Viêm hang vị dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm hang vị dạ dày là bệnh lý tiêu hóa khá phổ biến, với triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua,… gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời, sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: viêm teo dạ dày, thiếu máu, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày hoặc thậm chí là ung thư dạ dày. Vậy viêm hang vị dạ dày là do đâu và phương hướng điều trị thế nào? Mời Quý Khách hàng cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Giải thích thuật ngữ:

Viêm hang vị dạ dày là thuật ngữ được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, về bản chất, đây vẫn là tình trạng viêm dạ dày, và được chẩn đoán trong quá trình bác sĩ quan sát tại vị trí hang vị (một phần của dạ dày).

Bài viết này sẽ sử dụng thuật ngữ viêm hang vị dạ dày hoặc viêm hang vị với mục đích tiếp cận với nhiều độc giả hơn.

Viêm hang vị
Viêm hang vị dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm hang vị dạ dày là gì?

Viêm hang vị dạ dày là tình trạng viêm ở khu vực hang vị của dạ dày. Hang vị nằm ở vị trí dưới thân vị. Đồng thời, phía dưới hang vị là ống môn vị với tá tràng (phần đầu của ruột non). Hang vị đóng vai trò quan trọng trong việc giữ thức ăn đã được tiêu hóa một phần trước khi đi xuống tá tràng.

Viêm hang vị
Viêm hang vị là tình trạng tổn thương diễn ra tại khu vực hang vị của dạ dày. (Nguồn ảnh minh họa từ Apollo Hospital Blog)

Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm các bệnh dạ dày khác:

Yếu tố và nguyên nhân gây viêm hang vị dạ dày 

Tình trạng hang vị dạ dày bị viêm có thể do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Việc tìm hiểu rõ các yếu tố gây bệnh nhằm hỗ trợ việc điều trị thuận lợi hơn. Dưới đây là một số yếu tố và nguyên nhân phổ biến:

Nhiễm khuẩn Hp

Vi khuẩn Helicobacter pylori hay H. pylori (gọi tắt là vi khuẩn Hp) có khả năng tồn tại và phát triển trong môi trường axit dạ dày, chủ yếu ở hang vị dạ dày. Tại đây, vi khuẩn Hp làm tăng tiết gastrin và giảm sản xuất somatostatin ở dạ dày, dẫn đến làm tăng nồng độ axit dạ dày, gây viêm loét hang vị, loét tiền môn vị dạ dày và loét tá tràng.

Lạm dụng nhóm thuốc NSAID

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) bao gồm axit acetylsalicylic (có trong các loại thuốc như aspirin), diclofenac, ibuprofen và naproxen. Lạm dụng loại thuốc này là nguyên nhân phổ biến gây viêm hang vị dạ dày.

Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là gây ức chế hoạt động của enzyme Cyclooxygenase (COX), từ đó ngăn chặn quá trình sản sinh hormone prostaglandin. Theo đó, hormone prostaglandin có nhiệm vụ điều tiết chất nhầy dạ dày và các chất trung hòa axit dạ dày. Nếu thiếu prostaglandin, thành dạ dày rất dễ bị tổn thương bởi axit dạ dày. Do đó, nếu sử dụng thuốc NSAIDs trong thời gian dài thì có thể dẫn đến viêm dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa.

Căng thẳng

Trong cuộc sống hiện đại, tình trạng áp lực từ công việc, cuộc sống và gia đình khiến nhiều người trở nên căng thẳng. Tình trạng căng thẳng cực độ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm hang vị dạ dày, dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu.

nguyên nhân viêm hang vị dạ dày
Áp lực từ cuộc sống và công việc khiến nhiều người bị stress kéo dài, dẫn đến các vấn đề về dạ dày, trong đó có viêm hang vị. (Nguồn ảnh minh họa từ Hermina Hospital)

Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học

Chế độ ăn uống gồm nhiều thực phẩm dầu mỡ hoặc thực phẩm chua cay, thường xuyên sử dụng các loại rượu bia hoặc cà phê,… có thể là nguyên nhân gây kích ứng và làm tổn thương niêm mạc dạ dày (trong đó có vùng niêm mạc tại hang vị).

