Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Bạn đang gặp phải các triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày như ợ nóng, ợ trớ, buồn nôn, nôn, khó nuốt,… và cần tìm kiếm một loại thuốc điều trị phù hợp? Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc khác nhau được bày bán. Như vậy, chúng là gì? Và đâu là loại thuốc được bác sĩ thường chỉ định? Hãy cùng endoclinic.vn tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về các loại thuốc trào ngược dạ dày phổ biến hiện nay và cách lựa chọn thuốc phù hợp.

Lưu ý:

Trào ngược dạ dày thuật ngữ chính xác là trào ngược dạ dày – thực quản. Tuy nhiên, bài viết này sẽ sử dụng thuật ngữ trào ngược dạ dày với mục đích là giúp tiếp cận được nhiều đọc giả hơn.
Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, vì có thể cần dùng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau, tránh tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

4 nhóm thuốc trào ngược dạ dày phổ biến gồm nhóm nào?

Thuốc trào ngược dạ dày thường dùng hiện nay gồm có 4 loại chính, đều có vai trò chủ yếu làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày để hạn chế tình trạng đẩy ngược lên thực quản. Trong đó, thuốc ức chế bơm proton là loại thường dùng nhất vì có tác động mạnh mẽ trong việc giảm tiết axit.

4 nhóm thuốc chữa trào ngược dạ dày phổ biến
4 nhóm thuốc chữa trào ngược dạ dày phổ biến

4 nhóm thuốc trào ngược dạ dày phổ biến hiện nay:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
  • Thuốc kháng histamin H2
  • Thuốc trung hòa axit dạ dày (antacid)
  • Thuốc điều hòa nhu động (prokinetic)

Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm Proton (PPI) là nhóm thuốc giảm tiết axit dạ dày, được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị trào ngược dạ dày. Chúng hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của bơm proton trong tế bào dạ dày, giúp giảm lượng axit được sản xuất, từ đó làm giảm triệu chứng và nguy cơ trào ngược axit lên thực quản.

Thuốc ức chế bơm proton phổ biến
Thuốc ức chế bơm proton phổ biến

Các loại thuốc ức chế bơm Proton (PPI) thường gặp như:

  • Esomeprazole
  • Omeprazole
  • Lansoprazole
  • Rabeprazole
  • Pantoprazole
  • Dexlansoprazole

Tác dụng phụ của PPI có thể bao gồm đau đầu, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn hoặc ngứa. Tuy nhiên, PPI có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc chống động kinh và thuốc chống đông máu như Warfarin hoặc Clopidogrel (Plavix).

Do đó, việc tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng PPI là cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.

Thuốc kháng Histamin H2

Thuốc kháng Histamin H2 là nhóm thuốc được sử dụng để giảm sản xuất axit dạ dày và có tác dụng làm giảm lượng axit dạ dày đến 70% chỉ trong khoảng thời gian 24 giờ.

Các thuốc kháng Histamin H2 phổ biến
Các thuốc kháng Histamin H2 phổ biến

Các loại thuốc kháng Histamin H2 phổ biến trong điều trị trào ngược dạ dày:

  • Famotidine
  • Cimetidine
  • Nizatidine
  • Ranitidine 

Tác dụng phụ của thuốc kháng Histamin H2 thường gặp có thể bao gồm chóng mặt, nhức đầu, tiêu chảy. Tuy nhiên, như bất kỳ loại thuốc nào khác, việc sử dụng thuốc này cần được thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ và báo cáo ngay nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào không mong muốn để có biện pháp xử lý phù hợp.

Thuốc trung hòa axit dạ dày

Thuốc trung hòa axit dạ dày (antacid) là loại thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ trớ, ợ nóng, khó tiêu, bằng cách trung hòa lượng axit dạ dày dư thừa.

Thuốc trung hòa axit dạ dày phổ biến
Thuốc trung hòa axit dạ dày phổ biến

Các loại thuốc trung hòa axit dạ dày phổ biến trong điều trị trào ngược dạ dày:

  • Phosphalugel
  • Yumangel
  • Gaviscon 
  • Varogel
  • Alusi

Tác dụng phụ của thuốc trung hòa axit dạ dày có thể bao gồm táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày, đau ở vùng bụng, và đau đầu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số tác dụng phụ nghiêm trọng của loại thuốc này bao gồm thay đổi chức năng của hệ thống thần kinh, gây thiếu máu do thiếu sắt, loãng xương và tăng canxi máu.

Vì vậy, không khuyến khích sử dụng thuốc trung hòa axit dạ dày thường xuyên và lâu dài do những tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra nên cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thuốc điều hoà nhu động (Prokinetic)

Prokinetic là nhóm thuốc được sử dụng trong việc kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày. Nhóm thuốc này có tác dụng tăng nhu động và kích thích quá trình tiêu hóa, giúp giảm triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ cơ thắt thực quản dưới (LES) hoạt động hiệu quả hơn, giảm thiểu tình trạng trào ngược axit lên trên thực quản.

