MÓT RẶN

Mót rặn là cảm giác không thể tống hết phân ra ngoài hay bài xuất phân không hoàn toàn mặc dù đã rỗng phân. Triệu chứng mót rặn kéo dài khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Tổng quan triệu chứng mót rặn

TỔNG QUAN VỀ TRIỆU CHỨNG MÓT RẶN

Thông thường, đau bụng buồn đi đại tiện là hoạt động sinh lý bình thường của con người, giúp cơ thể đào thải chất cặn bã ra ngoài. Tuy nhiên, khó đi đại tiện hay có triệu chứng mót rặn kéo dài là dấu hiệu bệnh lý tiêu hóa cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

triệu chứng mót rặn

Mót rặn là gì?

Mót rặn là cảm giác chưa đi đại tiện hết dù trong ruột đã rỗng phân, người bệnh có thể cố gắng đi tiêu nhưng không được hoặc chỉ có một lượng ít phân ra ngoài. Triệu chứng mót rặn có thể kèm theo rặn nhiều, đau, co thắt hậu môn và gây khó chịu. Mót rặn tên tiếng anh là tenesmus là dấu hiệu ban đầu của bệnh nhân ung thư trực tràng.

NGUYÊN NHÂN GÂY TRIỆU CHỨNG MÓT RẶN
  • Nhu động ruột là một loạt các cơn co cơ giống như sóng để di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa. Ở đại tràng, nhu động giúp nước từ thức ăn chưa tiêu hóa được hấp thụ vào máu. Sau đó, các chất cặn bã còn lại được đào thải ra ngoài qua trực tràng và hậu môn. Sự lấp đầy trực tràng mang lại cảm giác cần phải đi tiêu và tần suất sẽ khác nhau ở mỗi người. Các bệnh lý tiêu hóa và rối loạn chức năng (nhu động) ruột có thể cản trở tín hiệu chuyển động bình thường của đường ruột gây ra hiện tượng mót rặn.
  • Tình trạng đi cầu mót rặn thường liên quan đến các bệnh lý viêm mạn tính của đại tràng như viêm loét đại tràngbệnh Crohn. Mót rặn cũng có thể do các bệnh như bệnh trĩ, nhiễm trùng đường ruột và ung thư tiêu hóa gây ra.

NGUYÊN NHÂN GÂY TRIỆU CHỨNG MÓT RẶN

Nguyên nhân của chứng mót rặn vẫn chưa được xác định, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng tình trạng viêm hoặc kích ứng có thể kích thích hệ thần kinh soma (truyền cảm giác vật lý) và dây thần kinh tự chủ (điều chỉnh các cơn co thắt cơ trơn) trong đường ruột. Sự kích thích quá mức của các dây thần kinh này khiến người bệnh cảm thấy chưa đi tiêu hết dù trong ở ruột đã rỗng phân. Cảm giác mót rặn có thể kèm rặn nhiều, đau và co thắt hậu môn.

Ngoài ra, tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính có thể gây sẹo các mô đường ruột làm cho việc đi tiêu trở nên khó khăn và cảm thấy bài xuất phân không hoàn toàn. Các vết loét hoặc khối u xung quanh đại – trực tràng cũng có thể gây ra triệu chứng mót rặn.

Nguyên nhân bị mót rặn đến từ bệnh lý đường tiêu hóa

Triệu chứng mót rặn kéo dài là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về đường tiêu hóa, bao gồm:

Các nguyên nhân khác

  • Viêm tuyến tiền liệt do các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm bệnh lậu, chlamydia hoặc giang mai. Ngoài ra, viêm tuyến tiền liệt có thể phát triển và hình thành khối u sau xạ trị điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư đại tràng.
  • Rối loạn sàn chậu

Trong một số trường hợp, mót rặn có thể là triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng cần được chăm sóc y tế kịp thời, bao gồm:

  • Nhiễm trùng đại tràng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng.
  • Áp xe hậu môn – trực tràng là tình trạng nhiễm trùng vùng hậu môn – trực tràng tạo thành một túi chất lỏng, sưng lên và gây đau, khó chịu. Áp xe vùng hậu môn – trực tràng nếu không được điều trị có thể lan đến bề mặt da tạo thành một đường rò. Khi áp xe vỡ hay được rạch tháo mủ sẽ tạo thành một đường thông từ lỗ trong (ống tuyến) với lỗ ngoài (nơi áp xe vỡ) qua một đường rò.
  • Ung thư hậu môn – trực tràng là bệnh lý nguy hiểm, hình thành khối u ác tính ở đoạn cuối ống tiêu hoá gây cảm giác mót rặn hậu môn, thay đổi thói quen đi tiêu, sụt cân,…

> Tham khảo thêm: Triệu chứng ung thư trực tràng và hậu môn

Các Triệu Chứng Mót Rặn

Khi nào cần đến gặp bác sĩ thăm khám?

