HO KHAN KÉO DÀI
Ho là một cơ chế phản xạ tự nhiên giúp loại bỏ độc chất hay chất viêm nhiễm khỏi thanh quản và phế quản. Có 2 loại ho là ho có đờm và không có đờm (còn gọi là ho khan). Tình trạng ho khan kéo dài có thể gây ra nhiều khó chịu, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vậy nguyên nhân gây ho khan là gì? Cách điều trị như thế nào cho hiệu quả? Mời Cô chú, Anh chị cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết sau.
Chi tiết triệu chứng ho khanHO KHAN LÀ GÌ?
Ho khan là tình trạng ho nhưng không khạc ra đàm hoặc chất nhầy. Tùy thuộc vào mức độ nặng mà cơn ho có thể kéo dài liên tục hoặc từng hồi. Triệu chứng ho khan kéo dài (tên tiếng Anh: chronic cough) gây khó chịu cho người bệnh, thường đi kèm với triệu chứng ngứa họng và có thể biểu hiện nghiêm trọng hơn vào ban đêm.
Triệu chứng ho khan có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, dù là trẻ em hay người lớn. Ở trẻ sơ sinh khoảng vài tuần tuổi cũng có thể xuất hiện triệu chứng ho khan. Thông thường, trẻ bị ho khan do nhiễm virus cảm cúm gây kích thích thụ thể thần kinh ở họng.
NGUYÊN NHÂN GÂY HO KHANHo khan là tình trạng ho nhưng không có đàm hoặc dịch nhầy, thường gặp ở cả người lớn và trẻ em (Ảnh minh hoạ sưu tầm).
Ho khan thỉnh thoảng xuất hiện trong thời gian ngắn thường không phải là tình trạng đáng lo ngại. Tuy nhiên, ho khan lâu ngày có thể liên quan đến một bệnh lý nghiêm trọng cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
PHÂN LOẠI TÌNH TRẠNG HO KHAN
Ho khan cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý và hội chứng như chảy dịch mũi sau, hen suyễn, dị ứng, nhiễm virus, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản hoặc các bệnh lý tiềm ẩn khác. Một số bệnh phổi mạn tính cũng là nguyên nhân gây ra ho khan kéo dài.
Các cơn ho khan liên quan đến bệnh cảm lạnh hoặc cúm thường kéo dài từ 1 – 2 tuần, hầu hết sẽ khỏi sau 3 tuần. Ho khan do nhiễm virus có thể kéo dài vài tuần (thường là 8 tuần). Ngoài ra, ho khan lâu ngày có thể là dấu hiệu bệnh lý ở đường hô hấp hoặc bệnh lý ở hệ tiêu hóa.
Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, ho khan được phân thành 3 mức độ là cấp tính, bán cấp tính và mạn tính dựa theo thời gian tình trạng ho khan kéo dài.
- Ho khan cấp tính: Tình trạng ho khan chỉ kéo dài dưới 3 tuần, có thể tự khỏi. Nếu ho kèm theo các triệu chứng như sốt, nhức đầu, buồn ngủ hoặc khó thở thì Cô Bác, Anh Chị cần đến bác sĩ để thăm khám và điều trị.
- Ho khan bán cấp tính: Đây là tình trạng ho khan kéo dài lâu ngày từ 3 – 8 tuần.
- Ho khan mạn tính: Tình trạng ho khan kéo dài trên 8 tuần và có thể là dấu hiệu của bệnh phổi mạn tính hoặc các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Theo thống kê của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ năm 2015 cho thấy, có khoảng 10 – 20% dân số được chẩn đoán ho mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, 2/3 nguyên nhân gây ho mạn tính do hội chứng chảy dịch mũi sau, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản và hen suyễn. Hầu hết người bệnh ho mạn tính có biểu hiện ho khan kéo dài hoặc ho có đàm.
Dựa theo thời gian triệu chứng ho khan kéo dài có thể chia thành ho khan cấp tính, ho khan bán cấp tính hoặc ho khan mạn tính.
NGUYÊN NHÂN GÂY HO KHAN
Nguyên nhân ho khan có thể đến từ bên trong hoặc bên ngoài đường hô hấp. Nhiều người bị ho khan có thể là do bị kích ứng bởi khói thuốc lá, chất kích thích từ môi trường hoặc một số người ho theo thói quen và do yếu tố tâm lý.
Ho khan cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý và hội chứng như chảy dịch mũi sau, hen suyễn, dị ứng, nhiễm virus, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản hoặc các bệnh lý tiềm ẩn khác. Một số bệnh phổi mạn tính cũng là nguyên nhân gây ra ho khan kéo dài.
Các nguyên nhân gây ho khan cấp tính
COVID-19
COVID-19 là bệnh đường hô hấp cấp do coronavirus SARS-CoV-2 gây ra. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho khan, mệt mỏi, tiêu chảy, đau ngực và khó thở.
Một số triệu chứng khác có thể gặp như:
- Nhức mỏi cơ thể
- Nghẹt mũi, sổ mũi
Đau ngực, khó thở có thể xuất hiện theo thời gian mắc bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh có thể gặp nguy hiểm hoặc tử vong. Cô Bác, Anh Chị hãy liên hệ cơ quan y tế ngay để xét nghiệm nếu xuất hiện các dấu hiệu trên.
Người bị mắc COVID-19 ngoài gặp phải biểu hiện ho khan thì còn cảm thấy mệt mỏi, khó thở hoặc đau ngực (Ảnh minh hoạ sưu tầm).
Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Ho khan cấp tính có thể xuất hiện do nhiễm trùng đường hô hấp trên bởi virus xâm nhập vào cơ thể, phát triển và tấn công vào các cơ quan hô hấp, đặc biệt là cổ họng. Các trường hợp nhiễm rhinovirus, nhóm virus cúm, nhóm enterovirus, nhóm adenovirus, nhóm virus hợp bào hô hấp và nhóm metapneumovirus là những nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh, cúm thông thường.
Bệnh thường khởi phát bằng cơn ho có đàm. Khi người bệnh hồi phục sau các đợt nhiễm trùng có thể bị ho khan kéo dài. Ho khan có thể kéo dài hàng tuần đến 2 tháng do nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.
Các triệu chứng khác của nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể bao gồm:
- Sổ mũi
- Đau họng
- Đau cơ
- Sốt
Điều trị ho khan do tăng phản ứng đường thở sau nhiễm trùng lâu dài đòi hỏi thời gian và sự kiên trì của người bệnh. Viên ngậm và nước ấm có thể làm dịu cổ họng, giảm ho.
Viêm xoang cấp
Viêm xoang cấp là tình trạng viêm của các xoang cạnh mũi, thường kéo dài dưới 8 tuần. Chất nhầy từ mũi và xoang chảy xuống phía sau cổ họng gây ra tình trạng ho khan hoặc ho có đàm. Các triệu chứng gây ra bởi viêm xoang cấp có thể bao gồm sốt nhẹ, mệt mỏi, chảy mũi, đau nhức vùng mặt tương ứng với các vùng xoang như vùng trán, quanh hốc mắt, hố nanh,…
Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm xoang cấp có thể tái đi tái lại nhiều lần và dẫn đến viêm xoang mạn tính.
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm mũi xảy ra do phản ứng miễn dịch quá mức với các tác nhân môi trường như phấn hoa, bụi hoặc lông thú cưng.
Dịch nhầy sẽ thường xuyên xuất hiện trong mũi người bệnh. Một phần dịch nhày này sẽ được người bệnh tống ra ngoài, phần chất nhầy còn lại sẽ bị chảy ngược vào bên trong đến cổ họng, làm kích thích vòm họng gây ra phản ứng ho khan lâu ngày, sổ mũi, sốt. Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà có thể bao gồm dùng thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi hoặc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.
Khi một phần dịch nhầy bị đẩy ngược vào bên trong cổ họng, có thể khiến vòm họng bị kích thích, gây ra triệu chứng ho khan, sổ mũi (Ảnh minh hoạ sưu tầm).
Các nguyên nhân gây ho khan mạn tính
Ho khan kéo dài còn có thể là do vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa hoặc các cơ quan khác. Một số nguyên nhân phổ biến gây ho khan mạn tính bao gồm bệnh GERD, hen suyễn, hội chứng UACS…
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng dịch axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Axit dạ dày có thể gây kích ứng thực quản và kích hoạt phản xạ ho. Theo thống kê của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ năm 2015, GERD là nguyên nhân gây ho khan mạn tính ở 40% người bệnh.
Một số triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản bao gồm:
- Ợ hơi, ợ nóng
- Buồn nôn, nôn
- Đau họng, khó nuốt
- Hơi thở hôi
Tuy nhiên, có đến 75% người bệnh chỉ có triệu chứng ho khan do bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, mà không gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác. Điều này gây khó khăn trong việc chẩn đoán GERD ở những người bệnh chỉ bị ho khan mạn tính.
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản bằng thuốc không kê đơn (OTC) hoặc thuốc kê đơn bao gồm thuốc kháng axit dạ dày, thuốc ức chế axit dạ dày và thuốc ức chế bơm proton. Người bệnh được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc nhằm làm giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu.
> Tham khảo thêm: Thuốc trào ngược dạ dày thực quản phổ biến hiện nay
Hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh lý hô hấp mạn tính liên quan đến tình trạng phù nề và co thắt đường dẫn khí trong phổi. Triệu chứng phổ biến nhất của hen suyễn là ho khan kéo dài, thường nặng hơn vào ban đêm và buổi sáng khi người bệnh vừa ngủ dậy.
Ho là một triệu chứng phổ biến của bệnh hen suyễn nhưng không phải là triệu chứng nổi bật nhất. Hen phế quản dạng ho (Cough Variant Asthma – CVA) là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất của ho mạn tính. Điều đáng chú ý là 30 đến 40% người lớn mắc thể hen phế quản dạng ho có thể tiến triển thành hen thực sự trừ khi được điều trị kịp thời.
Các triệu chứng khác của bệnh hen suyễn có thể bao gồm:
- Thở khò khè
- Khó thở
- Co thắt và đau ngực
- Khó ngủ do thở khò khè, ho
- Thở rít, có tiếng huýt sáo khi thở ra.
Các triệu chứng này thường tái đi tái lại và trở nặng về đêm, khi gắng sức hoặc khi gặp lạnh. Điều trị hen suyễn bằng các loại thuốc tác dụng kéo dài như corticosteroid dạng hít. Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn được sử dụng để điều trị các cơn hen suyễn không thường xuyên như albuterol (Ventoline).
Bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh các loại thuốc hỗ trợ trị hen suyễn dạng hít để phần nào làm dịu triệu chứng của bệnh như ho khan, thở khò khè, khó thở, đau ngực (Ảnh minh hoạ sưu tầm).
Hội chứng ho hô hấp trên (Upper airway cough syndrome – UACS)
Hội chứng ho hô hấp trên còn được biết đến là hội chứng nhỏ mũi sau hay hội chứng chảy dịch mũi sau (postnasal drips).
