Phần bên trái bụng là nơi chứa một số bộ phận quan trọng của cơ thể. Những cơn đau bụng bên trái diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng, không nên xem nhẹ. Bài viết sau đây sẽ giúp Cô Bác, Anh Chị có được thông tin hữu ích về nguyên nhân đau bên trái bụng và các cách điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý:
Các thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể sử dụng thay thế được chẩn đoán bệnh từ các bác sĩ có chuyên môn. Do đó, Cô Chú, Anh Chị nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh lý chính xác nhất.
Đau bụng bên trái là gì?
Đau bụng bên trái là dấu hiệu cảnh báo một số cơ quan như: dạ dày, thận trái và tụy có thể đang bị tổn thương và hoạt động không ổn định. Vị trí đau bụng bên trái là tình trạng đau bụng ở vùng hạ sườn trái (phía trên bên trái), vùng hông trái (ngang rốn bên trái) và vùng hố chậu trái (phía dưới bên trái). Bệnh nhân có thể cảm thấy đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn kéo dài. Ngoài ra, cơn đau cũng có thể đi kèm nhiều triệu chứng khác như đau bụng buồn nôn, nôn, sốt,…
Mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo thêm các vị trí đau bụng khác:
Vùng bụng bên trái có những cơ quan nào?
Cơn đau bụng trái xuất hiện có thể do một trong số các cơ quan ở vùng bụng bên trái có vấn đề. Vì thế, việc nắm được vùng bụng bên trái có những cơ quan nào có thể giúp người bệnh dự đoán được phần nào nguyên nhân gây đau.
Các cơ quan thuộc vùng bụng bên trái gồm:
- Vùng hạ sườn trái: dạ dày, lá lách, góc đại tràng trái.
- Vùng hông trái: đại tràng xuống, niệu quản, thận trái.
- Vùng hố chậu trái: đại tràng sigma, buồng trứng (nữ).
Nguyên nhân gây đau bên trái bụng
Triệu chứng đau bụng bên trái sẽ cảnh báo các vấn đề bệnh lý khác nhau tùy thuộc vào từng khu vực đau. Có thể từ một số bệnh lý như: loét dạ dày, viêm tụy cấp, viêm ruột, viêm túi thừa, táo bón,… Do đó, để chẩn đoán chính xác dấu hiệu đau bụng bên trái là bệnh gì, người bệnh không nên chủ quan mà hãy đi khám bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín.
Khi vùng bụng trái bị đau, nhiều người lo lắng liệu đây có phải là dấu hiệu của bệnh lý không? Theo đó, tùy vào từng khu vực đau mà triệu chứng này sẽ cảnh báo các vấn đề khác nhau, cụ thể như:
Đau bụng trên bên trái
Đau bụng trên bên trái là đau vùng bụng tình từ rốn lên đến phần xương ức. Nguyên nhân gây đau bụng có thể từ một số bệnh lý như lách sưng to, viêm tụy cấp hay viêm phổi, viêm loét dạ dày. Các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Một số nguyên nhân gây đau bụng trên bên trái là:
- Lách to
- Loét dạ dày
- Viêm phổi
- Viêm tụy cấp
Lách to
Lá lách to bất thường có thể bắt nguồn từ nhiễm khuẩn hoặc chấn thương. Nó còn thể xuất phát từ một số bệnh lý như xơ gan, ung thư máu, viêm khớp dạng thấp,…
Bình thường, lá lách to sẽ không gây ra triệu chứng nào, nhưng trong một số trường hợp nó có thể gây đau bụng âm ỉ phía trên bên trái, cơn đau có thể lan sang vai trái, kèm theo một số dấu hiệu như ăn nhanh no, chán ăn, thiếu máu,…
Loét dạ dày
Loét dạ dày xảy ra khi có sự xuất hiện của các vết loét trên niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày là do nhiễm vi khuẩn H. pylori (Hp) hoặc lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như là aspirin, ibuprofen,… trong thời gian dài. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh là đau bụng, cảm thấy nóng rát vùng thượng vị, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn,…
Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm ở một hoặc hai lá phổi do vi khuẩn, vi rút hoặc nấm gây ra. Các triệu chứng phổ biến của bệnh là ho (có thể ra đờm màu xanh hoặc vàng), khó thở, sốt, ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi,… Một số trường hợp hiếm gặp, viêm phổi cũng có thể gây ra triệu chứng đau bụng trên bên trái,
Viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp là tình trạng tuyến tụy của người bệnh bị sưng viêm có thể đến từ việc lạm dụng rượu bia, các chấn thương làm ảnh hưởng vùng tụy, nhiễm khuẩn hoặc do các rối loạn chuyển hóa như tăng canxi máu, tăng triglyceride máu,… và một số nguyên nhân khác. Người bị viêm tụy cấp thường cảm thấy những cơn đau từ bụng và lan ra lưng.