Cô Bác, Anh Chị cần đến gặp bác sĩ tại cơ sở y tế uy tín khi xuất hiện các triệu chứng mót rặn kéo dài hơn vài ngày hoặc tái phát sau điều trị. Cô Bác, Anh Chị không nên tự mua thuốc uống hay cố gắng chịu đựng vì bệnh lý này kéo dài gây ra nhiều biến chứng bệnh lý khác, gây trở ngại đến chất lượng sống hằng ngày. Các triệu chứng có thể cho thấy tình trạng sức khỏe cần được thăm khám và điều trị, bao gồm:

CÁC TRIỆU CHỨNG KÈM THEO MÓT RẶN

Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nguyên nhân gây triệu chứng mót rặn và mức độ tổn thương mà cơ thể sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng đi kèm khác nhau.

Các triệu chứng tiêu hóa có thể xảy ra cùng với mót rặn

Triệu chứng mót rặn có nguyên nhân do các bệnh lý đường tiêu hóa thường xuất hiện cùng với các triệu chứng đi kèm. Các triệu chứng này sẽ thay đổi tùy theo tình trạng bệnh, bao gồm:

Các triệu chứng khác có thể xảy ra cùng với mót rặn

Mót rặn có thể đi kèm với các triệu chứng liên quan đến các bệnh lý bên ngoài đường tiêu hóa, bao gồm:

Các triệu chứng nguy hiểm cần cấp cứu ngay

Một số triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được chăm sóc y tế ngay lập tức khi các triệu chứng chỉ vừa xuất hiện, bao gồm:

  • Tiêu phân nhầy nhớt hoặc tiêu ra máu
  • Mưng mủ hậu môn
  • Sốt cao (cao hơn 103 độ F hay trên 38 độ C)
  • Ớn lạnh
  • Đau bụng dữ dội hoặc co thắt
  • Nôn ói
  • Ngất xỉu

Các triệu chứng nguy hiểm trên có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiêu hóa đã tiến triển nặng như áp xe hậu môn – trực tràng, nhiễm trùng đại tràng hoặc ung thư đại – trực tràng. Vì vậy, Cô Bác, Anh Chị cần đến gặp bác sĩ tại bệnh viện/phòng khám tiêu hóa sớm nhất để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Phương Pháp Điều Trị Triệu Chứng Mót Rặn

CÁC PHƯƠNG TIỆN CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG MÓT RẶN

Triệu chứng mót rặn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và các dấu hiệu, triệu chứng cũng dễ bị nhằm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác triệu chứng mót rặn, bác sĩ sẽ kết hợp khám lâm sàng và cận lâm sàng giúp loại trừ các bệnh liên quan và tìm ra nguyên nhân chính khiến người bệnh có cảm giác như chưa đi hết phân.

Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là bước đầu tiên giúp bác sĩ nắm được thông tin bệnh sử, tình trạng bệnh lý cũng như sức khỏe hiện tại của Cô Bác, Anh Chị. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán ban đầu cũng như chỉ định các cận lâm sàng phù hợp để tìm ra bệnh lý chính xác. Bác sĩ sẽ thực hiện khám sức khỏe tổng quát và thu thập thông tin tình trạng sức khỏe người bệnh thông qua các câu hỏi như:

  • Các triệu chứng của Cô Bác bắt đầu từ khi nào? Chúng liên tục hay không thường xuyên?
  • Cô Bác có cảm thấy khó chịu, đau vùng bụng, thay đổi thói quen đi tiêu không?
  • Có các triệu chứng khác như: sốt, tiêu ra máu hay máu trong phân hay không?
  • Các bệnh lý tiêu hóa đã từng mắc phải.
  • Các bệnh đang điều trị và loại thuốc đang sử dụng bao gồm thực phẩm chức năng.
  • Hỏi về chế độ ăn uống và sinh hoạt gần đây và tiền sử gia đình.
  • Kiểm tra trực tràng kỹ thuật số (DRE) là phương pháp thăm khám các bất thường ở khu vực trực tràng và vùng chậu như các búi trĩ, xuất huyết, dịch nhầy, nhiễm trùng, bất thường tiền liệt tuyến hoặc các khối u ở khu vực này. Thực hiện bằng cách bác sĩ đưa ngón tay đã đeo găng và bôi trơn vào hậu môn người bệnh.