Hội chứng chảy dịch mũi sau là tình trạng người bệnh bị cảm lạnh hoặc dị ứng theo mùa, các màng trong mũi phản ứng bằng cách tiết ra nhiều chất nhầy hơn bình thường. Loại chất nhày này không giống như chất nhầy bình thường (lành mạnh) mà có dạng nước lỏng hơn, vì vậy nó dễ dàng chảy xuống phía sau cổ họng.
Chảy dịch mũi sau có thể kích thích các thụ thể thần kinh phía sau cổ họng gây ho. Các triệu chứng khác của chảy dịch mũi sau bao gồm:
- Đau họng
- Cảm giác có khối u ở phía sau cổ họng
- Khó nuốt
- Sổ mũi
- Ho vào ban đêm
Do người bệnh có biểu hiện lâm sàng không điển hình nên chẩn đoán thường chỉ được xác định sau khi được điều trị theo kinh nghiệm bằng thuốc kháng histamine và liệu pháp chống nghẹt mũi.
Các lựa chọn điều trị cho hội chứng chảy nước mũi sau bao gồm thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.
Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) xoang.
Các Triệu Chứng Ho KhanMột số nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ho khan
Một số nguyên nhân khác ít phổ biến hơn nhưng cũng có thể khiến Cô Bác, Anh Chị bị ho khan lâu ngày như yếu tố môi trường, ung thư phổi, xơ phổi vô căn, bệnh lao, ho gà, xẹp phổi, viêm khí quản,…
Chất kích thích môi trường
Có nhiều nguyên nhân trong không khí gây kích ứng đường hô hấp như:
- Khói bụi, ô nhiễm, nấm mốc và phấn hoa.
- Các hạt hóa học, chẳng hạn như sulfur dioxide hoặc nitric oxide.
- Không khí quá khô hoặc quá lạnh.
Nếu Cô Bác, Anh Chị sống ở nơi có khí hậu khô, hãy thử sử dụng máy tạo độ ẩm để tạo thêm độ ẩm cho không khí trong nhà.
Thuốc ức chế men chuyển (ACE)
Thuốc ức chế men chuyển như enalapril và lisinopril là các loại thuốc kê đơn điều trị bệnh, trong đó có bệnh cao huyết áp. Một trong những tác dụng phụ của thuốc ức chế men chuyển là gây ho khan mạn tính.
Theo thống kê của Harvard Health năm 2019, khoảng 20% người bệnh dùng thuốc ức chế men chuyển điều trị bệnh sẽ bị ho khan.
Ung thư phổi
Mặc dù không phổ biến, đôi khi triệu chứng ho khan mạn tính có thể là dấu hiệu của ung thư phổi. Ung thư phổi gây ra tình trạng ho kéo dài, dai dẳng, cơn ho dữ dội có thể gây đau tức ngực. Các triệu chứng khác của ung thư phổi có thể bao gồm ho ra máu hoặc ho đàm có máu, khó thở, đau tức ngực, thở khò khè, khàn tiếng, suy nhược, giảm cân không rõ nguyên nhân.
Nếu Cô Bác, Anh Chị xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào kể trên (đặc biệt đối với những ai có thói quen hút thuốc lá hay có tiền sử gia đình bị ung thư phổi) cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.
Ho khan kéo dài cũng là một dấu hiệu của bệnh ung thư phổi, người bệnh cần thăm khám sớm để được Bác sĩ hỗ trợ chẩn đoán và điều trị.
Xơ phổi vô căn
Xơ phổi vô căn (IPF) là tình trạng mô sẹo phát triển bên trong phổi mà không xác định được nguyên nhân gây ra bệnh. Mô sẹo dày ở thành phế nang phổi khiến người bệnh khó thở, dẫn đến nồng độ oxy trong máu giảm xuống.
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của xơ phổi vô căn là ho khan kéo dài. Các triệu chứng khác có thể bao gồm khó thở, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi,…
Hiện nay, không có cách chữa khỏi bệnh xơ phổi vô căn, vì vậy các liệu pháp điều trị tích cực giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Các phương pháp lựa chọn trong điều trị bệnh xơ phổi vô căn có thể bao gồm sử dụng thuốc pirfenidone và nintedanib, liệu pháp oxy, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng hô hấp hoặc cấy ghép phổi.
Xẹp phổi
Xẹp phổi do tràn khí màng phổi là tình trạng xẹp hoàn toàn hoặc một phần của toàn bộ phổi hoặc khu vực (thùy) của phổi. Xẹp phổi do tràn khí màng phổi là một trong những biến chứng hô hấp phổ biến nhất sau phẫu thuật, ở người mắc bệnh phổi hoặc bị chấn thương ở ngực.
Ngoài triệu chứng ho khan, bệnh này còn có thể gây ra đau ngực đột ngột, khó thở, thậm chí có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp,…
Bệnh lao
Bệnh lao là một căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do một loại vi khuẩn có tên Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh có thể lây lan từ người sang người thông qua không khí.
Vi khuẩn gây ra bệnh lao không chỉ tấn công phổi mà còn có thể thông qua đường máu hoặc hạch bạch huyết để di trú đến các bộ phận khác của cơ thể, điển hình như thận, cột sống và não để gây bệnh. Bệnh lao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới tử vong.