> Tìm hiểu thêm: Đau bụng trên rốn là gì?
Đau bụng bên trái ngang rốn
Đau bụng bên trái ngang rốn là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến đại tràng, thận hoặc niệu quản như viêm ruột, viêm thận bể thận cấp, sỏi niệu quản,… Các bệnh lý này nếu không được nhanh chóng điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan khi bị đau bụng bên trái ngang rốn mà hãy đi thăm khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác.
Một số nguyên nhân gây đau bụng bên trái ngang rốn là:
- Viêm thận bể thận cấp
- Sỏi niệu quản
- Áp xe quanh thận
- Viêm ruột
Viêm thận bể thận cấp
Viêm thận bể thận cấp là tình trạng nhiễm trùng ở thận, xuất phát chủ yếu từ các vi khuẩn ở trong đường tiết niệu xâm nhiễm vào thận. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh viêm thận bể thận cấp gồm người lớn tuổi, người có tiền sử bệnh sỏi thận mạn tính, đối tượng có hệ miễn dịch kém (bệnh nhân ung thư, người nhiễm HIV/AIDS),… Theo đó, các triệu chứng của viêm thận bể thận cấp bao gồm đau lưng kèm sốt cao, đau bụng buồn nôn, tiểu buốt,….
Sỏi niệu quản
Sỏi niệu quản là hiện tượng các viên sỏi thận di chuyển và bị mắc kẹt trong đường tiết niệu. Các viên sỏi thận là kết quả của quá trình kết tinh các chất đóng cặn trong thận. Các chất này có thể là canxi, oxalate, acid uric, phosphate,… Một số triệu chứng mà bệnh nhân mắc sỏi niệu quản có thể gặp phải như đau quặn bụng từng cơn, cơn đau lan xuống vùng bụng dưới rốn, buồn nôn, nôn, đi tiểu ra máu, nước tiểu đục ngầu,…
Áp xe quanh thận
Bệnh lý áp xe quanh thận là hiện tượng xuất hiện ổ mủ quanh thận gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập vào thận thông qua đường tiết niệu. Áp xe quanh thận là hậu quả của một số bệnh lý phổ biến như viêm thận, sỏi thận, trào ngược bàng quang niệu quản (VUR),… Tình trạng này gây ra một số triệu chứng như đau bụng, sụt cân, sốt, ớn lạnh,…
Bệnh lý ruột mạn tính (IBD)
Bệnh lý ruột mạn tính (IBD) bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng là tình trạng viêm mạn tính trên niêm mạc đường tiêu hóa. Hai bệnh lý này khác nhau về vị trí xuất hiện viêm và cơ quan bị tổn thương. Cụ thể như sau:
- Bệnh Crohn: Các vết viêm loét thường xảy ra ở ruột non nhưng nó có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào của ống tiêu hóa, biểu hiện tổn thương không liên tục, phát triển thành từng mảng tách biệt với niêm mạc khỏe mạnh.
- Viêm loét đại trực tràng: Các vết viêm loét chỉ xảy ra ở đại tràng và trực tràng, gây ra các tổn thương liên tục, thường bắt đầu từ trực tràng và lan rộng hơn vào đại tràng.
