Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Đau dạ dày là triệu chứng rất phổ biến và ảnh hưởng đến đời sống của rất nhiều người. Do đó, có rất nhiều loại thuốc chữa đau dạ dày được sử dụng ở các cơ sở y tế. Những loại thuốc này có tác dụng hỗ trợ giảm đau và chỉ có thể phát huy tối ưu khi được sử dụng với liều lượng vừa đủ và đúng cách. Mời Cô Chú, Anh Chị cùng tìm hiểu về một số loại thuốc điều trị đau dạ dày phổ biến hiện nay nhé!

Lưu ý:

Đau dạ dày là thuật ngữ được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, thuật ngữ chính xác của từ này là đau thượng vị. Bài viết này sử dụng thuật ngữ đau dạ dày hay đau thượng vị dạ dày với mục đích tiếp cận được rộng rãi hơn với độc giả hiện nay.

Danh sách các loại thuốc dưới đây được dùng để điều trị bệnh lý liên quan đến dạ dày và chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, vì có thể cần dùng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để đạt hiệu quả chữa trị.

thuốc giảm đau dạ dày
Đau dạ dày hay đau thượng vị là cơn đau xuất hiện ở giữa 2 bên xương sườn, dưới xương ức và trên rốn, có thể kèm theo ợ chua, đầy hơi, buồn nôn,…

Thuốc trung hòa acid dạ dày (antacid)

Antacid có tác dụng trung hòa acid dạ dày và ức chế hoạt động của enzyme pepsin – enzyme có vai trò phân giải thức ăn để tiêu hóa. Từ đó, thuốc này giúp giảm nhanh chóng cơn đau dạ dày, cảm giác ợ nóng, ợ chua, đầy hơi,…

Vì thế, thuốc trung hòa acid dạ dày thường được dùng để điều trị các bệnh lý như trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), viêm và loét dạ dày – tá tràng,…

Một số loại thuốc trung hòa acid dạ dày trong điều trị đau dạ dày:

  • Natri bicarbonate
  • Canxi carbonate
  • Nhôm hydroxit
  • Magie hydroxit

Thuốc trung hòa acid dạ dày có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đau đầu,… Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai hoặc dự định có thai, người dưới 12 tuổi, người mắc bệnh lý tim mạch,… cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhóm thuốc này để đảm bảo an toàn.

Thuốc kháng Histamin H2

Thuốc kháng histamin H2 giúp làm giảm tiết acid dạ dày đến 70% trong khoảng 24 giờ và thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Nhóm thuốc này thường được dùng để điều trị trào ngược dạ dày – thực quản và loét dạ dày – tá tràng.

Một số loại thuốc kháng Histamin H2 trong chữa đau dạ dày:

  • Cimetidine
  • Famotidine
  • Nizatidine

Thuốc kháng histamin H2 có thể tương tác với các loại thuốc khác ví dụ như các loại thuốc giảm đau hoặc thuốc điều trị rối loạn đông máu (warfarin). Ngoài ra, thuốc kháng histamin H2 cũng tác động vào khả năng hấp thụ vitamin B12, vitamin D và một số chất dinh dưỡng khác,…

Thuốc kháng histamin H2 cũng có khả năng gây ra một số loại tác dụng không mong muốn. Một số người có nguy cơ cao gặp các tác dụng phụ bao gồm người trên 50 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người gặp vấn đề về chức năng gan.

Vì thế, bệnh nhân nên tham vấn kỹ với bác sĩ trước sử dụng thuốc và tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng histamin H2 để chữa đau dạ dày. Điều này giúp hạn chế các tác dụng không mong muốn.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

PPI giúp ức chế enzyme H+/K+ ATPase của tế bào thành dạ dày, qua đó giúp giảm tiết acid dạ dày. Nhóm thuốc PPI thường được dùng trong điều trị loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) hay viêm thực quản,…

Một số loại thuốc ức chế bơm proton (PPI) trong chữa đau dạ dày như:

  • Lansoprazole
  • Omeprazole
  • Esomeprazole
  • Rabeprazole
  • Pantoprazole

Các tác dụng không mong muốn có thể gặp của thuốc PPI bao gồm đau đầu, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn,… Bệnh nhân bị đau dạ dày nên thông báo với bác sĩ về tình hình sức khỏe như thai kỳ, sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị động kinh, thuốc điều trị rối loạn đông máu,… Điều này giúp bác sĩ đưa ra được đơn thuốc phù hợp.

thuốc trị đau bao tử
Theo phác đồ điều trị của Hội Tiêu hóa Hoa Kỳ, bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản sẽ được kê thuốc PPI uống trong vòng 8 tuần.

Thuốc điều hòa nhu động (Prokinetic)

Prokinetic có tác dụng tăng nhu động nhằm giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn. Bên cạnh đó, Prokinetic còn giúp cơ thắt thực quản dưới (LES) hoạt động hiệu quả hơn để giảm tình trạng trào ngược axit lên trên thực quản.

