Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là một trong những vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến trên khắp thế giới. Việc kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong việc quản lý tình trạng đường huyết. Mời Cô Chú, Anh Chị cùng Endo Clinic tìm hiểu các loại thực phẩm hữu ích có thể giúp kiểm soát đường huyết nhé!

Vì sao việc kiểm soát đường huyết lại quan trọng?

Việc duy trì mức đường huyết ổn định là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe mỗi người, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Đường huyết có vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng cho cơ thể và duy trì hoạt động của các tế bào. Khi đường huyết tăng cao hoặc giảm quá mức, cơ thể sẽ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng.

Vì sao việc kiểm soát đường huyết lại quan trọng?
Kiểm soát đường huyết sao lại quan trọng?

Tình trạng đường huyết cao ở những người bị đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt có thể gây một số biến chứng như bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận, suy giảm miễn dịch, tổn thương các dây thần kinh, vết thương lâu lành,…

Ngược lại, đường huyết thấp có thể gây một số triệu chứng như đói bụng, choáng váng, vã mồ hôi, mệt mỏi, hoa mắt,… Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái hôn mê, nguy hiểm tính mạng.

Vì vậy, việc duy trì đường huyết trong khoảng mức an toàn là cốt lõi để bảo vệ sức khỏe và tránh các biến chứng tiềm ẩn.

Tham khảo thêm >> Chỉ số HbA1C bao nhiêu là bị tiểu đường?

10 loại thực phẩm người có đường huyết cao nên ăn?

Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là vô cùng quan trọng đối với những người mắc đường huyết cao. Chọn lựa thực phẩm phù hợp có thể giúp kiểm soát đường huyết và cải thiện tình trạng sức khỏe. Vậy đường huyết cao nên ăn gì? Gợi ý những thực phẩm nên ăn từ Endo Clinic dưới đây?

10 loại thực phẩm người có đường huyết cao nên ăn?
Thực phẩm người có đường huyết cao nên ăn

10 loại thực phẩm mà những người có đường huyết cao nên ăn gồm:

  • Yến mạch
  • Cá hồi
  • Hạnh nhân
  • Cam
  • Các loại đậu
  • Cải xoăn
  • Socola
  • Quế
  • Giấm
  • Trà xanh

Yến mạch – bổ sung chất xơ

Yến mạch là một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. Chất xơ không chỉ giúp duy trì trạng thái no lâu hơn sau bữa ăn mà còn giúp kiểm soát tốt hơn mức đường huyết. Yến mạch cũng chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng, cùng với tinh bột chuyển hóa chậm giúp ngăn chặn tăng đột ngột của đường huyết sau khi ăn. 

Cần lưu ý rằng yến mạch cũng là 1 nguồn carbohydrate. Do đó, người bị đường huyết cao nên ăn yến mạch cân đối hợp lý hằng ngày, có thể dùng yến mạch trong bữa sáng hoặc cho yến mạch vào các loại thức uống.

Cá hồi – nguồn Omega-3 dồi dào

Cá hồi là nguồn giàu omega-3, acid béo có lợi cho tim mạch và giúp kiểm soát đường huyết. Omega-3 giúp giảm viêm nhiễm và tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể. Việc tiêu thụ cá hồi thường xuyên có thể giúp duy trì sự ổn định của đường huyết và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Cá hồi - nguồn Omega-3 dồi dào
Cá hồi – nguồn Omega-3, acid béo có loại cho đường huyết và tim mạch

Hạnh nhân – nguồn cung Magie hiệu quả

Hạnh nhân là một nguồn Magie tuyệt vời, một khoáng chất có thể giúp điều hòa lượng đường huyết trong cơ thể. Hạnh nhân cũng chứa chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ đường. Ngoài ra nó chứa chất béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol LDL (chất béo có hại) và tăng cholesterol HDL (chất béo có lợi) trong cơ thể.

Cam – hàm lượng pectin cao

Cam chứa nhiều pectin, một loại chất xơ dễ tan trong nước. Pectin được chứng minh là có khả năng làm giảm lượng LDL cholesterol trong máu. Mặc dù cam có vị ngọt nhưng hàm lượng đường có trong cam cũng khá thấp.

Ngoài ra, hàm lượng vitamin C cao trong cam cũng có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch và tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, việc lựa chọn ăn cam tươi thay vì làm thành nước ép sẽ mang lại lợi ích điều hòa đường huyết tốt hơn.

Các loại đậu – nguồn protein thay thế quan trọng

Đậu là nguồn chất xơ phong phú, nguồn protein dồi dào cũng như chứa lượng đường thấp. Vì thế, đậu là một sự lựa chọn rất tốt cho những người bị đường huyết cao. Lượng chất xơ cao trong đậu giúp ngăn ngừa đường huyết gia tăng nhanh chóng sau khi ăn, do cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa chất xơ hơn và có thể người bệnh thấy no lâu hơn.

Các loại đậu - nguồn protein thay thế quan trọng
Các loại đậu – nguồn protein thay thế quan trọng tốt cho người bị đường huyết cao

Các loại đậu (bao gồm các loại đậu đen, đậu trắng, đậu đỏ) được xem như thực phẩm cho những người mắc bệnh tiểu đường, nên rửa và ngâm đậu trước khi ăn để loại bỏ phần lớn muối thừa.

Cải xoăn – tăng cường vitamin và chất khoáng

Cải xoăn là một loại rau xanh giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất quan trọng. Chúng cung cấp một loạt các dưỡng chất cần thiết, bao gồm vitamin A, C, E và K, sắt, canxi và kali. Hơn nữa, nó có ít calo, carbohydrate và có thể làm giảm lượng LDL cholesterol trong máu. Người bị đường huyết cao có thể dùng cải xoăn trong các món salad, hấp hoặc nướng.

