cùng trung tâm Nội Soi Tiêu Hóa khám phá 10 loại thực phẩm có thể giúp đào thải acid uric trong cơ thể và duy trì sức khỏe tốt nhé!

Chỉ số acid uric cao có nguy hiểm không?

Chỉ số acid uric tăng cao có thể nguy hiểm cho sức khỏe. Khi tăng cao, acid uric (axit uric) có khả năng tạo thành tinh thể lắng đọng trong khớp, gây ra viêm nhiễm và đau nhức, gọi là bệnh gout (gút).

Chỉ số acid uric cao có nguy hiểm không?
Chỉ số xét nghiệm acid uric cao có nguy hiểm không?

Bệnh gout có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và hạn chế hoạt động hàng ngày. Nếu không được kiểm soát và điều trị, acid uric cao còn có thể gây tổn thương lâu dài cho khớp và các cơ quan khác trong cơ thể.

Tham khảo thêm >>

Uric acid là gì?

Acid uric cao không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng gì đến chỉ số acid uric?

Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến nồng độ acid uric của cơ thể. Một số loại thực phẩm có thể làm tăng acid uric, đặc biệt là thực phẩm giàu purine.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng gì đến chỉ số acid uric?
Chế độ ăn uống ảnh hưởng gì đến chỉ số acid uric?

Acid uric được sản xuất khi cơ thể phân giải purine. Purine là hợp chất có sẵn trong cơ thể. Bên cạnh đó, một số purine có thể được thu nhận từ việc tiêu thụ thực phẩm. Acid uric có thể được đào thải thông qua đường nước tiểu.

Ăn gì để hạ acid uric thì với chế độ ăn ít purine có thể giúp làm giảm acid uric trong máu. Từ đó giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh lý như sỏi thận hoặc bệnh gout. Đặc biệt, đối với bệnh nhân gout, việc áp dụng chế độ ăn này có thể giúp hạn chế các triệu chứng của gout và làm chậm quá trình tổn thương khớp.

Chế độ ăn ít purine là gì?

Chế độ ăn ít purine thường tập trung vào việc hạn chế các thực phẩm có nồng độ cao purine. Một số loại thực phẩm có chứa ít purine mà người bị acid uric cao nên ưu tiên tiêu thụ như rau xanh, trái cây, sữa và các nguồn protein thực phẩm không chứa purine cao.

Chế độ ăn ít purine là gì?
Chế độ ăn ít purine là như thế nào?

Lợi ích đến từ chế độ ăn ít purine là gì?

Chế độ ăn ít purine có thể là chế độ ăn dành cho người bị tăng acid uric bởi nó có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout.

Lợi ích đến từ chế độ ăn ít purine là gì?
3 lợi ích đến từ chế độ ăn ít purine

3 lợi ích đến từ chế độ ăn ít purine là:

  • Kiểm soát acid uric
  • Giảm cân
  • Giảm nhu cầu dùng thuốc

Kiểm soát acid uric

Đối với người bị acid uric cao, chế độ ăn ít purine giúp hạn chế sự tạo thành và tích tụ acid uric trong cơ thể. Điều này giảm nguy cơ mắc bệnh gout hay sỏi thận, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Đối với bệnh nhân gout hoặc sỏi thận, việc áp dụng chế độ ăn ít purine sẽ giúp hạn chế hoặc làm chậm quá trình hình thành các tinh thể acid uric mới trong khớp hay thận. Từ đó giúp bệnh lý tiến triển chậm hơn.

Giảm cân

Giảm cân có thể được xem là một lợi ích đi kèm bên cạnh việc kiểm soát nồng độ acid uric trong máu khi áp dụng chế độ ăn ít purine. Gout liên quan chặt chẽ đến tình trạng thừa cân cũng như các bệnh lý chuyển hóa khác như béo phì, đái tháo đường và bệnh tim mạch.

Ngoài ra, việc giảm cân còn giúp giảm nguy cơ tiến triển bệnh gout. Cũng vậy, giảm cân còn giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh do giảm bớt đi áp lực của cơ thể lên trên các khớp.

Giảm nhu cầu dùng thuốc

Ở người có chỉ số acid uric cao, việc duy trì chế độ ăn ít purine giúp kiểm soát hiệu quả hơn nồng độ acid uric trong máu, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout cũng như các vấn đề liên quan đến tình trạng này. Điều này có thể giúp giảm bớt nhu cầu sử dụng thuốc và đảm bảo sức khỏe tốt hơn.

10 loại thực phẩm giúp đào thải acid uric tốt nhất là gì?

Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể giúp làm giảm acid uric trong máu. Người bị acid uric cao hoặc bị gout có thể tham khảo các loại thực phẩm được đề cập sau đây. 

Tuy nhiên, cách tốt nhất là người bệnh nên đến trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được có thể xây dựng chế độ ăn phù hợp nhất.

10 loại thực phẩm giúp đào thải acid uric tốt nhất là gì?
10 loại thực phẩm giúp đào thải acid uric ra ngoài

10 loại thực phẩm giúp đào thải acid uric là:

  • Sữa
  • Quả anh đào
  • Cà phê
  • Nước
  • Táo
  • Đậu cô ve
  • Đậu cúc
  • Thực phẩm giàu vitamin C
  • Rau củ quả các loại
  • Trà xanh

Sữa

Nhiều nghiên cứu cho thấy sữa không béo có thể giúp giảm acid uric và nguy cơ bùng phát bệnh gout. Sữa giúp tăng tốc quá trình đào thải acid uric qua nước tiểu và cũng làm giảm phản ứng viêm nhiễm của cơ thể đối với các tinh thể acid uric trong khớp.

Quả anh đào

Anh đào chứa anthocyanin, một chất chống oxy hóa có khả năng giảm mức acid uric và ngăn ngừa tình trạng gout. Tuy nhiên, lợi ích của quả anh đào trong việc kiểm soát acid uric vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh.

Cà phê

Uống cà phê hàng ngày có thể làm giảm nồng độ axit uric bằng nhiều cách. Nó làm chậm quá trình phân hủy purine thành axit uric và tăng tốc độ bài tiết qua nước tiểu.

Nước

Duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể có thể giúp đào thải acid uric qua thận. Do đó, suy giảm chức năng thận là một yếu tố có thể góp phần gây ra bệnh gout. Việc duy trì uống đủ nước mỗi ngày là một cách rất tốt giúp giảm acid uric trong cơ thể.

Táo

Táo chứa chất quercetin, một chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Quercetin có khả năng làm giảm sự sản xuất acid uric trong cơ thể và ngăn ngừa sự tạo thành các tinh thể acid uric.

Đậu cô ve

Thực phẩm giúp kiểm soát acid uric hiệu quả tại nhà là sử dụng nước đậu cô ve ép. Người bện có thể uống nước ép này hai lần một ngày để giảm nồng độ acid uric trong máu.

Đậu cúc

Đậu cúc có khả năng kiểm soát nồng độ acid uric do chứa nhiều acid folic. Chế độ ăn uống giàu axit folic có thể giúp giảm axit uric một cách tự nhiên.

Thực phẩm giàu vitamin C

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào trong thực đơn hằng ngày cũng là một cách hiệu quả để làm giảm acid uric trong máu. Vitamin C giúp phân tán acid uric và hỗ trợ quá trình đào thải qua nước tiểu. Nguồn vitamin C tốt có thể gồm cam, chanh, kiwi, dâu tây,…

Rau củ quả các loại

Bổ sung thêm rau củ quả vào chế độ ăn uống là cách tốt để cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa. Chất xơ có thể giúp hấp thụ acid uric trong máu và hỗ trợ loại bỏ acid uric qua đường tiểu. Trong khi đó chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tình trạng tăng nồng độ acid uric.

Trà xanh

Trà xanh chứa hợp chất catechin, có khả năng giúp kiểm soát acid uric và tác động đến quá trình loại bỏ chất thải trong cơ thể. Do đó, uống trà xanh mỗi ngày giúp kiểm soát tình trạng tăng acid uric và giảm nguy cơ phát triển thành gout.

Lưu ý về chế độ ăn cho người bị tăng acid uric gồm những gì?

Chế độ ăn ít purine mang lại nhiều lợi ích cho người bị tăng acid uric cũng như những người đã bị bệnh gout. Tuy nhiên, để chế độ ăn thực sự mang lại lợi ích, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau đây. Người bệnh có thể trao đổi thêm với bác sĩ về các khó khăn gặp phải để quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý về chế độ ăn cho người bị tăng acid uric gồm những gì?
Lưu ý về chế độ ăn cho người bị tăng acid uric

Những lưu ý về chế độ ăn cho người bị tăng acid uric là:

  • Duy trì chế độ ăn ít purine trong thời gian dài
  • Hạn chế bổ sung omega-3
  • Không thể thay thế thuốc

Duy trì chế độ ăn ít purine trong thời gian dài

Để những lợi ích của việc áp dụng chế độ ít purine phát huy hiệu quả, người bị tăng acid uric cần phải duy trì chế độ ăn trong thời gian dài. Điều này đồng nghĩa người bệnh có thể phải loại bỏ hoàn toàn một số loại thực phẩm ra khỏi thực đơn hằng ngày.

Hạn chế bổ sung omega-3

Hải sản là một trong những nguồn cung cấp omega 3 tự nhiên tốt nhất. Tuy nhiên, hải sản cũng chứa nhiều purine và cần được giảm thiểu trong chế độ ăn của người tăng acid uric hoặc bị gout. Do đó, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ về vấn đề này để có được phương án giải quyết tốt nhất, ví dụ như sử dụng thuốc dầu cá.

Không thể thay thế thuốc

Chế độ ăn ít purine chỉ có thể hỗ trợ kiểm soát acid uric, nhưng không thể thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên, đặc biệt những người bị gout, chỉ sử dụng thuốc mà không thay đổi chế độ ăn cũng không đủ để kiểm soát được các triệu chứng. Do đó, cách tốt nhất là kết hợp cả hai. Người bệnh có thể đến bệnh viện/trung tâm nội soi tiêu hóa gặp bác sĩ để thảo luận và nhận được những lời khuyên tốt nhất về vấn đề này.

Câu hỏi thường gặp

Ăn gì để hạ acid uric?

Để hạ acid uric, người bệnh có thể áp dụng chế độ ăn ít purine bằng cách tập trung vào thực phẩm như rau xanh, trái cây, sữa, và thực phẩm giàu vitamin C.

Acid uric cao nên ăn thịt gì?

Người bị acid uric cao nên lựa chọn các loại thịt trắng như thịt heo hay thịt gà. Hạn chế các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu hay các loại nội tạng động vật do chứa nhiều purine.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

27 + 28 = ?