Trong giai đoạn ủ bệnh, người bệnh có thể thấy cơ thể hoàn toàn bình thường và không có bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh trong giai đoạn này thường không lây lan sang người khác. Sau khi bệnh đã phát triển, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện rõ rệt. Bệnh lao ở phổi có thể gây ra các triệu chứng như:
- Ho nặng kéo dài 3 tuần hoặc lâu hơn
- Đau ngực
- Ho ra máu hoặc đờm (đờm từ sâu bên trong phổi)
Các triệu chứng khác của bệnh lao, bao gồm:
- Cơ thể yếu hoặc mệt mỏi
- Giảm cânChán ăn
- Sốt, ớn lạnh
- Đổ mồ hôi vào ban đêm
Khi vi khuẩn đã tấn công sang các bộ phận khác, các triệu chứng của bệnh có thể sẽ phụ thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng. Nếu phát hiện bất kỳ các triệu chứng nào ở trên, Cô Bác, Anh Chị nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Vi khuẩn gây ra bệnh lao không chỉ tấn công phổi, dẫn đến ho nặng, ho ra máu và đờm mà còn di trú đến bộ phận khác của cơ thể, từ đó nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh (Ảnh minh hoạ sưu tầm).
Ho gà
Ho gà là bệnh truyền nhiễm gây ra do vi khuẩn ho gà có tên khoa học là Bordetella pertussis. Vi khuẩn này có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp và gây ra biểu hiện ho khan nghiêm trọng. Ngoài ra, người bệnh sẽ có một số triệu chứng như hít thở khò khè và dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường trong giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển, sẽ gây ho khan nghiêm trọng, cơn ho lặp đi lặp lại trên 5 tiếng và ho liên tục, dữ dội không kiểm soát được.
Bệnh ho gà từng là một căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng hiện nay hầu hết trẻ em đều được tiêm vắc xin phòng bệnh. Các trường hợp như trẻ em còn quá nhỏ chưa hoàn thành việc tiêm chủng hoặc thanh thiếu niên và người lớn có khả năng miễn dịch giảm sẽ dễ mắc bệnh ho gà.
Viêm khí quản
Khi bị viêm khí quản giai đoạn đầu, người bệnh thường có biểu hiện là các cơn ho khan, rát họng. Triệu chứng ho khan kéo dài nếu không được điều trị sẽ chuyển thành ho có đàm. Bệnh thường kèm theo triệu chứng sốt cao, tuy nhiên nếu được phát hiện kịp thời thì bệnh cũng rất dễ điều trị và nhanh khỏi.
Các nguyên nhân khác cũng có thể gây nên tình trạng ho khan, bao gồm:
- Thói quen hút thuốc lá.
- Hít phải dị vật như thức ăn hoặc các vật khác vô tình bị hít phải, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ và ngáy.
- Yếu tố tâm lý: khi ho chỉ xuất hiện vào ban ngày và không phải do bệnh tật phần lớn là ho theo thói quen.
Các yếu tố khởi phát và tăng triệu chứng ho khan
Các yếu tố khởi phát của ho khan:
Ho khan kéo dài
khởi phát vào ban đêm là biểu hiện của bệnh lý hen suyễn, viêm xoang, trào ngược dạ dày – thực quản hay suy tim. Ho khan xảy ra sau bữa ăn có thể liên quan bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Ho khi tiếp xúc với yếu tố kích thích, dị nguyên gợi ý tình trạng tăng nhạy cảm đường thở.
Các yếu tố làm tăng triệu chứng của ho khan:
- Hít sâu.
- Hít không khí lạnh, khô.
- Cười.
- Hít phải không khí ô nhiễm như khói thuốc lá, bụi,…
- Nói liên tục.
- Thay đổi thời tiết, nhiệt độ.
Hít phải khói thuốc lá thường xuyên có thể làm tăng triệu chứng ho khan (Ảnh minh hoạ sưu tầm).
CÁC TRIỆU CHỨNG ĐI KÈM HO KHAN LÀ GÌ?
Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng ho khan có thể đi kèm với một hoặc nhiều biểu hiện khác nhau như tức ngực, khó thở, khàn tiếng, ngứa họng, buồn nôn,… Cô Bác, Anh Chị cần chú ý các triệu chứng đi kèm ho khan vì chúng có thể cảnh báo một tình trạng bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.
Thông thường, những cơn ho khan sẽ có dấu hiệu gia tăng vào ban đêm, cáctriệu chứng ho khan dần xuất hiện liên tục gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Các triệu chứng tiêu hóa có thể xảy ra cùng với ho khan
Ho khan có thể kèm theo các triệu chứng khác ảnh hưởng đến đường tiêu hóa do bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, bao gồm:
- Cảm giác nóng rát ở ngực (ợ chua), thường là sau khi ăn, có thể nặng hơn vào ban đêm
- Tức ngực
- Khó nuốt
- Ợ nóng, khó tiêu do axit
- Khó thởBuồn nôn, nôn ói
- Miệng tiết nhiều nước bọt, hôi miệng, mòn men răng
Các triệu chứng khác có thể xảy ra cùng với ho khan
Ho khan có thể đi kèm với các triệu chứng liên quan đến các hệ thống cơ thể khác bao gồm:
- Thường xuyên mệt mỏi
- Đau đầu
- Thở khò khè, khó thở
- Khàn tiếng
- Ngứa mũi
- Cổ họng đau rát, ngứa họng
- Ớn lạnh
- Buồn nôn, nôn
- Sốt khoảng 38 độ đến 40 độ C
- Ra mồ hôi trộmĐau bụng và ngực, đặc biệt khi ho
Ho khan nhiều làm cho người bệnh bị đau, rát cổ họng, khàn tiếng và thở khò khè (Ảnh minh họa sưu tầm).
Ho khan khi nào cần đi thăm khám?