Cận lâm sàng chẩn đoán

Dựa vào tiền sử bệnh, các đánh giá và sàng lọc trong bước khám lâm sàng, người bệnh có thể thực hiện một hoặc nhiều cận lâm sàng như xét nghiệm, nội soi tiêu hóa hoặc chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ có thể đánh giá tình trạng tổng quát và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Xét nghiệm

Một số các xét nghiệm cận lâm sàng có thể được bác sĩ yêu cầu để xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng mót rặn, bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC): xác định nồng độ hồng cầu, bạch cầu giúp bác sĩ đánh giá tổng thể và phát hiện các rối loạn bao gồm nhiễm trùng ống tiêu hóa, xuất huyết đường tiêu hóa, thiếu máu.
  • Xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu (ESR) và protein phản ứng C (CRP): xét nghiệm máu cho biết tình trạng viêm toàn thân liên quan đến nhiễm trùng, các bệnh viêm nhiễm và các nguyên nhân khác.
  • Xét nghiệm chỉ số CEA: xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư đại – trực tràng.
  • Xét nghiệm phân: giúp phát hiện máu ẩn trong phân của tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa, tìm ra những gene biến đổi có dấu hiệu là ung thư đại – trực tràng, xét nghiệm phân gồm có 3 loại là gFOBT, FIT và DNA.
  • Cấy phân: xét nghiệm nuôi cấy mẫu phân trong môi trường thạch dinh dưỡng nhằm phát hiện vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh.
  • Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD): các xét nghiệm được sử dụng để phát hiện bệnh lậu, chlamydia, giang mai,…

Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu và các loại xét nghiệm:

> Định lượng CEA là gì?

Nội soi ống tiêu hóa

Nội soi tiêu hóa là phương pháp thông dụng và có độ chính xác cao để chẩn đoán các bệnh lý đại – trực tràng. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, biểu hiện lâm sàng, kết quả xét nghiệm mà phương pháp nội soi có hoặc không có sinh thiết.

  • Nội soi đại tràng sigma chỉ có thể quan sát và đánh giá được vùng đại tràng sigma, trực tràng và hậu môn. Nếu đại tràng của người bệnh bị viêm, loét nghiêm trọng, bác sĩ có thể thực hiện phương pháp này thay vì nội soi đại tràng toàn bộ.
  • Nội soi đại tràng toàn bộ (nội soi đại – trực tràng) cho phép bác sĩ kiểm tra toàn bộ đại tràng, trực tràng, hậu môn bằng cách sử dụng ống nội soi nhỏ, có gắn camera với độ phóng đại trên 500 lần giúp quan sát và đánh giá chính xác tình trạng bên trong đại tràng, đồng thời kết hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để đồng nhất kết quả.
  • Nội soi đường ruột bằng viên nang giúp chẩn đoán bệnh Crohn, khối u ruột non và các tổn thương chảy máu không thấy trên phim chụp X-quang hoặc chụp CT.

Nội soi đại – trực tràng có thể lấy mẫu sinh thiết phụ thuộc vào tình trạng hoặc nghi ngờ của bác sĩ trong quá trình nội soi. Các mẫu sinh thiết giúp chẩn đoán tình trạng viêm, loét hoặc bệnh lý ung thư đại – trực tràng.

Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm:

Chẩn đoán hình ảnh

Một số phương tiện chẩn đoán hình ảnh có thể được áp dụng trong thăm khám triệu chứng mót rặn như:

  • Chụp X-quang cản quang vùng bụng: là kỹ thuật sử dụng chất tương phản bari để phủ lên niêm mạc đại – trực tràng. Phương pháp cho phép bác sĩ gián tiếp đánh giá các bất thường của niêm mạc ống tiêu hóa dưới như tắc nghẽn, tổn thương hoặc thủng ruột.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): được đánh giá cao hơn so với chụp X-quang, đặc biệt trong việc chẩn đoán ung thư. Chụp CT bụng có thể phát hiện có khối u, polyp trực tràng, polyp đại tràng, tình trạng di căn và mức độ khối u phát triển như thế nào.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): có thể được chỉ định để tạo hình chi tiết các cơ quan và mô, giúp bác sĩ đánh giá tổng quan và chính xác hơn.

