Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Đau dạ dày thường xuyên và kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Vì thế, người bị đau dạ dày không nên chủ quan và nên sớm thăm khám, điều trị. Vậy đau dạ dày có nguy hiểm không và cảnh báo những bệnh gì? Mời Cô Chú, Anh Chị cùng Endo Clinic tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.

Lưu ý:

Bệnh đau dạ dày là thuật ngữ được nhiều người sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, theo y khoa, thuật ngữ chính xác của từ này là đau thượng vị. Bài viết này sử dụng thuật ngữ đau dạ dày với mục đích tiếp cận được rộng rãi hơn với độc giả hiện nay.

Đau dạ dày cảnh báo bệnh gì?

Đau dạ dày dai dẳng, thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng như trào ngược dạ dày – thực quản, viêm dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Dưới đây là 5 bệnh liên quan đến nguyên nhân đau dạ dày mà Cô Chú, Anh Chị cần chú ý.

  • Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): Trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng dịch axit trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Điều này khiến cho niêm mạc thực quản bị kích ứng và gây ra một số triệu chứng như đau vùng thượng vị, ợ nóng, ợ trớ, khó nuốt, buồn nôn, nôn,…
  • Loét dạ dày – tá tràng: Loét dạ dày – tá tràng là tình trạng phá vỡ lớp niêm mạc dạ dày, tá tràng. Các ổ loét có thể ăn sâu vào trong lớp cơ niêm của thành dạ dày hoặc đoạn đầu của tá tràng. Tùy vào vị trí loét và mức độ tổn thương mà triệu chứng của bệnh có thể gồm đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy,…
  • Viêm dạ dày: Viêm dạ dày là hiện tượng xuất hiện các biến đổi viêm ở niêm mạc dạ dày, có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài dai dẳng. Người bị viêm dạ dày thường cảm thấy đau dạ dày, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nôn, chán ăn,…
  • Viêm dạ dày ruột do virus: Viêm dạ dày ruột do virus là tình trạng viêm và kích ứng dạ dày và ruột gây ra bởi virus. Trong đó, norovirus và rotavirus là 2 loại virus phổ biến gây ra bệnh lý này. Các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh tiêu chảy và nôn ói, có thể đi kèm với triệu chứng đau dạ dày, chán ăn, sốt, đau đầu,…
  • Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là sự xuất hiện và phát triển của các tế bào ác tính ở dạ dày, đây là bệnh lý nguy hiểm và khó phát hiện. Triệu chứng ung thư dạ dày thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu và chỉ biểu hiện rõ ràng khi đã bước qua giai đoạn muộn. Một số triệu chứng điển hình là đau thượng vị, cảm giác nhanh no, khó tiêu, đầy bụng,…
đau bao tử có nguy hiểm không
Tình trạng đau dạ dày có thể cảnh báo một số bệnh lý tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản,…

Đau dạ dày có nguy hiểm không?

Đau dạ dày là tình trạng thường gặp, đôi khi chỉ xuất hiện thoáng qua và không đáng lo ngại. Việc thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống có thể làm dịu đi các cơn đau dạ dày. Tuy nhiên, đau dạ dày kéo dài không hết có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiêu hóa cần được kịp thời điều trị, hạn chế nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng của bệnh lý liên quan đến dạ dày gồm:

  • Xuất huyết dạ dày: Xuất huyết dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng nề gây xuất huyết. Máu có thể xuất hiện trong chất nôn hoặc phân. Điều này biểu hiện thông qua các triệu chứng như nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Nếu tình trạng xuất huyết không được kiểm soát, người bệnh có thể mất máu quá nhiều gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Thủng dạ dày: Thủng dạ dày xảy ra khi ổ loét ăn sâu và xuyên qua thành của dạ dày, hình thành nên lỗ thủng. Thủng dạ dày có thể gây ra cơn đau nhói dữ dội và người bệnh cần được cấp cứu để kịp thời điều trị. Lý do bởi vì biến chứng này có thể gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết, nguy hiểm tính mạng.
  • Hẹp môn vị: Hẹp môn vị là hiện tượng các cơ ở môn vị dày lên bất thường, ngăn thức ăn di chuyển từ dạ dày xuống ruột non. Hẹp môn vị có thể dẫn đến nôn nhiều, mất nước, sụt cân bất thường và thay đổi thói quen đi tiêu,… Đây là biến chứng khá hiếm gặp ở người lớn. Một số bệnh lý như viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng hoặc ung thư có thể dẫn đến tình trạng này.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trường hợp đau dạ dày kéo dài, không giảm, kèm theo các dấu hiệu bất thường như đi ngoài phân đen, nôn ra máu, sụt cân không rõ nguyên nhân, khó nuốt, khó thở, sốt cao,… người bệnh nên nhanh chóng gặp bác sĩ để chữa trị kịp thời, hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Để điều trị đạt hiệu quả cao, ngăn ngừa tái phát triệu chứng, người bệnh nên lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và máy móc thiết bị hiện đại.