Cô Bác, Anh Chị có thể không cần đến khám Bác sĩ nếu cơn ho khan cấp tính, thuyên giảm khi điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu ho khan kéo dài, kèm theo các triệu chứng dưới đây thì Cô Bác/Anh Chị nên đi tới bệnh viện, phòng khám nội soi tiêu hóa uy tín để Bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Các triệu chứng cảnh báo đi kèm với ho khan cần đi khám gồm:
- Chán ăn, mất khẩu vị.
- Ho ra nhiều chất nhầy.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Suy nhược, mệt mỏi.
Các triệu chứng có thể cho thấy tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:
- Sốt cao (cao hơn 103 độ F hay trên 38 độ C) và ớn lạnh.
- Ho ra máu.
- Đau tức ngực đột ngột không rõ nguyên nhân.
- Thở gấp, thở khò khè hoặc khó thở.
Các triệu chứng đi kèm ho khan cảnh báo tình trạng nguy cấp, đe dọa tính mạng:
- Tím tái hoặc thiếu oxy được đo qua máy đo bão hòa oxy qua da (máy đo SpO2).
- Thở rít mỗi khi hít vào.
- Suy hô hấp.
- Tình trạng nhiễm độc.
- Khám phổi bất thường.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG HO KHAN
Để chẩn đoán triệu chứng ho khan chính xác, nhằm tìm ra nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị ho khan phù hợp, bác sĩ sẽ kết hợp khám lâm sàng, đánh giá sức khỏe tổng quát và thực hiện các cận lâm sàng chẩn đoán.
Khám lâm sàng
Cô Bác, Anh Chị sẽ cung cấp thông tin cụ thể về triệu chứng ho khan, tiền sử dùng thuốc điều trị bệnh, bệnh sử cá nhân và gia đình. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiến hành xác định:
- Xác định mức độ ho khan, ho có quá mức không?
- Đánh giá nguyên nhân có thể gây ho khan.
- Xác định triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nếu có.
- Xác định sự hiện diện của khối u, nguyên nhân gây tắc nghẽn đường hô hấp.
Bác sĩ có thể đặt một vài câu hỏi cho người bệnh để xác định mức độ, triệu chứng đi kèm ho khan và nguyên nhân gây ra ho khan (Ảnh minh họa sưu tầm).
Cận lâm sàng chẩn đoán
Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện cận lâm sàng như làm các xét nghiệm, nội soi ống tiêu hóa và chẩn đoán hình ảnh để xác định tình trạng bệnh, nguyên nhân gây ra triệu chứng ho khan nhằm đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Nội soi ống tiêu hóa
Nội soi tiêu hóa là tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa và hô hấp với độ chính xác cao. Bác sĩ có thể sẽ tiến hành:
Nội soi ống tiêu hóa trên (bao gồm nội soi thực quản và nội soi dạ dày): đây là phương pháp dùng một dây soi có gắn camera độ phóng đại trên 500 lần, soi đến cấp độ tế bào kết hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để chẩn đoán chính xác và đồng nhất kết quả. Chẩn đoán các bệnh lý ở ống tiêu hóa trên gây ho khan như bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, viêm thực quản.
Nội soi phế quản: Đây là thủ thuật giúp bác sĩ quan sát đường hô hấp bằng một ống soi mềm (soi phế quản) để chẩn đoán các bệnh lý về phổi như xẹp phổi, khối u ở phổi, ho ra máu, ho kéo dài hơn ba tháng nhưng không rõ nguyên nhân,…
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm về phương pháp nội soi:
Xét nghiệm
Các xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm đàm, dị ứng, chức năng hô hấp và kiểm tra độ pH thực quản có thể được bác sĩ yêu cầu.
- Xét nghiệm đàm: Xét nghiệm tìm vi trùng lao, có thể thực hiện cấy đàm hay PCR phết mũi hầu tìm Bordetella pertussis.
- Xét nghiệm dị ứng:Các xét nghiệm dị ứng được chỉ định khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý về tình trạng dị ứng với một hoặc nhiều chất. Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng có thể bao gồm: ho khan, phát ban, nghẹt mũi, hắt hơi, hen, khó thở,…
- Xét nghiệm chức năng hô hấp với test giãn phế quản: Đo chức năng hô hấp là biện pháp sử dụng máy đo các dòng khí khi hít vào, thở ra, từ đó tính toán được nhiều chỉ số chức năng phổi quan trọng như thể tích hô hấp, dung tích hô hấp và lưu lượng thở. Phương pháp giúp đánh giá mức độ tắc nghẽn phế quản và mức độ trầm trọng của giãn phế nang và chẩn đoán bệnh hen suyễn, xơ phổi vô căn.
- Kiểm tra độ pH: Nếu kết quả nội soi không thấy bất thường, bác sĩ có thể đo nồng độ axit bên trong thực quản bằng cách thực hiện kiểm tra pH 24 giờ kể cả khi đã điều trị bằng chất ức chế bơm proton. Phương pháp này sẽ đo lượng axit trong thực quản khi cơ thể ở các trạng thái khác nhau, chẳng hạn như trong khi ăn hoặc ngủ giúp chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Để chẩn đoán nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một vài xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm đàm, xét nghiệm dị ứng,… (Ảnh minh họa sưu tầm).
Chẩn đoán hình ảnh
Đánh giá hình ảnh của bệnh nhân ho khan lâu ngày là một yếu tố quan trọng trong chẩn đoán. Bác sĩ sẽ chỉ định các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để tránh tốn kém chi phí không cần thiết và tránh biến chứng có thể xảy ra.