Ngoài ra, những thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học cũng tăng nguy cơ mắc bệnh lý này, điển hình như: ăn nhiều trước khi ngủ, ăn quá nhanh, bỏ bữa, thức khuya, hút thuốc lá,… 

Dấu hiệu và triệu chứng viêm hang vị dạ dày

Khi bệnh tiến triển, các dấu hiệu viêm hang vị dạ dày bắt đầu xuất hiện thường xuyên. Theo đó, bệnh nhân có một số triệu chứng thường gặp như:  

Chẩn đoán viêm hang vị dạ dày 

Để chẩn đoán viêm hang vị dạ dày, Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và cận lâm sàng để đưa ra kết quả chính xác. Quá trình thăm khám được thực hiện cụ thể như sau:

Khám lâm sàng

Khám lâm sàng bao gồm các bước thăm khám và thu thập thông tin sức khỏe của người bệnh để làm căn cứ đưa ra chẩn đoán bệnh ban đầu. Bác sĩ có thể đặt ra các câu hỏi tiền sử bệnh lý của người bệnh và gia đình, các loại thuốc đang sử dụng,…

Cận lâm sàng

Sau khi khám lâm sàng, Bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định cận lâm sàng phù hợp như nội soi, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để xác định chính xác vị trí, mức độ tổn thương của vùng hang vị ở dạ dày.

Nội soi ống tiêu hóa trên

Quá trình nội soi ống tiêu hóa trên giúp Bác sĩ quan sát rõ hơn các tổn thương tại vị trí hang vị dạ dày. Đồng thời có thể sinh thiết mẫu mô để thực hiện giải phẫu bệnh, hoặc thực hiện CLO-test nhằm kiểm tra tình trạng vi khuẩn H. pylori.

Hiện nay, nội soi ống tiêu hóa là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa, đặc biệt có thể phát hiện bệnh viêm hang vị dạ dày với độ chính xác cao.

Endo Clinic – Trung Tâm Nội Soi Và Chẩn Đoán Bệnh Lý Tiêu Hóa Uy Tín

Endo Clinic tự hào là trung tâm nội soi và chẩn đoán về các bệnh lý tiêu hóa được giới chuyên môn và Quý Khách hàng đánh giá cao. Tại đây sở hữu đội ngũ Bác sĩ đầu ngành được tập huấn chuyên sâu về nội soi chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hoá và tầm soát ung thư sớm.

Đặc biệt, phòng khám tiêu hóa Endo Clinic đảm bảo thực hiện quy trình nội soi tiêu hóa đạt chuẩn quốc tế, tuyệt đối an toàn cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ tích cực từ hệ thống máy móc hiện đại cũng góp phần tăng tỷ lệ chẩn đoán bệnh chính xác, trong đó phải kể đến dây soi với độ phóng đại 100-135 lần, màn hình nội soi độ phân giải 4K, chế độ nhuộm ảo (NBI) giúp nổi bật cấu trúc mạch máu và bề mặt niêm mạc dạ dày,… 

nội soi tìm nguyên nhân gây bệnh viêm hang vị dạ dày
Endo Clinic đã hoàn thành chuẩn xác quy trình nội soi, tầm soát ung thư tiêu hóa cho hàng trăm bệnh nhân, cam kết tìm ra bệnh với độ chính xác cao.

Đặc biệt khi đến với Endo Clinic, Khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) để làm giảm cảm giác căng thẳng và lo lắng. Đồng thời khi thực hiện phương pháp này, Endo Clinic cam kết thời gian quan sát ít nhất 7 phút và chụp hơn 22 tấm hình tại các vị trí có nguy cơ tổn thương cao, không bỏ sót bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong ống tiêu hóa (đặc biệt là vùng hang vị dạ dày), mang đến hiệu quả chẩn đoán chính xác lên tới 90% – 95% và tầm soát ung thư chính xác lên tới 95% – 99%.

>> Để thăm khám sức khỏe tiêu hóa, Cô Chú, Anh Chị có thể ĐẶT HẸN qua website hoặc gọi Hotline 028 5678 9999!

Test hơi thở C13

Xét nghiệm hơi thở cũng là 1 xét nghiệm khác nhằm mục đích kiểm tra có nhiễm khuẩn Hp hay không. Theo đó, người bệnh sẽ được cho uống một loại thuốc có chứa urea. Nếu người bệnh  nhiễm vi khuẩn Hp thì nó sẽ biến đổi urea thành carbon dioxide (CO2) có đồng vị C13 xuất hiện trong hơi thở.

