Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Acid uric cao trong máu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có bệnh gút. Nhiều người bệnh sau khi biết bản thân có chỉ số acid uric thường thắc mắc người bị acid uric cao kiêng ăn gì để hạ acid uric. Việc duy trì chỉ số acid uric ổn định đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân. Mời Cô Chú, Anh Chị cùng trung tâm Nội Soi Tiêu Hóa tìm hiểu về danh sách thực phẩm mà người có chỉ số acid uric cao kiêng ăn nhé!

Chỉ số acid uric cao có sao không?

Chỉ số acid uric cao (axit uric cao) có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi mức acid uric tăng lên, có khả năng tạo ra tinh thể uric acid trong khớp và mô xung quanh. Các tinh thể này làm tổn thương xấu đến xương, khớp, dây chằng và gân nếu không được điều trị có thể gây đau đớn, khó chịu. Ngoài ra, người có chỉ số acid uric cao còn có nguy cơ cao mắc bệnh gout và các tình trạng liên quan đến tăng acid uric máu.

Chỉ số acid uric cao có sao không?
Chỉ số acid uric cao có sao không?

Các bệnh lý liên quan đến tình trạng chỉ số acid uric cao trong máu:

  • Bệnh gout (gút): Mức acid uric cao là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh gút. Bệnh gút thường gây ra đau và viêm nhiễm ở các khớp, đặc biệt là ở ngón chân cái.
  • Bệnh thận: Acid uric tăng cao có thể gây ra các vấn đề về thận và góp phần vào tình trạng bệnh thận như là sỏi thận.
  • Bệnh tim mạch: Một mức acid uric cao cũng có thể tác động đến hệ tim mạch và tăng nguy cơ mắc các vấn đề như bệnh tim và đột quỵ.
  • Các bệnh lý khác: Bệnh đái tháo đường, bệnh gan nhiễm mỡ, hội chứng chuyển hóa,…

Mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và acid uric là gì?

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng một số loại thực phẩm có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ acid uric trong máu. Cụ thể, chế độ ăn uống có nhiều rau củ quả đã được chứng minh có hiệu quả trong việc đào thải bớt lượng acid uric trong cơ thể.

Mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và acid uric là gì?
Mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và acid uric trong máu là gì?

Một số nghiên cứu khác cho biết rằng vitamin C trong trái cây có thể hỗ trợ bệnh gout bởi vì thực phẩm giàu vitamin C như bông cải, quả mọng, nho,… hỗ trợ cơ thể loại bỏ acid uric. Tuy nhiên, vai trò của vitamin C trong hỗ trợ bệnh gout vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh.

Tham khảo thêm:

> Acid uric cao nên ăn gì?

> Định lượng acid uric là gì? Nồng độ bao nhiêu là bình thường?

Người bị acid uric cao không nên ăn gì?

Người bị acid uric cao không nên ăn nhiều thực phẩm giàu purine. Lý do bởi vì lượng purine dồi dào có thể làm trầm trọng tình trạng tăng acid uric. Đối với bệnh nhân gout, thực phẩm giàu purine có thể khiến các triệu chứng của gout tồi tệ hơn.

Người bị acid uric cao không nên ăn gì?
Người bị acid uric trong máu cao không nên ăn gì?

Các loại thực phẩm người bị acid uric cao không nên ăn là:

  • Rượu bia
  • Thịt động vật
  • Hải sản
  • Rau củ chứa nhiều purine
  • Đường fructose

Rượu bia

Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) khuyến nghị người bị bệnh gout nên hạn chế lượng rượu bia được tiêu thụ. Lý do bởi vì bất kỳ loại bia rượu nào cũng có thể làm tăng nồng độ acid uric máu. Đặc biệt là bia bởi vì nó chứa hàm lượng purine khá cao.

Theo hướng dẫn kiểm soát bệnh gout năm 2020, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những ai không uống rượu có chỉ số acid uric thấp hơn và ít khả năng bùng phát triệu chứng gout hơn người thường xuyên tiêu thụ rượu bia.

