Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Dạ dày (hay còn gọi bao tử) là một cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Do đó, việc nhận biết dạ dày nằm ở đâu và tìm hiểu các vị trí đau dạ dày phổ biến giúp Quý khách sớm nhận biết các dấu hiệu bất thường để kịp thời điều trị, ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm.

Dạ dày nằm ở đâu trong cơ thể?

Dạ dày là cơ quan có hình dạng chữ J thuộc đường tiêu hóa (GI), nằm ở phần bụng trên phía bên trái, dưới gan và bên cạnh lá lách. Phần trên cùng của dạ dày nối với thực quản thông qua cơ vòng thực quản dưới (LES) và phía dưới cùng dạ dày tiếp nối với tá tràng (phần đầu tiên của ruột non).

Dạ dày nằm ở đâu trong cơ thể? Vị trí bao tử nằm ở bên trái khoang bụng.
Vị trí bao tử trong cơ thể nằm ở bên trái khoang bụng, một phần được che bởi gan và cơ hoành.

Giải phẫu dạ dày

Cùng với thắc mắc vị trí của dạ dày trong cơ thể ở đâu, thì cấu tạo dạ dày như thế nào cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là thông tin giải phẫu dạ dày theo hình thể ngoài và mô học:

Giải phẫu dạ dày theo hình thể ngoài

Dạ dày có 5 phần với các chức năng khác nhau, bao gồm:

  • Tâm vị (cardia): Đây là phần trên cùng của dạ dày, chứa cơ vòng tâm vị, có chức năng ngăn thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
  • Đáy vị (fundus): Là phần dạ dày nằm ở trên và bên trái lỗ tâm vị, cách thực quản bởi khuyết tâm vị (cardiac notch).
  • Thân vị (body/corpus): Là phần nằm dưới đáy vị, được ngăn cách với đáy vị bởi một mặt phẳng nằm ngang qua lỗ tâm vị. Thân vị dạ dày đảm nhận nhiệm vụ co bóp và trộn thức ăn với dịch acid dạ dày.
  • Hang vị (antrum): Là phần nằm bên dưới thân vị, giúp giữ thức ăn trước khi di chuyển vào ruột non.
  • Môn vị (pylorus): Là phần dưới cùng của dạ dày, bao gồm cơ thắt môn vị, giúp kiểm soát quá trình vận chuyển thức ăn từ dạ dày vào ruột non.

Giải phẫu dạ dày theo mô học

Một số lớp cơ và các mô khác tạo nên dạ dày gồm có:

  • Niêm mạc (mucosa): Là lớp lót bên trong dạ dày. Khi dạ dày rỗng, niêm mạc có những nếp gấp nhỏ gọi là nếp vị. Khi dạ dày đầy, niêm mạc mở rộng và các nếp gấp sẽ phẳng ra.
  • Lớp dưới niêm mạc (submucosa): Giữ chức năng bao phủ và bảo vệ niêm mạc. Tại đây chứa mô liên kết, mạch máu, mạch bạch huyết (một phần của hệ thống bạch huyết) và các tế bào thần kinh.
  • Các lớp cơ dạ dày (muscularis externa): Đây là các nhóm cơ chính của dạ dày, có khả năng co lại và giãn ra để nghiền trộn thức ăn.
  • Lớp thanh mạc (serosa): Là một lớp màng bao phủ dạ dày.
Giải phẫu dạ dày - Hình dáng và cấu tạo của dạ dày, bao tử
Cấu tạo chi tiết của dạ dày.

Chức năng của dạ dày

Dạ dày được xem là một cơ quan quan trọng trong ống tiêu hóa, giúp đảm bảo thức ăn được di chuyển từ thực quản đến tá tràng. Chức năng cụ thể của dạ dày như sau:

Lưu trữ tạm thời thức ăn

Thức ăn sau khi được nhai, phân hủy một phần nhỏ nhờ enzyme trong nước bọt sẽ được đưa qua ống thực quản để đến dạ dày. Tại đây, dạ dày đóng vai trò dự trữ thức ăn trước khi chuyển sang tá tràng để tiếp tục quá trình tiêu hóa.

Tiết acid dạ dày

Acid dạ dày chính là acid hydrochloric (HCl), vốn được tiết ra bởi các tế bào thành ở hai phần ba trên của thân vị dạ dày. Việc tiết acid này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật có hại trong thức ăn, đồng thời tạo điều kiện pH phù hợp để các enzyme tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Do đó, lớp niêm mạc dạ dày có cấu tạo đặc biệt để ngăn chặn các tác động xấu của acid dạ dày.