Bệnh viêm ruột có thể gây ra một số triệu chứng phổ biến như đau bụng, tiêu chảy kéo dài, phân có máu, giảm cân, mệt mỏi,…
> Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn
Đau bụng bên trái dưới rốn
Đau bụng dưới bên trái là báo hiệu các bất thường có thể xảy ra ở đại tràng, buồng trứng (nữ giới),… hoặc do một số tình trạng bệnh lý khác gây ra (nhiễm khuẩn đường niệu, táo bón,…). Trường hợp cảm thấy triệu chứng đau nhói xuất hiện tại vùng bụng bên trái dưới rốn, bệnh nhân nên theo dõi và khẩn trương đi khám nếu triệu chứng trở nặng hoặc kéo dài.
Một số nguyên nhân gây đau bụng bên trái phía dưới là:
- Viêm túi thừa
- Thai ngoài tử cung (nữ)
- Táo bón
- Hội chứng ruột kích thích
Viêm túi thừa
Viêm túi thừa là tình trạng một hoặc nhiều túi thừa ở niêm mạc đại tràng bị viêm hoặc nhiễm trùng. Khi bị viêm túi thừa, người bệnh sẽ thấy đau bụng phía bên trái dưới rốn dữ dội, kéo dài kèm theo triệu chứng táo bón, sốt, buồn nôn và ói mửa,…
Thai ngoài tử cung (nữ)
Thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh làm tổ và phát triển bên ngoài tử cung (thường ở ống dẫn trứng). Thời gian đầu, phụ nữ mang thai ngoài tử cung thường không nhận thấy dấu hiệu nào bất thường. Các triệu chứng có thể xuất hiện khi thai phát triển từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12, bao gồm: đau vùng chậu (âm ỉ, đau buốt hoặc đau quặn thắt), chảy máu âm đạo.
Táo bón
Táo bón là tình trạng đi ngoài khó khăn, giảm tần suất đại tiện (thường ít hơn 3 lần/tuần), phân cứng, có cảm giác đi ngoài không hết phân,… Ngoài ra, người bệnh bị táo bón có thể gặp thêm triệu chứng như đau bụng, đầy bụng, chán ăn,… Các vấn đề về ăn uống và lối sống có thể gây táo bón như chế độ ăn uống thiếu chất xơ, không uống đủ nước, ít hoạt động thể chất, thường xuyên căng thẳng/stress,…
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích (IBS) được định nghĩa là một rối loạn chức năng tiêu hóa với các triệu chứng như đầy hơi, đau quặn bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón,… Hiện nay, nguyên nhân khởi phát của hội chứng này vẫn chưa rõ ràng.
Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích như là vấn đề về tâm lý (trầm cảm, rối loạn giấc ngủ), bệnh lý (nhiễm trùng ống tiêu hóa, co thắt cơ trong ruột) hoặc do một số thực phẩm, thói quen ăn uống gây kích thích ruột,…
> Tìm hiểu thêm: Đau bụng dưới rốn: Nguyên nhân và cách làm giảm đau
Cách chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng bên trái
Tình trạng đau bụng vùng bên trái có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan với mức độ đau khác nhau. Vì thế, việc chẩn đoán chính xác bệnh lý là rất cần thiết để tìm ra hướng khắc phục và điều trị giảm đau hiệu quả.
Các phương pháp chẩn đoán đau bụng bên trái là:
- Khám lâm sàng: Dựa vào vị trí đau bụng bên trái (phía trên bên trái, ngang rốn bên trái hay phía dưới bên trái), mức độ đau và những triệu chứng kèm theo mà bác sĩ sẽ đánh giá tính chất nghiêm trọng của cơn đau và đưa ra chẩn đoán ban đầu.