Thuốc điều hòa nhu động ruột
Thuốc điều hòa nhu động ruột

Các loại thuốc điều hòa nhu động phổ biến được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày:

  • Bethanechol
  • Cisapride
  • Metoclopramide
  • Mosapride
  • Domperidone

Nhóm thuốc này thường được sử dụng kết hợp với các loại thuốc trào ngược dạ dày khác như thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoặc thuốc kháng histamin H2 để tăng hiệu quả điều trị.

Tuy prokinetic giúp kiểm soát trào ngược dạ dày, nhưng loại thuốc này thường gây ra nhiều tác dụng phụ như nhịp tim nhanh, lo lắng, trầm cảm, mệt mỏi, tiêu chảy, buồn nôn, nôn,… Vì vậy, việc sử dụng prokinetic cần được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ để tránh những tác động không mong muốn đối với sức khỏe của bệnh nhân.

8 thuốc chữa trào ngược dạ dày thường được dùng là gì?

Thuốc chữa trào ngược dạ dày thường được dùng để giảm nhanh ngay lập tức các triệu chứng ợ nóng, ợ chua đó là nhóm trung hòa axit dạ dày. Vì khi dùng nhóm thuốc này sẽ trực tiếp làm dịu đi tính nóng rát của axit giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

8 thuốc chữa trào ngược dạ dày thường dùng
8 thuốc chữa trào ngược dạ dày thường dùng

8 thuốc chữa trào ngược dạ dày thường được bác sĩ chỉ định:

  • Thuốc trào ngược dạ dày Gaviscon
  • Thuốc trào ngược dạ dày chữ P – Phosphalugel
  • Thuốc trào ngược dạ dày chữ Y – Yumangel
  • Thuốc trào ngược dạ dày Nexium
  • Thuốc trào ngược dạ dày Stadnex
  • Thuốc trào ngược dạ dày Maalox
  • Thuốc trào ngược dạ dày Prilosec
  • Thuốc trào ngược dạ dày Motilium-M

Lưu ý: Danh sách dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

Thuốc trào ngược dạ dày Gaviscon

Gaviscon là một loại thuốc trung hòa axit dạ dày được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Thuốc chứa các hoạt chất như sodium alginate, sodium bicarbonate và calcium carbonate. Tác dụng của Gaviscon là tạo một lớp bảo vệ trên bề mặt dạ dày, giúp trung hòa axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của axit. 

Liều khuyến cáo người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 1 – 2 gói, 4 lần/ngày (sau bữa ăn và lúc đi ngủ)

Thuốc trào ngược dạ dày chữ P – Phosphalugel

Phosphalugel là một loại thuốc trung hòa axit dạ dày chứa hoạt chất là Colloidal aluminium phosphate, và thuộc nhóm thuốc trung hòa axit dạ dày. Tác dụng chính của Phosphalugel là giúp giảm cảm giác ợ chua, ợ nóng và khó tiêu do tăng axit. 

Liều thông thường uống 1 – 2 gói/lần, uống 2 – 3 lần mỗi ngày.

Thuốc trào ngược dạ dày chữ Y – Yumangel

Yumangel chứa hoạt chất là Almagat thuộc nhóm trung hòa axit dạ dày, hỗ trợ điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ chua, ợ nóng hoặc buồn nôn.

Liều cho người trưởng thành: uống 1 gói hỗn dịch/lần x 4 lần/ngày, sau khi ăn 1 – 2 giờ và trước khi đi ngủ.

Thuốc trào ngược dạ dày Yumangel
Thuốc trào ngược dạ dày Yumangel

Thuốc trào ngược dạ dày Nexium

Nexium chứa hoạt chất là esomeprazole là một loại thuốc ức chế bơm proton (PPIs) được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày. Tác dụng chính của Nexium là giảm lượng axit được sản xuất trong dạ dày, giúp làm giảm triệu chứng của trào ngược dạ dày.

Liều điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày: 20 mg, 1 lần/ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ, tùy thuộc vào tình trạng và đặc điểm cá nhân của bệnh nhân.

Thuốc trào ngược dạ dày Stadnex

Thuốc Stadnex chứa hoạt chất là esomeprazole và có dạng bào chế là viên nén tan trong ruột. Thuốc này thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPIs) và có thể được kê trong trường hợp điều trị bệnh trào ngược dạ dày.

Liều khuyến cáo sử dụng là Stadnex 1v (20 mg) x 1 lần/ngày để điều trị bệnh trào ngược dạ dày.

Thuốc trào ngược dạ dày Stadnex
Thuốc trào ngược dạ dày Stadnex

Thuốc trào ngược dạ dày Maalox

Thuốc này chứa hai hoạt chất chính là hydroxide nhôm và hydroxide magnesium, thuộc nhóm thuốc trung hòa axit dạ dày.

Tác dụng chính của Maalox là trung hòa axit trong dạ dày, giúp giảm cảm giác ợ chua, ợ nóng và khó tiêu do tăng axit.

Liều khuyến cáo Người lớn (Trên 15 tuổi): Nhai 1 đến 2 viên sau bữa ăn hoặc khi có cơn đau (hay khó chịu). Tối đa 6 lần mỗi ngày. Không dùng quá 12 viên/ngày.

