Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Bên cạnh cơn đau vùng thượng vị, các triệu chứng đau dạ dày đi kèm thường không biểu hiện rõ ràng, nhưng vẫn có thể nhận biết thông qua một hoặc một vài dấu hiệu phổ biến. Việc phát hiện và điều trị sớm không chỉ giúp người bệnh tiết kiệm thời gian, tiền bạc, mà còn bảo vệ tốt cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu chi tiết 8 dấu hiệu thường đi kèm đau dạ dày trong bài viết dưới đây!

Giải thích thuật ngữ

Đau dạ dày thực tế là triệu chứng đau thượng vị (vùng bụng phía trên của rốn). Trong bài viết này sẽ sử dụng thuật ngữ đau dạ dày với mục đích tiếp cận với nhiều đọc giả hơn.

Những thông tin trong bài viết dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, không được dùng để chẩn đoán bệnh lý. Cô Chú, Anh Chị nên đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn điều trị bệnh.

Tìm hiểu triệu chứng đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày (đau bao tử) là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, gây ra những cơn đau vùng thượng vị. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này có thể do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp), loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản, ngộ độc thực phẩm,… Đau dạ dày ban đầu thường nhẹ nhưng nếu chủ quan sẽ sinh ra các bệnh lý nguy hiểm như đau dạ dày cấp tính, mạn tính, xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày,…

Bên cạnh đó, đau dạ dày còn có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác, gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

> Tìm hiểu thiêm: Đau dạ dày là đau ở vị trí nào? Cảnh báo bệnh gì?

Tổng hợp 8 dấu hiệu thường đi kèm triệu chứng đau dạ dày

Tính chất đau của đau dạ dày (đau bao tử) có thể có nhiều mức độ như đau âm ỉ hoặc dữ dội, đôi khi là cảm giác nóng rát sau xương ức hoặc đau tức. Ngoài đau ở thượng vị, người bệnh còn có thể gặp phải một số dấu hiệu đi kèm như buồn nôn, ợ hơi, tiêu chảy,…

8 dấu hiệu thường đi kèm với triệu chứng đau dạ dày là:

  • Buồn nôn, nôn
  • Ợ hơi, ợ nóng
  • Nôn ra máu
  • Đi ngoài phân đen
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Đau lưng

Buồn nôn, nôn

Buồn nôn, nôn là phản ứng của dạ dày khi muốn tống các chất ra ngoài bằng đường miệng. Nguyên nhân có thể xuất phát từ hệ thần kinh trung ương, hệ tiêu hóa, tác dụng phụ của thuốc,…

Trường hợp nôn quá nhiều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như rách thực quản, cơ thể bị mất nước và chất điện giải, tổn thương men răng,…

Triệu chứng đau dạ dày đi kèm buồn nôn, nôn có thể là dấu hiệu của các bệnh:

dấu hiệu buồn nôn đi kèm đau dạ dày
Buồn nôn, nôn là các dấu hiệu đau dạ dày tiến triển. (Ảnh minh họa sưu tầm).

Ợ hơi, ợ nóng

Ợ hơi, ợ nóng cũng là dấu hiệu thường đi kèm triệu chứng đau dạ dày. Nguyên nhân gây ợ hơi, ợ nóng có thể do lượng khí dư thừa tích tụ trong hệ tiêu hóa đến từ việc ăn quá nhanh, ăn thực phẩm tạo nhiều khí trong đường tiêu hóa (khoai tây, ngô, đậu, bia, nước ngọt có gas) hay chứng khó tiêu (do ăn thực phẩm nhiều chất béo, đồ chiên rán, rượu bia).

Triệu chứng đau dạ dày đi kèm ợ hơi, ợ nóng có thể là dấu hiệu của các bệnh:

Nôn ra máu

Nôn ra máu là tình trạng xuất huyết tiêu hóa trong thực quản, dạ dày hoặc tá tràng. Chất nôn có thể thay đổi từ màu đỏ tươi sang màu nâu hoặc đen như bã cà phê.