- Cận lâm sàng: Tùy vị trí đau bụng phía bên trái mà bác sĩ sẽ chỉ định các cận lâm sàng phù hợp. Trong đó bao gồm các xét nghiệm máu, siêu âm bụng, chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT, nội soi tiêu hóa (tiêu chuẩn “vàng” để chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa),…
Nhằm giúp Cô Chú, Anh Chị yên tâm điều trị và giảm bớt về vấn đề chi phí, endoclinic.vn chính thức áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) từ ngày 01/06/2023. Với hình thức thanh toán này, giá dịch vụ nội soi, khám chữa bệnh sẽ dễ dàng tiếp cận với Cô Chú, Anh Chị hơn. Để hiểu thêm về thủ tục khám BHYT tại trung tâm endoclinic.vn, Cô Chú, Anh Chị có thể liên hệ hotline 0939 01 01 01 hoặc xem thêm tại đây: KHÁM BHYT.
Cách điều trị đau bụng bên trái
Phương pháp điều trị đau bụng bên trái (đau bụng trên rốn, đau bụng ngang rốn hoặc đau bụng dưới rốn). Tùy vào nguyên nhân gây đau bụng trái, bác sĩ sẽ xây dựng lộ trình điều trị phù hợp. Thông thường, phương pháp điều trị phổ biến là sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm đau và ngăn bệnh tiến triển nặng. Lưu ý, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần tham vấn ý kiến của bác sĩ có chuyên môn sâu.
Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định làm phẫu thuật để điều trị bệnh lý. Do đó, để biết được cách tốt nhất để điều trị đau bụng bên trái, Cô chú, Anh chị hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết.
Cách giảm triệu chứng đau bụng bên trái ở nhà
Cách giảm đau bụng bên trái ngay tại nhà hiệu quả mà bạn nên áp dụng: Hạn chế thực phẩm dễ đầy bụng, hạn chế chất kích thích, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh,… Giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn và góp phần và giảm tình trạng đau bụng bên trái.
Cần lưu ý rằng, các thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế được lời khuyên từ bác sĩ chuyên môn. Cô chú, Anh chị hãy đi thăm khám bác sĩ nhanh chóng nếu triệu chứng đau bụng bên trái ngày một trầm trọng.
Các cách giảm đau bụng bên trái tại nhà, bao gồm:
- Dùng thực phẩm có công dụng hỗ trợ tiêu hóa: gừng, mật mía, baking soda, rau xanh, trái cây, ngũ cốc,…
- Hạn chế thực phẩm dễ đầy bụng: các chế phẩm từ sữa, bông cải xanh, đậu và các chất có thể gây dị ứng.
- Hạn chế chất kích thích: rượu bia, thuốc lá,…
- Thói quen ăn uống: ăn chậm, nhai kỹ,…
- Sinh hoạt lành mạnh: thường xuyên tập thể dục, dành thời gian nghỉ ngơi,…
Khi nào đến gặp bác sĩ?
Tình trạng đau bụng bên trái có thể tiến triển nghiêm trọng. Người bệnh nên nhanh chóng đến bác sĩ thăm khám khi đi kèm các triệu chứng sau:
- Đau bụng dữ dội hoặc xuất hiện đột ngột.
- Sốt cao.
- Phân có máu.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.
Tùy vào vị trí và tính chất, mà triệu chứng đau bụng bên trái có thể cảnh báo các bệnh lý khác nhau. Vì thế, ngay khi phát hiện triệu chứng đau bụng trái, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và lập phác đồ điều trị hiệu quả.
endoclinic.vn – Trung tâm chuyên sâu về dịch vụ Nội soi và Điều trị bệnh lý tiêu hóa
noisoitieuhoa.com tự hào là phòng khám tiêu hóa chuyên sâu về Nội soi và Chẩn đoán, Điều trị bệnh lý tiêu hóa, trong đó bao gồm tầm soát ung thư thực quản – dạ dày – tá tràng, ung thư đại trực tràng. Đến đây, hành trình chăm sóc sức khỏe tiêu hóa của Quý Khách luôn có sự đồng hành của đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn và kinh nghiệm đến từ các bệnh viện đầu ngành tại TP. Hồ Chí Minh. Với mỗi ca bệnh, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và xây dựng phác đồ điều trị theo Guideline và kê thuốc điều trị Brandname.