Socola – nguồn flavonoids tốt

Socola đen có thể là một sự lựa chọn tốt cho những người có vấn đề về đường huyết. Nó là nguồn của flavonoids, các chất chống oxy hóa giúp giảm LDL và triglyceride, cải thiện sức khỏe tim mạch và có khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Lưu ý, socola cũng chứa chất béo và đường, vì vậy hãy cân đối khẩu phần ăn socola hằng ngày. Tốt nhất là thảo luận với bác sĩ để biết lượng socola tiêu thụ phù hợp.

Quế – chất tạo ngọt thay thế có lợi

Quế là một loại gia vị có thể được sử dụng để thêm hương vị ngọt mà không cần sử dụng đường. Quế sẽ không chứa nhiều dinh dưỡng, không chứa calo, protein, chất béo hoặc carbohydrate. Tuy nhiên, quế sẽ giúp gia tăng hương vị cho món ăn cũng như giúp cải thiện đường huyết. Ngoài ra, quế cũng hỗ trợ cải thiện độ nhạy insulin, giảm viêm và giảm LDL cholesterol.

Quế - chất tạo ngọt thay thế có lợi
Quế – chất tạo ngọt thay thế có lợi giúp kiểm soát đường huyết

Giấm – món salad khỏe mạnh hơn

Thêm giấm vào bữa ăn, đặc biệt là trong các món salad, có thể giúp tăng cường quá trình tiêu hóa và quản lý đường huyết. Khi được thêm vào bữa ăn giàu carbohydrate, giấm giúp làm chậm hấp thụ đường, giảm nồng độ đường huyết khi đói và tăng độ nhạy insulin ở những người bị đái tháo đường hoặc kháng insulin.

Trà xanh – polyphenols

Trà xanh có giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường. Một nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy người uống nhiều hơn 6 ly trà xanh mỗi ngày giúp giảm 33% nguy cơ tiến triển đái tháo đường típ 2 so với người chỉ uống 1 ly mỗi tuần. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy người duy trì uống trà xanh nhiều hơn 10 năm có vòng eo nhỏ hơn và có lượng mỡ cơ thể cũng thấp hơn so với người không uống thường xuyên.

Trà xanh chứ polyphenols trả lời câu hỏi đường huyết cao nên ăn gì, uống gì?
Trà xanh – polyphenols có thể điều hòa glucose trong máu

Ngoài ra, trong trà xanh có chứa polyphenols và các chất chống oxy hóa được biết đến là có thể điều hòa chỉ số glucose trong máu. Từ đó giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát đái tháo đường. Do đó, bạn cũng đã trả lời được câu hỏi: Lượng đường trong máu cao nên ăn gì?

Tuy nhiên, khi uống trà cần lưu ý đến lượng caffeine có trong trà. Nếu tiêu thụ quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ.

Tìm hiểu thêm >> Chỉ số đường huyết của người bình thường là bao nhiêu?

Nhóm thực phẩm người có đường huyết cao nên kiêng ăn?

Việc duy trì mức đường huyết ổn định là rất quan trọng trong việc giám sát bệnh đái tháo đường và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, trong đó có bệnh tim mạch. Vì thế, để đạt được mục tiêu này, người mắc bệnh đường huyết cao cần tránh những nhóm thực phẩm có khả năng gây tăng đột ngột của đường huyết.

Nhóm thực phẩm người có đường huyết cao nên kiêng ăn?
Thực phẩm người có đường huyết cao nên tránh ăn?

Thực phẩm mà người có đường huyết cao kiêng ăn là:

  • Carbohydrate: Các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh mì, ngũ cốc, bánh nướng,… và các loại kẹo ngọt, bánh ngọt, bánh kem,… do chứa rất nhiều đường.
  • Chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa xuất hiện trong thực phẩm động vật như thịt đỏ, phô mai, bơ, và mỡ động vật.
  • Chất béo no (trans fat): Chất béo no thường được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn như thực phẩm nhanh, đồ chiên nướng, bơ.
  • Cholesterol: Nguồn cholesterol bao gồm các sản phẩm sữa béo và các nguồn protein động vật có nhiều chất béo, lòng đỏ trứng, gan và các loại thịt nội tạng khác. Không nên tiêu thụ quá 200 milligram (mg) cholesterol mỗi ngày.
  • Natri: Thực phẩm chứa natri cao, chẳng hạn như thực phẩm chế biến sẵn,  đồ ăn nhanh và thức ăn đóng hộp. Người bị đường huyết cao không nên ăn quá 2300 mg natri mỗi ngày. Nếu người bệnh bị tăng huyết áp, bác sĩ có thể khuyên giảm lượng natri tiêu thụ xuống hơn nữa.
  • Thức uống: Người bị đường huyết cao hoặc đái tháo đường nên hạn chế uống nước ngọt, bia, rượu.

Câu hỏi thường gặp

Ăn gì để kiểm soát đường huyết?

Những người có đường huyết cao nên tập trung vào việc chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe và có khả năng kiểm soát đường huyết. Các lựa chọn bao gồm: yến mạch, cá hồi, hạnh nhân, cam, các loại đậu, cải xoăn, quế, giấm, trà xanh.

Có các cách hạ đường huyết nhanh tại nhà nào?

Việc hạ đường huyết nhanh tại nhà đòi hỏi sự cân nhắc và phải được thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện. Một chế độ ăn uống cân đối, vận động đều đặn và kiểm soát theo hướng dẫn của bác sĩ là quan trọng để quản lý đường huyết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

33 + 45 = ?