- X-quang ngực thẳng: Phương pháp để khảo sát bệnh lý liên quan đến tim, phổi và các vùng cơ quan chức năng lân cận. Qua phim chụp, Bác sĩ sẽ thấy các chất dịch trong phổi hoặc khoảng không gian rỗng xung quanh phổi, cấu trúc tim, căn cứ xác định viêm phổi hoặc ung thư phổi.
- X-quang xoang Blondeau – Hirtz: Phương pháp giúp Bác sĩ quan sát được tình trạng thông tắc của xoang, chẩn đoán viêm xoang mà không cần phải nội soi xoang. Bao gồm 2 tư thế chụp X-quang xoang phổ biến là chụp X-quang xoang tư thế Blondeau (mũi – cằm – phim) và Hirtz (cằm – đỉnh sọ).
- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) ngực – xoang: Đây là phương pháp để phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý viêm xoang, khối u ở các hốc xoang mũi, ung thư.
HO KHAN KÉO DÀI LÂU NGÀY GÂY RA BIẾN CHỨNG GÌ?
Ho khan nguy hiểm không phụ thuộc vào việc người bệnh có can thiệp triệu chứng này sớm hay không. Nếu ho khan kéo dài không được điều trị kịp thời, có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống, gây khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh. Ho khan lâu ngày còn có thể gây ra biến chứng bệnh lý nguy hiểm khác về ống tiêu hóa trên, đường hô hấp, tim mạch, thần kinh, cơ xương,…
Biến chứng bệnh lý tiêu hóa trên
Ho khan quá mức kéo dài có thể gây ra biến chứng bệnh lý tiêu hóa trên như thoát vị khe hoành thực quản. Đây là tình trạng dạ dày trượt lên qua lỗ cơ hoành. Thoát vị khe hoành thực quản bao gồm thoát vị hoành dạng trượt và thoát vị hoành dạng khe.
Biến chứng bệnh lý khác
Ho khan kéo dài gây ra các biến chứng bệnh lý đường hô hấp, tim mạch, thần kinh trung ương, bệnh lý cơ xương,…
- Bệnh lý hô hấp: bao gồm tràn khí màng phổi, trung thất, màng bụng, tràn khí dưới da, tổn thương thanh quản.
- Bệnh lý tim mạch: bao gồm rối loạn nhịp tim, mất ý thức, xuất huyết kết mạc.Bệnh lý thần kinh trung ương: bao gồm ngất, đau đầu, thuyên tắc khí.
- Bệnh lý cơ xương: bao gồm đau cơ gian sườn, tổn thương cơ thẳng bụng với tăng CPK, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Ngoài ra, ho khan kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề, biến chứng khác như:
- Ho khan nhiều lần có thể dẫn đến tiểu không tự chủ ở nữ giới, đặc biệt là người lớn tuổi, phụ nữ đã hoặc đang mang thai.
- Giấc ngủ bị gián đoạn dẫn đến mệt mỏi là vấn đề thường gặp đối với những người bị ho khan lâu ngày, dai dẳng.
- Những cơn ho dữ dội hoặc không kiểm soát được đôi khi có thể gây nôn.Đau đầu do ho khan kéo dài.Chóng mặt.Chấm xuất huyết, ban xuất huyết.
Ho khan kéo dài, dai dẳng nhất là vào ban đêm có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh và dẫn đến mệt mỏi (Ảnh minh họa sưu tầm).
CÁCH PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG HO KHAN
Cách trị ho khan phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Ho khan lâu ngày có thể là do nhiều căn bệnh cùng gây ra, vì vậy xác định nguyên nhân là bước quan trọng nhất để điều trị bệnh. Một số cách trị ho khan phổ biến như sử dụng thuốc trị ho khan, kẹo ngậm, các loại thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh,… Người bệnh cũng có thể sử dụng các thực phẩm tự nhiên để hỗ trợ điều trị ho khan tại nhà.
Các loại thuốc điều trị ho khan
Các phương pháp điều trị chung có thể cải thiện các triệu chứng ho khan của người bệnh, bao gồm:
- Viên ngậm trị ho: kẹo ngậm có chứa các thành phần như mật ong, tinh dầu bạc hà và bạch đàn, có thể làm dịu kích ứng và giảm triệu chứng ho khan.
- Thuốc ức chế ho: sử dụng thuốc giảm ho không kê đơn, thường chứa các hoạt chất pholcodine, dextromethorphan, codeine, dihydrocodeine và pentoxyverine có thể làm giảm phản xạ ho của người bệnh. Các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc giảm ho bao gồm buồn ngủ, buồn nôn, nôn và táo bón
- Thuốc kháng histamin: Người bệnh bị ho khan do dị ứng có thể được kê đơn thuốc có desloratadine, chlorpheniramine, alimemazin hoặc promethazine.
Bên cạnh đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người bệnh sẽ được chỉ định riêng các loại thuốc để điều trị, bao gồm:
- Ho khan do bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) hoặc thuốc kê đơn bao gồm thuốc kháng axit dạ dày, thuốc ức chế axit dạ dày và thuốc ức chế bơm proton (PPI) có thể giảm ho khan và trào ngược axit dạ dày.
- Ho khan do nhiễm trùng đường hô hấp trên: Thông thường, trường hợp này không cần phải điều trị, ngoại trừ trường hợp viêm xoang cần điều trị bằng kháng sinh. Có thể sử dụng thuốc làm giảm nhẹ triệu chứng như paracetamol hoặc aspirin và người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước.
- Ho gà: sử dụng một số loại thuốc ức chế ho như codein, dextromethorphan, clarithromycin và erythromycin.
- Ho khan do hen suyễn: sử dụng các loại thuốc như theophylline, salbutamol, glucocorticoids, axit chromoglycic.