Dấu hiệu đau dạ dày đi kèm nôn ra máu có thể là triệu chứng của các bệnh:

Đi ngoài phân đen

Đi ngoài phân đen cũng là một triệu chứng thường đi kèm với các cơn đau dạ dày. Đây là biểu hiện cho thấy tình trạng xuất huyết trong ống tiêu hóa trên. Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng nguy cấp, người bệnh cần đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, cũng cần phân biệt tình trạng đi ngoài phân đen do xuất huyết với nhiều nguyên do khác như sử dụng thuốc chứa Bismuth, thực phẩm chứa sắt hay đơn giản là do ăn các nhóm thực phẩm sẫm màu. Người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Các bệnh lý có thể gây đau dạ dày cùng với đi ngoài phân đen là:

  • Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản.
  • Hội chứng Mallory – Weiss
  • Loét dạ dày – tá tràng.
  • Ung thư thực quản hoặc ung thư dạ dày, tá tràng (có xuất huyết).
  • Chấn thương hoặc dị vật.

Tiêu chảy

Đôi khi triệu chứng đau dạ dày cũng có thể đi kèm với tiêu chảy. Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài với phân lỏng hoặc có nước nhiều hơn 3 lần/ngày. Thông thường, tiêu chảy có thể tự hết sau vài ngày nhưng nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài quá lâu sẽ dẫn đến mất nước, mất cân bằng điện giải, suy thận,…

Triệu chứng đau dạ dày đi kèm tiêu chảy có thể là dấu hiệu của các bệnh như:

  • Ngộ độc thực phẩm
  • Viêm dạ dày ruột.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS).
  • Viêm loét đại tràng.
  • Bệnh Crohn.
  • Bệnh Celiac.
  • Viêm túi thừa.
  • Ung thư đại tràng.
  • Không dung nạp Lactose.

Táo bón

Táo bón là tình trạng người bệnh đi ngoài khó khăn hoặc giảm tần suất đi tiêu. Triệu chứng thường thấy của táo bón là đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần, phân khô và cứng, có cảm giác không sạch phân sau khi đi ngoài,… Nguyên nhân gây ra táo bón có thể xuất phát từ chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước, ít vận động, do tác dụng phụ của thuốc hoặc do các bệnh lý về tiêu hóa.

Triệu chứng đau dạ dày đi kèm táo bón có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như:

  • Tắc ruột.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS).
  • Bệnh Crohn.
  • Viêm túi thừa.
  • Ung thư đại tràng.
  • Các vấn đề về tâm lý như lo lắng, stress, trầm cảm,…
triệu chứng đau dạ dày
Nếu tình trạng đau dạ dày đi kèm táo bón kéo dài thì người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ. (Ảnh minh họa sưu tầm)

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Sụt cân không rõ nguyên nhân là tình trạng cân nặng giảm đột ngột mà không bắt nguồn từ ý muốn giảm cân hoặc không có sự thay đổi lối sống rõ rệt (trong chế độ ăn uống, tập thể dục,…).

Sụt cân đột ngột có thể xảy ra do tình trạng stress quá mức, suy dinh dưỡng và cũng có khả năng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý. Do đó, khi nhận thấy cơ thể sụt cân bất thường, Cô Chú, Anh Chị nên đi thăm khám dạ dày để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Triệu chứng đau dạ dày đi kèm sụt cân không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của các bệnh:

dấu hiệu sụt cân đi kèm đau bao tử
Khi nhận thấy cân nặng sụt giảm không rõ nguyên nhân, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay. (Ảnh minh họa sưu tầm)

Đau lưng

Triệu chứng đau dạ dàyđau lưng có thể xảy ra cùng lúc với nhau, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân gây đau dạ dày và đau lưng cùng lúc có thể liên quan đến hệ tiêu hóa, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị nếu tình trạng này kéo dài, không thuyên giảm.

Các bệnh lý gây triệu chứng đau dạ dày cùng với đau lưng là:

  • Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
  • Loét dạ dày – tá tràng
  • Thiếu máu mạc treo
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS).
  • Viêm tụy.
  • Ung thư tuyến tụy.
  • Sỏi mật.
  • Hội chứng đau xơ cơ.
  • Rối loạn chức năng thận.