Thịt động vật

Thịt động vật là một nguồn cung cấp purine dồi dào. Hầu hết các thực đơn ăn uống dành cho người có acid uric cao đều khuyên người bệnh cần giảm thiểu lượng thịt động vật tiêu thụ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu và gia cầm.

Đặc biệt, người bị gout lâu năm cần tránh ăn các loại nội tạng động vật như gan, thận, lá lách do chúng chứa rất nhiều purine.

Hải sản

Hải sản cũng là nhóm thực phẩm giàu purine. Một số loại hải sản chứa lượng purine cao bao gồm cá cơm, cá trích, cá thu, trứng cá, cá mòi, cá ngừ,… Các loại hải sản có vỏ cũng chứa nhiều purine như sò, hàu, trai và tôm. 

Người bệnh nên trao đổi các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để có thể lựa chọn được loại hải sản phù hợp khi bị acid uric cao và tốt cho sức khỏe. Ví dụ như cá hồi do chứa nhiều loại chất béo tốt.

Rau củ chứa nhiều purine

Một số loại rau xanh có thể chứa lượng purine cao mà người bị tăng acid uric cần lưu ý. Các loại rau như măng tây, rau chân vịt, súp lơ và một số loại nấm. Ngoài ra, một số loại đậu cũng có thể làm tăng acid uric. Do đó, người bệnh nên tham vấn các chuyên gia dinh dưỡng để có thể xây dựng chế độ ăn uống thích hợp.

Đường fructose

Acid uric là một sản phẩm phụ trong quá trình chuyển hóa fructose. Vì thế, các loại thực phẩm hoặc đồ uống có hàm lượng fructose cao có thể kích thích các triệu chứng bệnh gout xuất hiện hoặc có thể ảnh hưởng không tốt đến tình trạng tăng acid uric cao hiện tại.

Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) đề nghị người bị acid uric cao nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều fructose, đặc biệt là siro ngô. Người bệnh cũng nên tránh uống soda và nên kiểm tra thành phần sản phẩm trên nhãn dán thức ăn chế biến sẵn để xem nó có chứa nhiều fructose hay không.

Một số loại trái cây cũng có chứa một lượng fructos nhất định như vải, táo, nho, chuối,… Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn khuyến khích việc ăn trái cây cho người bị acid uric cao do những lợi ích mà trái cây có thể mang lại cho sức khỏe.

Lưu ý về chế độ ăn dành cho người bị tăng acid uric là gì?

Việc hạn chế ăn thực phẩm giàu purine chỉ là một phần trong quá trình điều trị bệnh gout hoặc tình trạng tăng acid uric máu. Một số lưu ý sau đây về chế độ ăn người bị acid uric cao nên chú ý.

Lưu ý về chế độ ăn dành cho người bị tăng acid uric
Lưu ý về chế độ ăn dành cho người bị tăng acid uric trong máu

Những lưu ý về chế độ ăn cho người bị acid uric cao nên biết bao gồm:

  • Giảm cân nếu cần thiết: Nếu bị thừa cân, việc giảm cân có thể giúp giảm nguy cơ tăng acid uric và các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, việc giảm cân cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Trao đổi với bác sĩ: Khi xây dựng chế độ ăn mới, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn (tại bệnh viện/phòng khám tiêu hóa). Khi đó, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn dựa trên chỉ số acid uric và lời khuyên về chế độ ăn phù hợp.

Câu hỏi thường gặp

Người bị gout nên kiêng ăn gì?

Người bị gout nên hạn chế uống rượu bia và kiêng ăn các loại thực phẩm giàu purine như thịt và nội tạng động vật, hải sản và các loại thức ăn có nhiều fructose. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các loại rau củ chứa nhiều purine cần tránh để đảm bảo sức khỏe.

Thực phẩm nào chứa nhiều acid uric?

Thực phẩm chứa nhiều acid uric bao gồm rượu bia, thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt cừu, gia cầm), nội tạng động vật (gan, lá lách, thận), hải sản (cá, sò, ốc,…), siro ngô, một số loại rau củ và trái cây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

33 + 45 = ?