- Ho khan do tình trạng tắc nghẽn phổi mạn tính: sử dụng các loại thuốc như cortisone dạng xịt, difillin, formoterol hoặc một số loại thuốc kháng sinh.
- Ho khan do viêm phổi: sử dụng các loại thuốc như dextromethorphan và các loại thuốc kháng virus.
- Ho khan do viêm mũi dị ứng hoặc chảy dịch mũi sau: có thể sử dụng thuốc xịt mũi bằng nước muối sinh lý và xịt mũi corticosteroid để giảm nghẹt mũi, sổ mũi.
Tùy vào nguyên nhân ho khan khác nhau mà Bác sĩ chỉ định người bệnh uống đúng thuốc, đúng thời gian để vừa hỗ trợ thuyên giảm triệu chứng, vừa tránh ảnh hưởng sức khỏe (Ảnh minh họa sưu tầm).
Cách giảm ho khan tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị ho khan, người bệnh cũng có thể áp dụng một số phương pháp tại nhà để giảm nhẹ các triệu chứng do ho khan gây ra.
Một số cách giảm ho khan tại nhà gồm:
- Mật ong: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, có thể hỗ trợ giảm bớt kích ứng và giảm tình trạng ho khan. Người bệnh có thể thử dùng một thìa mật ong vài lần mỗi ngày hoặc thêm mật ong vào trà, nước ấm để uống. Lưu ý, tuyệt đối không cho trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng mật ong để tránh tình trạng ngộ độc.
- Nghệ: Nghệ có chứa curcumin – một hợp chất hỗ trợ chống viêm, kháng virus và kháng khuẩn. Curcumin cũng giúp hỗ trợ giảm nhẹ tình trạng ho kha. Người bệnh có thể thêm 1 thìa cà phê bột nghệ vào đồ uống hoặc pha trà nghệ ấm để dùng.
- Gừng: Một đánh giá năm 2013 về các nghiên cứu từ Đại học Columbia đã báo cáo rằng, hợp chất gingerol trong gừng có thể giúp ngăn chặn tình trạng tăng phản ứng của đường thở (AHR), từ đó giúp giảm triệu chứng của bệnh hen suyễn, bao gồm cả ho. Người bệnh có thể pha trà gừng, kết hợp với mật ong để hỗ trợ giảm triệu chứng ho khan. Tuy nhiên, cần hạn chế tiêu thụ quá nhiều gừng vì có thể gây khó chịu cho dạ dày, ợ nóng hoặc tiêu chảy.
- Bạc hà: Bạc hà có chứa tinh dầu bạc hà, có khả năng làm tê tạm thời phần cổ họng bị kích thích khi ho. Nhờ vậy, tinh dầu bạc hà có thể giúp giảm đau và giảm cảm giác muốn ho, khiến người bệnh thấy thoải mái hơn. Có nhiều cách sử dụng bạc hà như ngậm viên bạc hà, uống trà bạc hà trước khi ngủ để hỗ trợ giảm ho khan vào ban đêm.
- Nước muối: Súc miệng bằng nước muối thường được khuyến cáo thực hiện để hỗ trợ giảm đau họng và ho gây ra bởi cảm lạnh thông thường. Theo một nghiên cứu năm 2019 trên tạp chí Scientific Reports, súc miệng bằng nước muối ba lần một ngày có thể hỗ trợ giảm ho và khàn giọng.
Gừng là một trong những thực phẩm tự nhiên hỗ trợ giảm ho khan, khó chịu cho người bệnh tại nhà (Ảnh minh họa sưu tầm).
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HO KHAN
Không phải tất cả các nguyên nhân gây ho khan đều có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, Cô Bác, Anh Chị có thể giảm thiểu nguy cơ bị ho khan bằng cách thực hiện những điều sau:
- Ngừng hút thuốc.
- Tránh các loại khí độc, khí ô nhiễm từ xe cộ, môi trường đặc biệt là từ khói thuốc lá và các chất kích thích.
- Uống nhiều nước.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí.
- Ăn một số loại kẹo ngậm có thể giúp giảm ho khan, làm dịu cổ họng.
- Bảo vệ khu vực cổ họng bằng cách vệ sinh sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lý.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng hoặc quá lạnh để tránh niêm mạc họng bị tổn thương.
- Đeo khẩu trang ở nơi công cộng hoặc nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có cồn, có gas,…
- Nâng đầu giường khoảng 15 cm (6 inch) có thể giúp giảm các triệu chứng chảy nước mũi sau và triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
- Tắm bằng nước ấm vì nước ấm và hơi nước từ vòi sen có thể làm dịu cổ họng bị khô rát.
Ho khan, đặc biệt là ho khan kéo dài có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh không được chủ quan khi xuất hiện triệu chứng này, mà cần chủ động thăm khám với Bác sĩ tại các cơ sở y tế đáng tin cậy để được chẩn đoán chính xác. Đây cũng là một bước quan trọng để quá trình điều trị được thuận lợi và đem lại hiệu quả.
Nội soi là một trong các cận lâm sàng được chỉ định để chẩn đoán ho khan gây ra bởi các bệnh lý tiêu hóa. Thông qua nội soi, Bác sĩ có thể phát hiện tổn thương, tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng để có biện pháp can thiệp kịp thời. Kỹ thuật này yêu cầu có Bác sĩ giỏi, giàu chuyên môn thực hiện, nhằm đem lại kết quả chẩn đoán chính xác, giảm tỷ lệ bỏ sót tổn thương.
endoclinic.vn là Trung Tâm Nội Soi & Chẩn Đoán Bệnh Lý Tiêu Hoá Chuyên Sâu tại TP. HCM được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, đến từ nhiều hãng uy tín như Olympus, Fujifilm để chẩn đoán các bệnh lý về tiêu hóa. Đến với endoclinic.vn, Cô Bác/Anh Chị còn trực tiếp thăm khám với các Bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm và đến từ bệnh viện lớn đầu ngành.