Cách xử trí khi có dấu hiệu đau dạ dày

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng đau dạ dày (đau bao tử), cơn đau nặng hoặc nhẹ, thay vì tự mua thuốc đau dạ dày về uống, Quý Khách nên tới các bệnh viện, phòng khám nội soi tiêu hóa uy tín để được kiểm tra.

Tại đây, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám triệu chứng lâm sàng; tùy theo biểu hiện và mức độ của triệu chứng mà người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số cận lâm sàng như nội soi dạ dày, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, chụp X-quang,… để có chẩn đoán chính xác nhất.

nội soi giúp chẩn đoán chính xác triệu chứng đau bao tử
Nội soi dạ dày để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau dạ dày (Ảnh minh họa sưu tầm)

Sau khi có chẩn đoán chính xác, biết được nguyên nhân gây ra các triệu chứng người bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với thực trạng mỗi người. Bệnh nhân cũng cần tuân thủ, thực hiện theo đúng phác đồ để hoạt động điều trị đạt hiệu quả, giảm nhanh các dấu hiệu đau dạ dày.

Cách phòng ngừa triệu chứng đau dạ dày

Với người chưa bị đau dạ dày (đau bao tử), việc phòng ngừa là hết sức cần thiết bởi không chỉ giúp tránh bệnh tật, mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống. Còn với những ai đã từng điều trị đau dạ dày, biết cách phòng ngừa sẽ giúp hạn chế tái phát triệu chứng này.

Các cách phòng ngừa đau dạ dày như sau:

  • Xây dựng chế độ ăn, ngủ lành mạnh: Cô chú, Anh chị nên tăng cường rau xanh và hoa quả; ăn đủ bữa, đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ. Đồng thời hạn chế ăn đồ tươi sống, chưa qua chế biến hoặc chế biến chưa kỹ hoặc đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ hay đồ cay nóng cũng như giảm rượu bia và các chất kích thích.
  • Tăng cường thể dục thể thao, tránh căng thẳng: Chọn môn thể thao phù hợp với sở thích, thể lực và luyện tập thường xuyên với cường độ hợp lý. Có các biện pháp giải tỏa căng thẳng hợp lý để đầu óc được thư giãn.
  • Phòng ngừa và điều trị vi khuẩn Hp: Lưu ý tránh sử dụng chung dụng cụ ăn uống, chấm chung, uống chung ly với người nhiễm Helicobacter pylori (Hp). Trường hợp được chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Tránh lạm dụng thuốc điều trị: Không sử dụng bừa bãi, lạm dụng thuốc (kháng sinh, kháng viêm, giảm đau) nếu không được chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ giúp kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe. Đồng thời điều trị sớm các bệnh lý liên quan đến triệu chứng đau dạ dày.

Nhìn chung, triệu chứng đau dạ dày thường đi kèm với các dấu hiệu khác như buồn nôn, nôn ra máu, tiêu chảy, táo bón,… Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa mà người bệnh không nên chủ quan. Nếu tình trạng đau dạ dày cùng các triệu chứng khác ngày càng nghiêm trọng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị đúng cách.

Endo Clinic – Trung Tâm Nội Soi & Chẩn Đoán Bệnh Lý Tiêu Hoá Uy Tín Tại TP. HCM

Nội soi được xem là “tiêu chuẩn vàng”, giúp chẩn đoán dễ dàng và chính xác nguyên nhân gây bệnh tiêu hóa. Do vậy, đây là phương pháp được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân thực hiện khi thăm khám.

Endo Clinic là trung tâm hiếm hoi chuyên sâu về nội soi và chẩn đoán các bệnh lý về tiêu hóa uy tín tại TP.HCM. Với đội ngũ bác sĩ đầu ngành giỏi chuyên môn và có kỹ thuật nội soi vững vàng, kết hợp quy trình nội soi đạt chuẩn quốc tế, trang thiết bị máy móc hiện đại và dịch vụ Nội Soi Không Đau giúp tăng tỷ lệ phát hiện bệnh lý tiêu hóa với độ chính xác từ 90 – 95%.