Tiết enzyme tiêu hoá thức ăn

Tại dạ dày và ruột non, enzyme protease (pepsin) sẽ được tiết ra, hỗ trợ quá trình tiêu hóa protein có trong thức ăn. Protein sẽ được cắt nhỏ thành các phân tử nhỏ hơn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở ruột non. Để đảm bảo enzyme và acid dạ dày có thể phủ đều bề mặt thức ăn trong dạ dày, các phần cơ ở dạ dày sẽ thực hiện co bóp, giúp nhào trộn thức ăn.

Đẩy thức ăn xuống các phần khác của hệ tiêu hoá

Thức ăn sau khi được nhào trộn với dịch vị dạ dày thì sẽ được đẩy xuống tá tràng có kiểm soát. Quá trình này có sự tham gia của các cơ ở thân vị, hang vị và môn vị. Đặc biệt, môn vị đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng thức ăn đi qua tá tràng.

Đau dạ dày là đau ở vị trí nào? Cảnh báo bệnh gì?

Đau dạ dày (đau bao tử) thực chất là đau vùng thượng vị, là tình trạng đau ở vị trí cơn đau nằm ở bên trên ổ bụng hoặc dưới phần sườn. Đây có thể là triệu chứng của các bệnh liên quan đến dạ dày như: viêm dạ dày – tá tràng, loét dạ dày – tá tràng hoặc ung thư dạ dày

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, vị trí đau này cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác như: trào ngược dịch mật, nhiễm trùng thận, sỏi thận,…

Đau dạ dày nằm ở vị trí nào? Đau bao tử cảnh báo bệnh gì?
Đau dạ dày (đau bao tử) là đau ở vị trí nào? Bệnh lý về dạ dày thường sẽ tập trung đau ở vùng ổ bụng trên, khu vực thượng vị.

Theo đó, Cô Bác, Anh Chị có thể nhận biết được đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh như sau:

Viêm dạ dày

Bệnh viêm dạ dày xảy ra khi niêm mạc bị viêm do thói quen uống rượu, nhiễm khuẩn Hp, lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc Corticosteroid,… Ngoài đau ở vùng thượng vị, người bệnh còn có thể gặp một số triệu chứng đi kèm như đầy bụng, khó tiêu và buồn nôn.

Loét dạ dày

Triệu chứng đau dạ dày (đau bao tử) kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần cũng có thể là dấu hiệu của loét dạ dày – tá tràng hay loét bao tử. Bệnh còn có thể gây ra một số triệu chứng đi kèm như: buồn nôn, nôn mửa, nhanh no, dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa (bao gồm mệt mỏi, xanh xao, khó thở). Nguyên nhân bởi lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương do nhiễm khuẩn Hp hoặc do dùng một số loại thuốc nhất định.

Trào ngược dạ dày – thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng dịch axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản gây ợ nóng, ợ trớ. Ngoài ra, triệu chứng của bệnh còn kèm theo đau ở vùng bụng trên, đau hoặc khó nuốt thức ăn, buồn nôn, nôn, ho liên tục, đau họng, khàn giọng, khó tiêu, cảm nhận được vị chua trong miệng,… Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh như: thừa cân – béo phì, ăn quá no trước khi ngủ, căng thẳng/stress, tác dụng phụ của một số loại thuốc,…

Ung thư dạ dày

Đây là một trong những bệnh lý dạ dày nguy hiểm nhưng ở giai đoạn đầu, bệnh lại có biểu hiện rất mơ hồ, khiến người bệnh dễ bỏ qua. Các triệu chứng điển hình thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn ung thư tiến triển như: đau bụng mạn tính, ăn nhanh no, ợ nóng, buồn nôn, nôn ra máu, đi cầu phân đen, chán ăn, sụt cân,… Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ, nhưng một số yếu tố nguy cơ khiến tế bào đột biến và phát triển trong dạ dày như nhiễm khuẩn Hp, polyp dạ dày, thói quen sinh hoạt không khoa học, uống rượu bia, béo phì,…

Mô phỏng ung thư dạ dày - bao tử
Ung thư dạ dày khởi phát từ hiện tượng các tế bào ác tính (ung thư) hình thành và phát triển bất thường ngoài tầm kiểm soát trong niêm mạc dạ dày.

Các bệnh lý khác ngoài dạ dày

Ngoài ra, triệu chứng đau thượng vị có thể không xuất phát từ dạ dày mà còn có thể đến từ các bệnh lý ở các cơ quan khác như:

Để xác định nguyên nhân gây đau dạ dày, Cô Bác, Anh Chị cần đến gặp Bác sĩ ngay để được khám lâm sàng và thực hiện những cận lâm sàng cần thiết.