Endo Clinic là một trong những phòng khám chuyên sâu về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hóa được nhiều Khách hàng tin chọn tại TP.HCM. Các bác sĩ giỏi chuyên môn của Endo Clinic sẽ thăm khám và chỉ định đúng – đủ cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác, điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng trang thiết bị y tế hiện đại để thực hiện các cận lâm sàng. Kết hợp quy trình nội soi chuẩn quốc tế, đặc biệt là phương pháp nội soi không đau (nội soi tiền mê) cam kết thời gian quan sát ít nhất 7 phút, không bỏ sót bất kỳ tổn thương nào dù là nhỏ nhất hoặc nằm trong góc khuất. Nhờ đó, tỷ lệ chẩn đoán nguyên nhân bệnh lý của Endo Clinic chính xác đến 90 – 95% và tỷ lệ tầm soát ung thư là 95 – 99%.

Sau khi có kết quả chẩn đoán/tầm soát, bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị theo guideline và kê đơn thuốc Brand-name chính hãng nhằm tăng hiệu quả chữa trị, giúp người bệnh sớm phục hồi sức khỏe.

bệnh đau dạ dày có nguy hiểm không
Nội soi là một trong những cận lâm sàng mang lại hiệu quả chẩn đoán cao và nhanh chóng.

Ngoài ra, quy trình khám chữa bệnh tại Endo Clinic cũng rất đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Vì mở cửa từ 6 giờ sáng, Khách hàng ở tỉnh có thể khám chữa bệnh và ra về trong ngày.

> Đặt hẹn khám bệnh với bác sĩ Endo Clinic ngay hôm nay!

Bài viết trên là giải đáp cho thắc mắc đau dạ dày có nguy hiểm không, cảnh báo bệnh gì. Tóm lại, đau dạ dày có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày – thực quản, loét dạ dày – tá tràng,… Cô Chú, Anh Chị nên thăm khám càng sớm càng tốt khi triệu chứng kéo dài và dần nghiêm trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào đau dạ dày cần đi khám bác sĩ?

Người bị đau dạ dày nên đi khám bác sĩ khi tình trạng đau dạ dày không thuyên giảm hoặc đi kèm các triệu chứng bất thường như đi ngoài ra máu, nôn ra máu, buồn nôn, nôn dai dẳng,…

Khó thở kèm đau dạ dày có sao không?

Khi bị đau dạ dày kèm khó thở, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo các bệnh lý nghiêm trọng.

Biến chứng nguy hiểm của đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như trào ngược dạ dày – thực quản, loét dạ dày – tá tràng,… Nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày.

Tài liệu tham khảo:

1. Ann Pietrangelo and Daniel Yetman. What to Know About Viral Gastroenteritis (Stomach Flu). 12 04 2023. https://www.healthline.com/health/viral-gastroenteritis (đã truy cập 13 07 2023).

2. David F. Sigmon; Faiz Tuma; Bishoy G. Kamel; Sebastiano Cassaro. Gastric Perforation. 27 06 2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK519554/ (đã truy cập 13 07 2023).

3. Mayo Clinic Staff. Pyloric stenosis. 02 12 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pyloric-stenosis/symptoms-causes/syc-20351416 (đã truy cập 13 07 2023).

4. Tim Jewell. What’s Causing My Epigastric Pain and How Can I Find Relief? 08 03 2019. https://www.healthline.com/health/epigastric-pain (đã truy cập 13 07 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

56 + 54 = ?