Tiếp theo, người bệnh sẽ được yêu cầu thở vào trong túi bóng, sau đó túi bóng được đưa vào trong máy đo để kiểm tra. Nếu kết quả có phát hiện có sự gia tăng carbon dioxide có đồng vị C13 trong túi bóng so với ban đầu thì cho biết người bệnh đã dương tính với vi khuẩn Hp.

Xét nghiệm phân

Đây là phương pháp xét nghiệm được thực hiện trên một mẫu phân của người bệnh. Phương pháp giúp xác nhận tình trạng nhiễm Hp của bệnh nhân, qua đó bác sĩ có thể cân nhắc phác đồ điều trị phù hợp. 

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu giúp tìm ra kháng thể với vi khuẩn Hp ở trong máu. Phương pháp này giúp chẩn đoán người bệnh có dương tính với vi khuẩn Hp hay không, từ đó xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm hang vị dạ dày. Tuy nhiên, phương pháp này độ đặc hiệu và độ nhạy thấp hơn so với các phương pháp còn lại. 

Biến chứng của viêm hang vị dạ dày

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, viêm hang vị dạ dày có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Một số biến chứng của viêm hang vị dạ dày:

  • Loét dạ dày – tá tràng
  • Viêm teo dạ dày
  • Xuất huyết dạ dày 
  • Thiếu máu
  • Thủng dạ dày
  • Viêm phúc mạc
  • Ung thư dạ dày

Loét dạ dày – tá tràng

Lớp niêm mạc tại hang vị dạ dày bị tổn thương do vi khuẩn Hp hoặc do lạm dụng thuốc chống viêm nhóm steroid (NSAIDs),… trong thời gian dài có thể tiến triển thành bệnh lý loét dạ dày – tá tràng. Đây là tình trạng dạ dày và hành tá tràng (đoạn đầu của tá tràng) hình thành vết loét, dẫn đến các triệu chứng như đau vùng thượng vị kéo dài, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân đen, sụt cân,…

Tham khảo thêm >> Dấu hiệu viêm loét dạ dày – tá tràng

Viêm teo dạ dày

Bệnh lý viêm hang vị dạ dày mạn tính hoặc nhiễm vi khuẩn Hp gây tổn thương lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện để dịch axit dạ dày tấn công sâu vào lớp niêm mạc. Điều này khiến lớp niêm mạc dần mỏng đi, dẫn đến viêm teo dạ dày. Viêm teo dạ dày được xem là một dấu hiệu tổn thương tiền ung thư. 

Xuất huyết dạ dày

Một biến chứng khác của chứng viêm hang vị là xuất huyết dạ dày. Đây là tình trạng chảy máu bên trong dạ dày, xuất hiện các triệu chứng như nôn ra máu, tiêu ra phân đen, đi ngoài ra máu, khó thở, đau bụng kéo dài,… Nếu tình trạng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng vì mất máu quá nhiều dẫn đến trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim, suy hô hấp, nhiễm trùng,…

Thiếu máu

Viêm hang vị dạ dày lâu ngày dẫn đến loét dạ dày – tá tràng, làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài liên tục không dứt có thể gây thiếu máu, thiếu sắt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

biếm chứng viêm hang vị dạ dày
Tình trạng hang vị bị viêm có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày, làm giảm tế bào hồng cầu. (Nguồn ảnh minh họa từ Everyday Health).

Thủng dạ dày

Viêm hang vị dạ dày có thể gây nên các vết loét ở niêm mạc. Sau một khoảng thời gian dài mà không được điều trị, mức độ loét tăng dần, lan rộng và gây tổn thương sâu vào lớp cơ thành dạ dày, từ đó hình thành lỗ thủng, gây thủng dạ dày. 

Thủng dạ dày là hiện tượng xuất hiện lỗ thủng bên trên thành dạ dày do tổn thương. Thủng dạ dày là tình trạng khẩn cấp và cần được can thiệp nhanh chóng ở các cơ sở y tế (bệnh viện/phòng khám tiêu hóa), thủng dạ dày dẫn đến xuất huyết dạ dày, viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết,… đe dọa tính mạng người bệnh.