Bác sĩ áp dụng kỹ thuật nội soi tiên tiến, giúp chẩn đoán nhanh chóng, giảm tỷ lệ bỏ sót bệnh. Nổi bật là dịch vụ Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) – được khuyến cáo theo Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ và Đồng Thuận Châu Á để tăng tỷ lệ phát hiện tổn thương, đồng thời cam kết chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác lên tới 90% – 95%.
Tại endoclinic.vn ứng dụng kỹ thuật nội soi hiện đại, điển hình là phương pháp Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh tới 90 – 95% (Ảnh lấy từ Endo Clinic).
Sau chẩn đoán, Bác sĩ endoclinic.vn sẽ lập phác đồ điều trị theo Guideline phù hợp với mỗi bệnh nhân và kê đơn thuốc Brand-name chính hãng, mang lại hiệu quả chữa trị cao. Đặc biệt, chi phí khám, điều trị bệnh tại endoclinic.vn vô cùng rõ ràng và hợp lý, giúp Cô Bác/Anh Chị giảm thiểu áp lực về tài chính.
endoclinic.vn làm việc từ 6 giờ sáng đến 15 giờ chiều để Khách Hàng ở tỉnh xa có thể khám sớm và về ngay trong ngày. Cô Bác/Anh Chị nếu đang gặp phải vấn đề ho khan khó chịu cần thăm khám, hãy đặt lịch khám tại: Đặt lịch khám hoặc liên hệ hotline 0939 01 01 01 để được Bác sĩ tư vấn chi tiết hơn.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Ho khan là tình trạng ho nhưng không kèm khạc ra đàm hoặc chất nhầy. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà cơn ho có thể kéo dài liên tục hoặc từng hồi. Triệu chứng ho khan kéo dài, nếu có đi kèm với các triệu chứng khác như ngứa họng có thể làm người bệnh vô cùng khó chịu.
Ho khan kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như GERD, hen suyễn, hội chứng chảy dịch mũi (UACS). Ngoài ra, còn có một số bệnh lý khác ít phổ biến hơn nhưng vẫn làm Cô Bác/Anh Chị bị ho khan lâu ngày như ung thư phổi, xơ phổi vô căn, bệnh lao, ho gà, xẹp phổi,…
Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng ho khan có thể đi kèm với một hoặc nhiều biểu hiện khác nhau như tức ngực, khó thở, khàn tiếng, ngứa họng, buồn nôn,… Cô Bác, Anh Chị cần chú ý các triệu chứng đi kèm ho khan vì chúng có thể cảnh báo một tình trạng bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng. Nếu thấy tình trạng ngày càng nghiêm trọng, Cô Bác, Anh Chị nên đi thăm khám nhanh chóng để được chữa trị kịp thời.
Việc lựa chọn các phương pháp điều trị ho khan sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và chỉ định các cận lâm sàng để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó cân nhắc nhiều phương án điều trị. Các phương án thông thường gồm sử dụng thuốc trị ho khan, kẹo ngậm, các loại thuốc điều trị hoặc bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên để người bệnh tự điều trị tại nhà hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic
- American Lung Association Scientific and Medical Editorial Review Panel. Learn About Cough. 23 02 2021. https://www.lung.org/lung-health-diseases/warning-signs-of-lung-disease/cough/learn-about-cough (đã truy cập 07 07, 2021).
- Mahashur, Ashok. “Chronic dry cough: Diagnostic and management approaches.” National Center for Biotechnology Information, U.S. National Library of Medicine. 2015. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4298918/ (đã truy cập 07 07, 2021).
- Osborn, Corinne O’Keefe. What Causes a Dry Cough? Biên tập bởi Judith Marcin. 07 03 2019. https://www.healthline.com/health/dry-cough(đã truy cập 07 07, 2021).
- Yellayi, Sirisha, biên tập viên. What can cause a dry cough? 13 05 2020. https://www.medicalnewstoday.com/articles/324912 (đã truy cập 07 07, 2021).
- Cleveland Clinic medical professional. Dry Cough and Chest Tightness. 29/09/2021. https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/21888-dry-cough-and-chest-tightness (đã truy cập 25/05/2023)
- J. Keith Fisher. 13 Home Remedies for a Dry Cough. 28/02/2023. https://www.healthline.com/health/cold-flu/home-remedies-for-dry-cough (đã truy cập 25/05/2023)
- Pat Bass, MD. 15 Home Remedies for a Dry Cough. 04/05/2023. https://www.verywellhealth.com/remedies-for-dry-cough-200667 (đã truy cập 25/05/2023)
- 9. NHS. Cough. 12/01/2021. https://www.nhs.uk/conditions/cough/ (đã truy cập 25/05/2023)
TIN SỨC KHỎE
Tổng hợp tin sức khỏe tiêu hóa, cẩm nang sức khỏe tiêu hóa. Nếu nội dung Quý khách quan tâm chưa có, Quý khách có thể liên hệ để đặt câu hỏi với bác sĩ để được tư vấn.
ĐỐI TÁC
ĐẶT LỊCH KHÁM TIÊU HÓA
Đặt lịch khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng
Endo Clinic
Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư
THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H)
VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H)