Một số loại thuốc điều hòa nhu động trong giảm đau dạ dày như:

  • Itopride
  • Mosapride
  • Bethanechol
  • Metoclopramide

Một số tác dụng phụ thường gặp ở nhóm thuốc prokinetic gồm đau quặn bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn, buồn ngủ… Thuốc prokinetic thường sẽ được dùng kết hợp với thuốc kháng histamin H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPI).

Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn H. pylori

Thuốc kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Vi khuẩn này một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý viêm dạ dày và loét dạ dày cùng với các triệu chứng như đau dạ dày (đau thượng vị), ợ hơi, buồn nôn,…

Một số loại thuốc kháng sinh trong điều trị vi khuẩn Hp:

  • Clarithromycin
  • Amoxicillin
  • Metronidazole
  • Tinidazole
  • Tetracycline
  • Levofloxacin

Một số loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp, chẳng hạn như clarithromycin gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ợ nóng,… Amoxicillin có thể gây buồn nôn, đau đầu, thay đổi khẩu vị,…

Khi được bác sĩ kê đơn dùng thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp, bệnh nhân cần uống đủ đơn thuốc kháng sinh từ 14 ngày. Đồng thời kết hợp cùng với các loại thuốc bổ sung khác theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Các loại thuốc khác trị đau dạ dày

Bên cạnh các loại thuốc đã đề cập, hiện nay còn rất nhiều thuốc có tác dụng điều trị đau dạ dày. Tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng loại thuốc phù hợp.

Những loại thuốc trị đau dạ dày phổ biến khác:

  • Thuốc giảm đau: paracetamol, loperamide, bismuth subsalicylate,…
  • Thuốc chống co thắt dạ dày: dicyclomine, scopolamine, chlordiazepoxide/clidinium,…
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non: sucralfate, misoprostol

Cơn đau dạ dày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Do đó, ngay khi triệu chứng đau dạ dày xuất hiện, Cô Chú/Anh Chị nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hiện nay, nội soi dạ dày được xem là tiêu chuẩn “vàng” trong chẩn đoán các bệnh lý ống tiêu hóa trên, giúp tìm ra nguyên nhân gây đau dạ dày chính xác.

endoclinic.vn là một trong những trung tâm uy tín về Chẩn đoán và Nội soi tại TP. HCM.

Chúng tôi tự hào với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa giỏi chuyên môn. Cùng hệ thống thiết bị hiện đại, kết hợp với phương pháp Nội Soi Tiền Mê (Nội Soi Không Đau) vừa giúp tăng tỷ lệ chẩn đoán, vừa giúp khách hàng giảm cảm giác lo lắng.

Đặc biệt, endoclinic.vn chỉ sử dụng sử dụng thuốc brandname, giúp Khách Hàng giảm chi phí trên toàn bộ lộ trình điều trị.

Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ, Quý Khách hãy liên hệ hotline: 028 5678 9999 hoặc đặt lịch khám cùng noisoitieuhoa.com ngay hôm nay.

thuốc trị đau dạ dày
endoclinic.vn cam kết minh bạch chi phí, giúp Quý Khách an tâm sử dụng dịch vụ.

Câu hỏi thường gặp

Đau dạ dày uống thuốc gì tốt nhất?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau dạ dày cũng như tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp với mỗi người bệnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể kết hợp nhiều loại thuốc để tăng hiệu quả điều trị.

Khi bị đau dạ dày, tôi có thể uống thuốc giảm đau không?

Khi bị đau dạ dày, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau nhẹ như paracetamol. Hạn chế sử dụng thuốc aspirin hoặc thuốc chống viêm nhóm không steroid (NSAIDs) nếu không có ý định của bác sĩ. Tuy nhiên, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.

Các loại thuốc giảm đau dạ dày có tác dụng phụ không?

Các loại thuốc đau dạ dày đều có thể gây ra các tác dụng không mong muốn nếu sử dụng không đúng cách. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn về liều lượng cũng như cách sử dụng thuốc chính xác.

Nguồn tham khảo:

1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic

2. Ban biên tập Cleveland Clinic. Antacid. 20 05 2022. https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/23076-antacid (đã truy cập ngày 12 07 2023).

3. Robynn Lowe. MEDICINE FOR STOMACH PAIN: OTC, PRESCRIPTION, AND MORE. 05 08 2022. https://khealth.com/learn/medication/medicine-for-stomach-pain/ (đã truy cập ngày 12 07 2023).

4. Ban biên tập Mayo Clinic. Gastroesophageal reflux disease (GERD). https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gerd/diagnosis-treatment/drc-20361959 (đã truy cập ngày 12 07 2023).

5. Michael M. Phillips. Proton pump inhibitors. 22 04 2021. https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000381.htm (đã truy cập ngày 12 07 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

56 + 54 = ?