Viêm phúc mạc

Viêm phúc mạc là một biến chứng của tình trạng viêm hang vị gây ra thủng dạ dày. Khi bị thủng dạ dày, các chất dịch từ dạ dày có thể tràn vào trong ổ bụng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và dẫn đến nhiễm trùng ổ bụng. Tình trạng này gọi là viêm phúc mạc. Viêm phúc mạc nếu không được điều trị ngay có thể gây nhiễm trùng huyết, làm nguy hiểm tính mạng.

Ung thư dạ dày

Viêm hang vị dạ dày do vi khuẩn Hp và do bệnh tự miễn có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Đây là tình trạng niêm mạc dạ dày xuất hiện các tế bào ác tính và tiến triển theo nhiều giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh thường không đặc hiệu. 

Đến khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể bị khó nuốt, khó tiêu, nhanh no, ợ nóng, sụt cân, thiếu máu thiếu sắt,… hoặc nặng hơn là nôn ra máu, suy nhược cơ thể. Phát hiện bệnh càng sớm thì tiên lượng bệnh càng tốt.

> Xem thêm: Viêm dạ dày có nguy hiểm không?

Cách điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày

Cách điều trị viêm hang vị dạ dày bằng thuốc như dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để điều trị bệnh dứt điểm cần sử dụng phối hợp các nhóm thuốc theo chỉ định của Bác sĩ.

Lưu ý: Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc chữa bệnh viêm hang vị mà cần gặp Bác sĩ để có hướng điều trị chuẩn xác, tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc kháng sinh

Đối với trường hợp viêm hang vị do nhiễm Hp, Bác sĩ thường chỉ định điều trị kháng sinh kết hợp với một số loại thuốc khác nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Một số loại thuốc kháng sinh kê đơn và không kê đơn như clarithromycin, amoxicillin, metronidazole,…

Để đảm bảo hiệu quả chữa trị, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều lượng trong vòng 14 ngày theo toa thuốc của Bác sĩ. Sau quá trình điều trị, Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lại để đánh giá kết quả điều trị và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

kinh nghiệm chữa viêm hang vị dạ dày
Khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp, người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ định của Bác sĩ. (Nguồn ảnh minh họa từ Mymed).

Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) có tác dụng giảm tiết axit dạ dày, được dùng để điều trị viêm hang vị dạ dày. Các loại thuốc PPI phổ biến bao gồm omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, rabeprazole,… Lưu ý, việc dùng thuốc ức chế bơm proton lâu dài và sử dụng liều cao có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn.  Do đó, người bệnh cần tuân theo chỉ định của Bác sĩ về thời gian và liều lượng sử dụng.

Thuốc kháng histamin H2

Trong quá trình điều trị viêm hang vị dạ dày, thuốc kháng histamin H2 có thể được chỉ định sử dụng để ức chế sản xuất axit trong dạ dày, từ đó giảm đáng kể các triệu chứng bệnh. Các loại thuốc kê đơn và không kê đơn được chỉ định thường là famotidine, cimetidine, nizatidine, ranitidine,… 

Thuốc trung hòa axit dạ dày

Các loại thuốc trung hòa axit dạ dày có công dụng cân bằng lượng axit trong dạ dày và cải thiện tình trạng viêm hang vị. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ dùng để giảm triệu chứng nhất thời, không nằm trong phác đồ điều trị cơ bản. Đồng thời, thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy.

Cách giảm nhẹ triệu chứng của viêm hang vị dạ dày

Bên cạnh phương pháp điều trị viêm hang vị dạ dày bằng thuốc, xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh cũng là cách giảm nhẹ triệu chứng bệnh. 

Một số cách giảm nhẹ triệu chứng do viêm hang vị dạ dày:

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày và ăn chậm hơn để giảm áp lực lên dạ dày.
  • Ăn các thực phẩm tốt cho dạ dày như: các loại rau xanh (cải xoăn, rau bina), thịt nạc, cá hồi, cá thu,…
  • Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, chua cay, nhiều muối hay nhiều đường.
  • Hạn chế tiêu thụ thức uống có cồn như rượu, bia.
  • Hạn chế hút thuốc lá.
  • Chăm sóc sinh khỏe tinh thần, nghỉ ngơi hợp lý để giảm tình trạng căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày. 
  • Duy trì thói quen vệ sinh tốt như rửa tay thường xuyên để phòng ngừa nguy cơ nhiễm Hp dạ dày.
biểu hiện của viêm hang vị dạ dày
Giữ thói quen rửa tay sạch sẽ hằng ngày để phòng tránh vi khuẩn Hp. (Nguồn ảnh tham khảo từ Yale Medicine).