Thuốc trào ngược dạ dày Prilosec

Thuốc Prilosec chứa hoạt chất là Omeprazole và thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPIs). Thuốc này được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày bằng cách giảm lượng axit trong dạ dày.

Dạng bào chế của thuốc là dạng viên nén hàm lượng 20mg, do đó được sử dụng bằng đường uống và thường uống trước mỗi bữa ăn 30 phút, uống 1 lần/ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ, tùy thuộc vào tình trạng và đặc điểm cá nhân của bệnh nhân.

Thuốc trào ngược dạ dày Motilium-M

Motilium-M là thuốc thuộc nhóm điều hòa nhu động (prokinetic), có thành phần chính là domperidon. Thuốc có tác dụng làm tăng hoạt động co bóp của dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Từ đó giúp giảm tình trạng trào ngược dạ dày.

Liều khuyến cáo khi sử dụng thuốc Motilium-M là 10mg lên đến 3 lần/1 ngày, với liều tối đa mỗi ngày là 30mg.

Thuốc chữa trào ngược dạ dày Motilium-M
Thuốc chữa trào ngược dạ dày Motilium-M

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày?

Khi sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày, cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm, đúng thời điểm, đúng cách dùng, đúng liều dùng. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc cần kết hợp với thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh để đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị.

Các lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày
Các lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày

Các lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày:

  • Tuân thủ liều lượng và lịch trình sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tránh sử dụng thuốc trong thời gian dài hơn hoặc vượt quá liều lượng khuyến nghị mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Khi sử dụng PPIs quan trọng nhất là phải uống viên thuốc nguyên vẹn mà không nhai hoặc nghiền nát, và uống trước bữa ăn sáng ít nhất 30 phút. Điều quan trọng khác là duy trì việc uống thuốc vào cùng thời điểm mỗi ngày, tạo ra một thói quen ổn định.
  • Không ngừng sử dụng thuốc đột ngột mà không thảo luận hoặc được chỉ định bởi bác sĩ.
  • Kết hợp việc điều chỉnh thói quen ăn uống lành mạnh như hạn chế thức ăn cay, nồng, không ăn bất cứ thứ gì trong ít nhất 3 giờ trước khi ngủ.

Trên đây là những loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày phổ biến. Tuy nhiên, việc điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc cần được sự tư vấn của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc.

Câu hỏi thường gặp

Bị trào ngược dạ dày thì uống thuốc gì?

Bạn có thể sử dụng nhóm trung hòa axit dạ dày (antacid) như Gaviscon, Phosphalugel, Yumangel để giảm ngay lập tức các triệu chứng trào ngược dạ dày.
Nếu các triệu chứng không thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào thì hiệu quả?

Để việc dùng thuốc trào ngược dạ dày đạt hiệu quả tốt nhất thì bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ, dược sĩ để được hướng dẫn sử dụng chi tiết.

Có những cách nào chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng dân gian?

Đối với trào ngược dạ dày, hiện tại chưa có bằng chứng nghiên cứu nào cho thấy hiệu quả của việc chữa trào ngược bằng bài thuốc dân gian hơn là việc dùng thuốc,… Người bệnh nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương thức chữa bệnh nào.

Tài liệu tham khảo

  1. Ban biên tập WebMD. Which OTC Meds Treat Heartburn? 30 03 2023.
    https://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/treating-heartburn-over-counter-medicine (đã truy cập 14 04 2023).
  2. Ban biên tập WebMD. Prescription Drugs for Heartburn and Reflux. 18 04 2022.
    https://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/prescription-treatments (đã truy cập 14 04 2023).
  3. Ban biên tập FDA. Over-The-Counter (OTC) Heartburn Treatment. 12 03 2021.
    https://www.fda.gov/drugs/information-consumers-and-patients-drugs/over-counter-otc-heartburn-treatment (đã truy cập 14 04 2023).
  4. Ban biên tập Cleveland Clinic. Antacid. 20 05 2022.
    https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/23076-antacid (đã truy cập 14 04 2023).
  5. Blake H. Salisbury; Jamie M. Terrell. Antacid. 15 08 2022.
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK526049/ (đã truy cập 14 04 2023).
  6. Michael M. Phillips. H2 blockers. 22 04 2022.
    https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000382.htm (đã truy cập 14 04 2023).
  7. Physiology, Peristalsis. Kajal S. Patel; Aravind Thavamani. 12 03 2023.
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK556137/ (đã truy cập 14 04 2023).
  8. Michael Kerr. Prokinetic Agents. 13 04 2020.
    https://www.healthline.com/health/gerd/prokinetics (đã truy cập 14 04 2023).
  9. Tyler Walker, MD. H2 Receptor Blockers. 10 04 2020.
    https://www.healthline.com/health/gerd/h2-blockers (đã truy cập 14.05.2023).
  10. Ban biên tập WebMD What to Know About Prokinetic Agents 01 06 2021.
    https://www.webmd.com/heartburn-gerd/what-to-know-prokinetic-agents (đã truy cập 15.05.2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

33 + 45 = ?