Sau chẩn đoán, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị bệnh theo guideline và kê thuốc Brand-name để tăng hiệu quả chữa trị cho bệnh nhân.

nội soi giúp chẩn đoán biểu hiện đau dạ dày
Nội soi tại Endo Clinic cam kết sử dụng máy móc hiện đại, đảm bảo vệ sinh và hiệu quả trong chẩn đoán bệnh.

Ngoài ra, bảng giá khám và điều trị tại phòng khám dạ dày Endo Clinic còn được niêm yết rõ ràng, tư vấn chi phí trung thực giúp người bệnh yên tâm chữa trị. Đặc biệt, phòng khám còn mở cửa từ lúc 6 giờ sáng, thuận tiện cho các bệnh nhân từ tỉnh thành khác đến thăm khám và điều trị.

> Để khám tại Endo Clinic, quý Cô Chú Anh Chị vui lòng Đặt Lịch Khám hoặc liên hệ qua Hotline 028 5678 9999

Câu hỏi thường gặp

Đau vùng thượng vị có phải đau dạ dày không?

Đau vùng thượng vị là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng đau dạ dày. Cơn đau có thể diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau như âm ỉ, đau nhói hay quặn đau từng cơn. Cơn đau còn có thể xuất hiện ở các vùng bụng khác.

Đau dạ dày có nguy hiểm không?

Triệu chứng đau dạ dày có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, bệnh Crohn, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), hội chứng ruột kích thích (IBS),… Người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau dạ dày và có cách điều trị phù hợp.

Dấu hiệu đau dạ dày nên thăm khám bác sĩ ngay?

Người bệnh đau dạ dày nên gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các biểu hiện nguy cấp như đau dữ dội, đau kéo dài nhiều ngày, buồn nôn, nôn, sốt, nuốt vướng, đi ngoài ra máu, đi ngoài phân đen,…

Tài liệu tham khảo:

1. Jon Johnson. What can cause burping and stomach pain? 17 09 2019. https://www.medicalnewstoday.com/articles/326363 (đã truy cập 11 05 2023).

2. NHS. Vomiting blood. 05 04 2022. https://www.nhs.uk/conditions/vomiting-blood/ (đã truy cập 11 05 2023).

3. Rachel Nall, MSN, CRNA. Abdominal Pain and Unintentional Weight Loss. 09 07 2017. https://www.healthline.com/health/abdominal-pain-and-unintentional-weight-loss (đã truy cập 11 05 2023).

4. Mary Anne Dunkin. Blood in Stool. 04 01 2023. https://www.webmd.com/digestive-disorders/blood-in-stool (đã truy cập 11 05 2023).

5. Jessica DiGiacinto. Why Is Your Poop Black and Tarry? 08 10 2021. https://www.healthline.com/health/bloody-or-tarry-stools (đã truy cập 11 05 2023).

6. Lindsay Modglin. What’s Causing This Abdominal Pain and Diarrhea? 26 01 2023. https://www.healthline.com/health/abdominal-pain-and-diarrhea (đã truy cập 11 05 2023).

7. Cleveland Clinic. Diarrhea. 13 04 2020. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4108-diarrhea (đã truy cập 11 05 2023).

8. Diana Wells. Abdominal Pain and Constipation. 08 03 2023. https://www.healthline.com/health/abdominal-pain-and-constipation (đã truy cập 11 05 2023).

9. Martyn Bryson. Stomach and Back Pain: Possible Causes. 25 10 2022. https://www.healthcentral.com/condition/back-pain/stomach-and-back-pain (đã truy cập 11 05 2023).

10. WebMD Editorial Contributors. How to Treat Stomach Pain in Adults. 12 05 2021. https://www.webmd.com/first-aid/abdominal-pain-in-adults-treatment (đã truy cập 11 05 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

33 + 45 = ?