Tại endoclinic.vn còn có sự hỗ trợ từ các hệ thống trang thiết bị hiện đại như: máy nội soi tiên tiến với độ phóng đại 100-135 lần, màn hình nội soi độ phân giải 4K, chế độ nhuộm ảo (NBI) giúp bác sĩ quan sát kỹ các tổn thương trong lòng ống tiêu hóa.
Đặc biệt, endoclinic.vn còn kết hợp phương pháp Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) được khuyến cáo theo Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ và Đồng Thuận Châu Á đảm bảo tăng tỷ lệ phát hiện các tổn thương, cụ thể phương pháp này giúp chẩn đoán bệnh lý chính xác từ 90 – 95%.
Trung tâm làm việc sớm từ 6 giờ – 15 giờ, do đó Quý Khách Hàng có thể yên tâm hoàn tất thăm khám trong ngày.
>> Để chăm sóc sức khỏe tiêu hóa, hãy Đặt lịch khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa tại endoclinic.vn ngay hôm nay hoặc liên hệ qua Hotline 028 5678 9999.
Câu hỏi thường gặp
Làm gì khi bị đau bụng bên trái?
Hiện tượng đau bụng phía bên trái xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh có thể thử áp dụng một số cách giảm triệu chứng tại nhà để cải thiện tình trạng đau. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên tồi tệ hơn hoặc kéo dài không dứt, hoặc kèm theo các triệu chứng khác, Cô Chú, Anh Chị nên đến gặp bác sĩ ngay.
Đau nhói bụng dưới bên trái ở nữ là bệnh gì?
Triệu chứng đau phần bụng dưới bên trái ở nữ có thể là dấu hiệu của một số bệnh đường tiêu hóa như viêm ruột, viêm túi thừa, loét dạ dày,… hoặc các bệnh lý ở nữ, bao hồm: tình trạng thai ngoài tử cung, xoắn buồng trứng,… Đây là các bệnh lý có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị, do đó, người bệnh tuyệt đối không chủ quan mà cần nhanh chóng đi khám bác sĩ.
Đau bụng dưới bên trái ở nam là bệnh gì?
Những cơn đau ở bụng dưới bên trái ở nam có thể là triệu chứng của một số bệnh đường tiêu hóa như loét dạ dày, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích (IBS),… hoặc bệnh lý ở nam như viêm tuyến tiền liệt, sỏi niệu đạo,… Người bệnh nên thăm khám và chữa trị kịp thời để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống.
Tài liệu tham khảo:
- Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic
- Cleveland Clinic. Upper Abdominal Pain. 15 02 2023. https://www.ligastrohealth.com/abdominal-pain-locator-where-does-it-hurt (đã truy cập 04 26 2023).
- Buoy employees. Upper Left Abdominal Pain. https://www.buoyhealth.com/learn/pain-upper-left-abdomen (đã truy cập 04 26 2023).
- Diana Wells. What’s Causing Pain Under My Ribs in the Upper Left Abdomen?. 23 03 2020. https://www.healthline.com/health/upper-left-abdominal-pain-under-ribs (đã truy cập 04 26 2023).
- Christine DiMaria. Pyelonephritis. 04 04 2018. https://www.healthline.com/health/pyelonephritis (đã truy cập 04 26 2023).
- Cleveland Clinic. Ureteral Stones. 19 07 2022. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16514-ureteral-stones (đã truy cập 04 26 2023).
- Urology Care Foundation. What is Kidney (Renal) Abscess?. https://www.urologyhealth.org/urology-a-z/k/kidney-(renal)-abscess (đã truy cập 04 26 2023).
- Kat Gál. What is enteritis?. 01 10 2018. https://www.medicalnewstoday.com/articles/323218 (đã truy cập 04 26 2023).
- Mariya Belyayeva; Jordan M. Jeong. Acute Pyelonephritis. 18 09 2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK519537/ (đã truy cập 04 26 2023).
- Christine DiMaria. Pyelonephritis. 04 04 2018. https://www.healthline.com/health/pyelonephritis (đã truy cập 04 26 2023).