Hiện nay, việc thăm khám các bệnh lý về dạ dày tại trung tâm Endo Clinic đã chính thức ứng dụng thanh toán bằng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Điều này giúp Cô Chú, Anh Chị có được mức giá dịch vụ nội soi dạ dày ưu đãi khi khám chữa bệnh tại phòng khám. Để biết thêm về các trường hợp được áp dụng BHYT tại Endo Clinic, Cô Chú, Anh Chị có thể xem tại: KHÁM BẢO HIỂM Y TẾ

Chia sẻ cách chăm sóc dạ dày khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh lý

Có thể thấy, dạ dày là cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa, do đó mỗi người nên thực hiện các biện pháp bảo vệ, giúp phòng ngừa bệnh lý liên quan đến dạ dày càng sớm càng tốt. Cụ thể:

Ăn uống khoa học

Để hỗ trợ tiêu hóa tốt và nâng cao sức khỏe dạ dày, các bác sĩ khuyến cáo Cô Bác, Anh Chị nên ghi nhớ một số quy tắc về thói quen ăn uống đúng cách dưới đây:

  • Ăn chậm và nhai kỹ: Bởi việc ăn những miếng quá to hoặc nuốt mà không nhai kỹ có thể khiến người bệnh vô tình nuốt phải không khí và dẫn đến chướng bụng, đầy hơi, đau dạ dày.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa lớn, hãy chia thành 4 đến 5 bữa nhỏ trong ngày để dạ dày có thời gian tiêu hóa tốt hơn.
  • Ăn uống đúng giờ: Ăn uống vào các thời điểm nhất định trong ngày.
  • Tránh ăn trước khi đi ngủ: Bữa ăn cuối trong ngày nên được ăn ít nhất 2 đến 3 giờ, tránh ăn một bữa lớn ngay trước khi đi ngủ.
  • Bổ sung thực phẩm có lợi cho dạ dày: Ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất xơ (như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh và các loại đậu), thực phẩm ít chất béo như cá, thịt nạc, sữa chua,…
  • Tránh dùng thực phẩm kích thích dạ dày: Hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng có thể gây tổn thương đến dạ dày và hệ thống tiêu hóa.
  • Uống đủ nước: Uống ít nhất 2 lít nước/ngày có thể giúp giảm nguy cơ bị đau dạ dày.
cách chăm sóc dạ dày khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh lý - chế độ ăn uống khoa học, đúng giờ
Thực hiện thói quen ăn uống điều độ, đúng giờ, đảm bảo chất lượng bữa ăn là biện pháp giúp mỗi người nâng cao sức khỏe dạ dày tối ưu.

> Xem thêm: Người bị đau dạ dày nên và không nên ăn gì?

Hạn chế căng thẳng

Thường xuyên bị stress, mệt mỏi sẽ dễ làm phát sinh và gây trở nặng bệnh lý dạ dày. Do đó, Cô Bác, Anh Chị nên hạn chế căng thẳng, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, mỗi ngày nên tập thể dục thể thao ít nhất 30 – 60 phút để có sức khỏe tốt và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Kiểm soát cân nặng

Khi cân nặng vượt ngưỡng, cơ thể tích tụ mỡ quá nhiều sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng, ảnh hưởng đến cơ vòng thực quản dưới, dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản và nhiều bệnh lý khác. Do đó, giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý là ưu tiên hàng đầu, nhằm giúp mỗi người phòng tránh hoặc ngăn ngừa tái phát các triệu chứng liên quan đến dạ dày và thực quản.

Bỏ thuốc lá

Những người hút thuốc lá thường xuyên có nguy cơ cao mắc bệnh viêm dạ dày – tá tràng, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản (GERD),… hay thậm chí là ung thư dạ dày, ung thư thực quản.

Đồng thời, việc hút thuốc lá sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình làm lành niêm mạc, do:

  • Giảm lượng máu lưu thông đến niêm mạc dạ dày.
  • Giảm tiết lớp nhầy bảo vệ niêm mạc.
  • Giảm tiết hợp chất trung hòa acid dạ dày (sodium bicarbonate).

Do vậy, Cô Bác, Anh Chị nên ngừng hút thuốc lá (nếu có) để phòng tránh các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa và ở các cơ quan khác.

Không uống nhiều rượu bia

Nhằm bảo vệ dạ dày, tránh tình trạng viêm, loét hoặc các biến chứng nặng nề hơn, cách đơn giản nhất là nên tránh sử dụng rượu bia. Bởi rượu bia có thể làm tăng tiết lượng acid trong dạ dày, gây kích thích và tổn thương niêm mạc dạ dày. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích để trả lời câu hỏi dạ dày nằm ở đâu và bệnh lý thường gặp tại vị trí đau dạ dày (đau thượng vị). Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường, Quý Khách hàng nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và nhận được những phương pháp điều trị kịp thời. Việc này giúp phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Endo Clinic – Trung Tâm Nội Soi & Chẩn Đoán Bệnh Lý Tiêu Hoá Chuyên Sâu, Uy Tín Hàng Đầu

Tự hào là trung tâm hiếm hoi chuyên sâu chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá, trong đó bao gồm tầm soát ung thư thực quản – dạ dày – tá tràng, phòng khám dạ dày Endo Clinic không chỉ sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn, mà còn trang bị đầy đủ các máy móc hiện đại. Qua đó, Endo Clinic đã hoàn thành chuẩn xác quy trình nội soi, tầm soát ung thư tiêu hóa cho hàng trăm bệnh nhân với tỷ lệ chính xác từ 95% – 99%.

Mỗi khách hàng khi đến với Endo Clinic hoàn toàn an tâm về hiệu quả điều trị và khả năng hồi phục, bởi bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị theo Guideline chuẩn khoa học và kê đơn thuốc Brand-name (Thuốc biệt dược). Đồng thời, bệnh nhân còn được tư vấn chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, giúp phòng tránh các bệnh lý dạ dày.

Đặc biệt hơn, quy trình nội soi dạ dày của Endo Clinic đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm 4 giải pháp:

  • Máy nội soi tiên tiến, có độ phóng đại 100 – 135 lần giúp Bác sĩ đánh giá chính xác tổn thương.
  • Chế độ nhuộm ảo (NBI) giúp nổi bật cấu trúc mạch máu và bề mặt niêm mạc dạ dày, từ đó hỗ trợ Bác sĩ chẩn đoán đúng về bệnh lý mà Quý khách gặp phải.
  • Màn hình nội soi độ phân giải 4K, cho hình ảnh sắc nét để chẩn đoán bệnh nhanh chóng, giảm tình trạng bỏ sót và đồng nhất về kết quả.
  • Cam kết thời gian quan sát ít nhất 7 phút đồng thời chụp ít nhất 22 tấm hình tại các vị trí có nguy cơ tổn thương cao. 

Không chỉ vậy, phòng khám nội soi dạ dày tại Tp.HCM Endo Clinic còn mang đến phương pháp Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) – được khuyến cáo theo Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ và Đồng Thuận Châu Á, giúp bệnh nhân giảm căng thẳng, bớt lo lắng và tăng tỷ lệ phát hiện các tổn thương. Ngoài ra, phòng khám mở cửa làm việc sớm từ 6 giờ sáng, thuận lợi cho Khách hàng ở xa được khám bệnh nhanh chóng, hoàn tất và về ngay trong ngày.

Đội ngũ bác sĩ tại Endo Clinic đang thực hiện nội soi dạ dày, bao tử
Với đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Endo Clinic cam kết khám ra bệnh với tỷ lệ chính xác 90% – 95% và tầm soát ung thư hiệu quả 95% – 99%.

>> Để khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa nhanh nhất, sớm nhất tại Endo Clinic. Cô Chú, Anh Chị vui lòng bấm tại đây: Đặt lịch khám bệnh hoặc liên hệ qua Hotline 028 5678 9999

Câu hỏi thường gặp

Đau dạ dày là đau ở vị trí nào?

Đau dạ dày thực chất là đau ở vùng thượng vị (ở giữa 2 bên xương sườn, dưới xương ức và trên rốn), cảnh báo các bệnh liên quan đến thực quản – dạ dày như: trào ngược dạ dày – thực quản, viêm dạ dày – tá tràng, loét dạ dày – tá tràng hoặc ung thư dạ dày.

Dạ dày nằm bên trái hay bên phải ổ bụng?

Dạ dày nằm ở phần bụng trên phía bên trái, dưới gan và bên cạnh lá lách, giữ vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa.

Tài liệu tham khảo:

  1. Matthew Hoffman. Picture of the Stomach. 10 07 2020. https://www.webmd.com/digestive-disorders/picture-of-the-stomach (đã truy cập 04 07, 2023).
  2. Cleveland Clinic. Stomach. 09 10 2021. https://my.clevelandclinic.org/health/body/21758-stomach (đã truy cập 04 07, 2023).
  3. The Healthline Editorial Team. Stomach. 30 05 2018. https://www.healthline.com/human-body-maps/stomach (đã truy cập 04 07, 2023).
  4. Shazia R. Chaudhry; Maria Nataly P. Liman; Diana C. Peterson. Anatomy, Abdomen and Pelvis: Stomach. 10 10 2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK482334/ (đã truy cập 04 07, 2023).
  5. Cleveland Clinic. Abdominal Pain. 18 04 2022. https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/4167-abdominal-pain (đã truy cập 04 07, 2023).
  6. NHS. 5 lifestyle tips for a healthy tummy. 12 12 2022. https://www.nhs.uk/live-well/eat-well/digestive-health/five-lifestyle-tips-for-a-healthy-tummy/ (đã truy cập 04 07, 2023).
  7. Tim Jewell. What’s Causing My Epigastric Pain and How Can I Find Relief?. 08 03 2019. https://www.healthline.com/health/epigastric-pain (đã truy cập 04 07, 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

56 + 54 = ?