> Xem thêm: Người bị viêm dạ dày nên kiêng ăn gì?

Những điểm cần lưu ý về bệnh viêm hang vị dạ dày

Để phòng ngừa biến chứng viêm hang vị dạ dày, người bệnh không nên chủ quan và cần lưu ý:

  • Gặp Bác sĩ ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu viêm hang vị dạ dày như là rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị.
  • Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của Bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm liều hoặc mua thuốc về dùng.
  • Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, lưu ý không vận động mạnh ngay sau khi ăn, kết hợp tập thể dục điều độ (như đi bộ, đạp xe, tập yoga,…) để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa.

Nhìn chung, viêm hang vị dạ dày nếu được phát hiện sớm có thể được điều trị hiệu quả và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Vì thế, Cô/Chú, Anh/Chị không nên chủ quan và cần thăm khám với Bác sĩ càng sớm càng tốt khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở đường tiêu hóa.

>> Đặt lịch khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa tại Endo Clinic sớm nhất tại: Đặt lịch khám hoặc liên hệ qua Hotline 028 5678 9999 để được tư vấn chi tiết.

Câu hỏi thường gặp

Bị viêm hang vị nên ăn gì?

Bệnh nhân viêm hang vị dạ dày nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ (như trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt), thực phẩm ít chất béo (như thịt nạc, cá),…

Viêm hang vị có chữa được không?

Điều này còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Đối với bệnh viêm hang vị cấp tính, phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể chữa trị hiệu quả. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển thành mạn tính thì cần theo dõi điều trị triệu chứng, tránh để bệnh tình diễn tiến nặng hơn. Vì vậy, hãy đi thăm khám để biết chính xác tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.

Viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm hang vị dạ dày sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm, dẫn đến các biến chứng thiếu máu, viêm teo dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết dạ dày và nghiêm trọng nhất là ung thư dạ dày.

Tài liệu tham khảo:

1. Diana Wells.  Gastritis Diet: What to Eat and What to Avoid. 01 07 2020. https://www.healthline.com/health/gastritis-diet#ulcers (đã truy cập 18 04, 2023)

2. Harvard Medical School. Foods that fight inflammation. 11 16 2021. https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/foods-that-fight-inflammation (đã truy cập 18 04, 2023)

3. Lori Smith, MSN, BSN, WHNP-BC. What are the symptoms of gastritis? 23 07 2018. https://www.medicalnewstoday.com/articles/307960 (đã truy cập 18 04, 2023)

4. Samy A. Azer; Hossein Akhondi. Gastritis. 04 07 2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK544250/ (đã truy cập 18 04, 2023)

5. Alaaddin Yorulmaz, Halil Haldun Emiroğlu, Meltem Dorum Gümüş, Melike Emiroğlu. The relationship between helicobacter pylori infection and nodular antral gastritis in pediatric patients. 04 08 2022. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0027968422000918 (đã truy cập 18 04, 2023)

6. NIH. How do doctors diagnose gastritis and gastropathy? 08 2019. https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/gastritis-gastropathy/diagnosis (đã truy cập 18 04, 2023)

7. Ana Gotter. What Is an Antrum? 02 02 2018. https://www.healthline.com/health/antrum (đã truy cập 18 04, 2023)

8. NIH. Gastritis: Overview. 30 06 2015. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK310265/ (đã truy cập 18 04, 2023)

9. Carmella Wint. Gastritis. 19 10 2021. https://www.healthline.com/health/gastritis (đã truy cập 18 04, 2023)

10. Cleveland Clinic. Gastritis. 09 08 2020. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10349-gastritis (đã truy cập 18 04, 2023)

11. Talia F. Malik ; Karthik Gnanapandithan ; KevinSingh. Peptic Ulcer Disease. 12 02 2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK534792/ (đã truy cập 20 06, 2023).

12. Mehdi Raza; Harshil Bhatt. Atrophic Gastritis. 25 07 2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK563275/ (đã truy cập 20 06, 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

56 + 54 = ?

Chia sẻ nội dung: