Đau bụng âm ỉ là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Vị trí đau bụng âm ỉ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý mà Cô Chú, Anh Chị không nên chủ quan. Việc tìm hiểu về triệu chứng này là cần thiết để có cách điều trị phù hợp. Hãy cùng endoclinic.vn tìm hiểu chi tiết về bụng đau âm ỉ trong bài viết dưới đây.
Đau bụng âm ỉ là gì?
Bụng đau âm ỉ là cảm giác đau râm ran với mức độ không quá dữ dội, nhưng tần suất xảy ra thường xuyên, dai dẳng nên gây ra nhiều mệt mỏi và khó chịu.
Đau bụng âm ỉ có thể kèm theo một số triệu chứng khác như: đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn,… tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh và thể trạng của mỗi người.
Nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ
Thông thường, Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán sơ bộ về nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ dựa vào vị trí xuất hiện cơn đau: trên rốn, quanh rốn và dưới rốn. Cụ thể nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ tại từng vị trí đau bụng như sau:
Đau bụng âm ỉ trên rốn
Đau vùng bụng trên rốn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan đến dạ dày, gan, mật, tụy,…
Các nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ trên rốn là:
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Sỏi mật
- Viêm tụy
- Viêm gan
Loét dạ dày – tá tràng
Nguyên nhân chính dẫn đến loét dạ dày – tá tràng có thể kể đến như: nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp) và lạm dụng các thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Ngoài ra, các yếu tố như chế độ ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá, thường xuyên căng thẳng,… làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày và tá tràng, lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm và có thể hình thành các ổ loét. Khi đó, người bệnh gặp phải triệu chứng điển hình là đau bụng vùng thượng vị, ngoài ra còn kèm theo dấu hiệu chướng bụng, buồn nôn, chán ăn,…
Tham khảo thêm >> Dấu hiệu viêm loét dạ dày – tá tràng
Sỏi mật
Sỏi mật xảy ra khi có các viên sỏi hình thành trong túi mật hoặc ống mật. Sỏi mật thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên khi sỏi di chuyển vào ống mật và làm tắc ống mật có thể gây ra các cơn đau giữa hoặc bên phải phần trên của ổ bụng. Ban đầu, người bệnh có cảm giác đau nhức nhối, sau đó vài giờ thì cơn đau sẽ giảm dần và trở thành âm ỉ.
Viêm tụy
Đau bụng âm ỉ có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tụy. Đây là tình trạng tổn thương các mô tụy do sỏi mật, tiêu thụ quá nhiều rượu bia, tổn thương tụy do phẫu thuật, chấn thương tụy do tai nạn hoặc do một số nguyên nhân khác như nhiễm một số loại vi khuẩn, virus,… Không chỉ đau âm ỉ, viêm tụy còn khiến cơn đau lan ra 2 bên hạ sườn, sau lưng và có xu hướng nghiêm trọng hơn nếu không điều trị sớm.
Viêm gan
Triệu chứng đau bụng âm ỉ kéo dài còn có thể do viêm gan. Viêm gan là tình trạng tế bào gan bị tổn thương gây viêm, chủ yếu do sự tác động của virus đến cơ quan này. Ngoài đau bụng, viêm gan còn có các dấu hiệu như sụt cân bất thường, sốt nhẹ, buồn nôn, nước tiểu đậm màu,…
Đau bụng âm ỉ quanh rốn
Bụng âm ỉ khó chịu quanh vùng rốn có thể liên quan đến các bệnh lý về ruột non, đại tràng,… Cụ thể như sau:
Các nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ quanh rốn là:
- Viêm dạ dày ruột
- Viêm ruột thừa giai đoạn đầu
- Thoát vị rốn
- Các bệnh lý khác
Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột là tình trạng viêm niêm mạc cấp tính của đường tiêu hóa. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày ruột là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hóa chất,… do người bệnh từng tiêu thụ thực phẩm không vệ sinh kỹ càng hoặc từng tiếp xúc với người nhiễm bệnh trước đó. Bệnh gây đau âm ỉ ở quanh rốn kèm theo các triệu chứng khác như tiêu chảy, sốt, buồn nôn, nôn,…
> Xem thêm: Viêm dạ dày: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị
Viêm ruột thừa giai đoạn đầu
Viêm ruột thừa giai đoạn đầu thường có triệu chứng đau âm ỉ quanh rốn. Sau đó, ở giai đoạn nặng hơn, cơn đau sẽ chuyển sang đau phần bụng dưới bên phải (hố chậu phải), đồng thời kèm theo một số triệu chứng như: đau bụng buồn nôn, nôn, chán ăn, chướng bụng, táo bón, sốt,…
Thoát vị rốn
Thoát vị rốn là hiện tượng mô bụng nhô ra ở xung quanh vùng rốn, gây sưng và đau bụng âm ỉ. Bệnh có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn. Thoát vị rốn có thể gây cảm giác đau ở vị trí bị thoát vị. Nếu người lớn bị thoát vị rốn, bác sĩ thường sẽ chỉ định phẫu thuật để tránh các biến chứng như tắc ruột.
Các bệnh lý khác
Ngoài những bệnh lý kể trên, triệu chứng đau bụng âm ỉ ở quanh rốn còn có thể do một số bệnh khác như:
- Tắc ruột non: Đây là tình trạng ruột non bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần, làm cho thức ăn không thể di chuyển trong ruột non. Tình trạng nếu không được điều trị nhanh chóng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hoại tử ruột, viêm phúc mạc,…
- Phình động mạch chủ bụng: Đây là hiện tượng giãn nở rộng hoặc phình ra của thành động mạch chủ bụng, dẫn đến triệu chứng đau nhói. Trong trường hợp động mạch chủ bụng bị vỡ sẽ gây đau đột ngột, kèm theo các dấu hiệu khác như khó thở, tăng nhịp tim,… và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Thiếu máu mạc treo: Đây là tình trạng máu đến ruột bị gián đoạn, gây ra đau âm ỉ hoặc dữ dội ở bụng. Nguyên nhân là do cục máu đông hoặc tắc nghẽn mạch máu.
> Xem thêm: Đau bụng quanh rốn là dấu hiệu bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Đau bụng dưới âm ỉ
Đau bụng âm ỉ ở dưới rốn là dấu hiệu của các bệnh về tiêu hóa hoặc phần phụ của nữ giới (buồng trứng, tử cung).
Các nguyên nhân gây đau bụng dưới âm ỉ là:
- Hội chứng ruột kích thích
- Viêm loét đại tràng
- Ung thư đại – trực tràng
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng rối loạn các chức năng tiêu hóa ở đường ruột, có liên quan mật thiết đến các yếu tố tâm lý và yếu tố sinh lý. Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thường xuất hiện là thay đổi tần suất đi tiêu, kèm theo đau bụng âm ỉ, co thắt cơ bụng, táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài,… Đặc biệt nếu các yếu tố tâm lý như căng thẳng, trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ,… xảy ra trong một thời gian dài cũng khiến các triệu chứng nặng hơn.
Viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là tình trạng tổn thương hình thành trên bề mặt và dưới lớp niêm mạc đại trực tràng, gây viêm loét và đau bụng âm ỉ. Viêm loét đại tràng thường bắt đầu xuất hiện ở trực tràng, sau đó dần lan lên toàn bộ đại tràng. Không chỉ gây đau bụng, viêm loét đại tràng còn có các triệu chứng khác như đi tiêu ra máu, tiêu phân nhầy, đau bụng tiêu chảy, mất nước, mệt mỏi, sụt cân,…
Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ. Đây là bệnh lý xảy ra khi các tế bào biểu mô của đại tràng hoặc trực tràng tăng sinh bất thường bên dưới niêm mạc, tạo thành các khối u. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng khi ở giai đoạn tiến triển thì người bệnh có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, mệt mỏi, xuất huyết tiêu hóa,…
Các bệnh lý khác
Tình trạng đau âm ỉ có thể do một vài nguyên nhân khác như:
- Bệnh viêm vùng chậu: Đây là bệnh nhiễm trùng ở tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng, gây ra bởi vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục (như vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây bệnh lậu, Chlamydia trachomatis gây bệnh Chlamydia,…).
- Sỏi thận: Sỏi thận là những viên sỏi được hình thành trong thận, bắt nguồn từ chế độ ăn uống thiếu khoa học, béo phì, sử dụng một số loại thuốc trị bệnh,…
> Xem thêm: Nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn
Đau bụng âm ỉ, khi nào cần gặp Bác sĩ?
Người bị đau bụng âm ỉ cần đi khám ngay khi gặp các dấu hiệu cảnh báo đi kèm sau:
- Cơn đau kéo dài hơn 24 giờ.
- Nôn mửa.
- Tiểu buốt
- Phân có máu.
- Khó thở.
- Sốt.
Do đó, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra đau bụng âm ỉ, Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số cận lâm sàng như: nội soi, xét nghiệm máu, siêu âm, chụp X-quang…
Sau đó, Bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định các phương pháp điều trị như điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể được hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà giúp giảm đau bụng như ăn uống khoa học, tập thể dục, uống nhiều nước,…
endoclinic.vn – Trung tâm hiếm hoi chuyên sâu chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hóa
Nhìn chung, phần lớn các trường hợp đau bụng âm ỉ đều bắt nguồn từ các bệnh lý tiêu hóa. Khi đó, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Tại TP. HCM, phòng khám tiêu hóa noisoitieuhoa.com là địa chỉ được nhiều Khách hàng tin tưởng lựa chọn để chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa.
Một trong những thế mạnh của endoclinic.vn là Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) với đội ngũ Bác sĩ có chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm cùng với máy móc hiện đại, tân tiến. endoclinic.vn cam kết hiệu quả chẩn đoán bệnh chính xác lên tới 90% – 95%, hiệu quả tầm soát ung thư lên tới 95 – 99%.
Đội ngũ Bác sĩ tại endoclinic.vn đều có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đến từ các bệnh viện đầu ngành tại TP. HCM. Do đó Bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và lập phác đồ điều trị theo guideline, hiệu quả cho từng bệnh nhân.
Chi phí thăm khám và điều trị tại phòng khám dạ dày, đại – trực tràng endoclinic.vn hợp lý, dịch vụ chu đáo, giờ làm việc sớm (mở cửa từ lúc 6 giờ sáng) giúp Khách hàng thuận tiện thăm khám bệnh và hoàn tất mọi thủ tục trong ngày. Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất, vui lòng Đặt lịch khám hoặc liên hệ Hotline 028 5678 9999.
Tóm lại, đau bụng âm ỉ là một triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý đến từ hệ tiêu hóa. Nếu không thăm khám và chữa trị sớm, bụng đau âm ỉ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì thế, người bệnh nên đến bệnh viện/phòng khám đáng tin cậy để điều trị đúng cách và sớm hồi phục.
Mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo thêm bài viết >>
Đau bụng lúc đói là bị bệnh lý gì?
Cách điều trị uống sữa tươi bị đau bụng
Câu hỏi thường gặp
Đau bụng dưới âm ỉ ở nữ là bệnh gì?
Triệu chứng đau bụng âm ỉ phía dưới ở nữ giới có thể là các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa (viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích,…) hoặc các bệnh phụ khoa (hành kinh, viêm vùng chậu,…). Người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
Đau bụng dưới âm ỉ ở nam là bệnh gì?
Đau bụng âm ỉ dưới ở nam giới là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột thừa,… hoặc các bệnh lý nam khoa như viêm tuyến tiền liệt, xoắn tinh hoàn, thoát vị bẹn,…
Uống thuốc gì giúp giảm chứng đau bụng âm ỉ?
Các loại thuốc dùng để giảm triệu chứng đau bụng âm ỉ gồm thuốc chống co thắt, thuốc kháng axit, kháng sinh, thuốc nhuận tràng, thuốc chống buồn nôn, thuốc chống tiêu chảy,… Lưu ý, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của Bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Tài liệu tham khảo:
1. Tessa Sawyers. What is Dull Pain? 11 10 2018. https://www.healthline.com/health/dull-pain (đã truy cập 19 04 2023).
2. April Kahn. What’s Causing Your Abdominal Pain and How to Treat It. 06 12 2021. https://www.healthline.com/health/abdominal-pain (đã truy cập 19 04 2023).
3. Cleveland Clinic. Upper Abdominal Pain. 15 02 2023. https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/24736-upper-abdominal-pain (đã truy cập 19 04 2023).
4. Jill Seladi-Schulman, Ph.D. 8 Causes of Periumbilical Pain and When to Seek Emergency Help. 17 03 2023. https://www.healthline.com/health/periumbilical-pain (đã truy cập 19 04 2023).
5. Jessica Caporuscio, Pharm.D. Periumbilical pain: What to know. 08 08 2019. https://www.medicalnewstoday.com/articles/325988 (đã truy cập 19 04 2023).
6. WebMD Editorial Contributors. Abdominal Pain: What You Should Know. 31 01 2023. https://www.webmd.com/pain-management/guide/abdominal-pain-causes-treatments (đã truy cập 19 04 2023).
7. KingwoodER. What Causes Lower Abdominal Pain In Females. 04 07 2022. https://kingwooder.com/what-causes-lower-abdominal-pain-in-females/ (đã truy cập 19 04 2023).
8. Karthik Kumar, MBBS. What Causes Lower Abdominal Pain in Men? 26 Possible Causes. 15 07 2022. https://www.medicinenet.com/what_causes_lower_abdominal_pain_in_men/article.htm (đã truy cập 19 04 2023).
9. Healthdirect. Abdominal pain. 06 2021. https://www.healthdirect.gov.au/abdominal-pain (đã truy cập 19 04 2023).