BIẾN CHỨNG TRIỆU CHỨNG MÓT RẶN

Các biến chứng của triệu chứng mót rặn phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra. Trong đó các biến chứng ở hậu môn và trực tràng rất phổ biến do bệnh táo bón. Theo tiêu chuẩn Rome IV, táo bón chức năng được chẩn đoán khi người bệnh có ít nhất 2 trong các tiêu chí sau và kéo dài trên 3 tháng:

  • Đại tiện < 3 lần 1 tuần.
  • Phải rặn nhiều > 25% số lần đại tiện.
  • Phân vón cục hoặc cứng > 25% số lần đại tiện.
  • Cảm giác đại tiện không hết > 25% số lần đại tiện.
  • Cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng > 25% số lần đại tiện.
  • Phải thực hiện các thao tác thủ công (như sử dụng ngón tay) để hỗ trợ > 25% số lần đại tiện.

Các biến chứng liên quan đến tình trạng táo bón có thể bao gồm:

  • Rò hậu môn: tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều đường thông bất thường giữa ống hậu môn và da xung quanh hậu môn. Đây thường là di chứng của một áp xe (ổ mủ) ở hậu môn – trực tràng không được điều trị vỡ ra tạo thành đường rò.
  • Bệnh trĩ: rặn nhiều khi đi cầu làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch của hậu môn, trực tràng và gây sưng, đau.
  • Sa trực tràng: là tình trạng một phần trực tràng (đoạn cuối của đại tràng) sa xuống khỏi vị trí bình thường trong vùng chậu và nhô ra ngoài hậu môn.
  • Ứ phân bên trong đại tràng: táo bón mạn tính có thể khiến cho một phần khối phân bị kẹt cứng lại bên trong đường ruột, không thể tống ra ngoài.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA TRIỆU CHỨNG MÓT RẶN

Phương pháp điều trị và phòng ngừa triệu chứng mót rặn phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Một số phương pháp thường được sử dụng như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng thuốc, phẫu thuật,…

Phương pháp điều trị triệu chứng mót rặn

Xác định và điều trị nguyên nhân gây triệu chứng mót rặn giúp ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển và hạn chế tổn thương ống tiêu hóa dưới.

Điều trị mót rặn do bệnh viêm ruột (IBD)

Điều trị bệnh viêm ruột (IBD) nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng. Trong đó, sử dụng thuốc và phẫu thuật là những lựa chọn phổ biến nhất. Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn để giảm nhẹ triệu chứng mót rặn và các triệu chứng khác, bao gồm:

  • Thuốc chống viêm là bước đầu tiên trong điều trị bao gồm thuốc corticoid (còn được gọi là corticosteroid hay steroid) và thuốc uống 5-aminosalicylates (5-ASA).
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch giúp giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch gây ra tình trạng viêm.
  • Thuốc kháng sinh giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm lượng dịch tiết ra từ lỗ rò, áp xe, đôi khi có thể chữa lành chúng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng thuốc kháng sinh ức chế vi khuẩn có hại, kích hoạt hệ thống miễn dịch và dẫn đến viêm đường ruột. Bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh được kê toa như thuốc ciprofloxacin và metronidazole.
  • Thuốc nhuận tràng điều trị chứng táo bón kéo dài.
  • Thuốc trị tiêu chảy giúp bổ sung chất xơ như bột metamucil, thuốc loperamide.
  • Thuốc giảm đau.

Điều trị mót rặn do bệnh Celiac

Thay đổi chế độ ăn không chứa gluten.

Điều trị mót rặn do táo bón

Dùng thuốc nhuận tràng giúp tăng tiết dịch trong đại tràng, phân dễ dàng đi ra hơn và tăng chất xơ trong khẩu phần ăn.

Điều trị mót rặn do tiêu chảy

Sử dụng thuốc chống tiêu chảy như Imodium (loperamide).

Điều trị mót rặn do viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ

Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc chỉ định phẫu thuật nếu tình trạng tắc nghẽn dòng máu nghiêm trọng.

Điều trị mót rặn do bệnh viêm túi thừa

Điều trị bệnh viêm túi thừa phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thuốc kháng sinh và phẫu thuật cắt bỏ.

Điều trị mót rặn do viêm dạ dày ruột

Sử dụng thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hoặc thuốc tẩy giun nếu nguyên nhân là do ký sinh trùng.

Điều trị mót rặn do rối loạn sàn chậu

Điều trị bao gồm sử dụng thuốc làm mềm phân, vật lý trị liệu, kích thích dây thần kinh chày qua da (PTNS) hoặc phẫu thuật.

Điều trị mót rặn do hội chứng ruột kích thích (IBS)

Các phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích tốt nhất là làm giảm các triệu chứng bệnh lý thông qua phương pháp tâm lý, dùng thuốc hỗ trợ và thay đổi chế độ dinh dưỡng.

  • Phương pháp tâm lý như kiểm soát, hạn chế và điều trị các nguyên nhân dẫn đến stress, lo âu, rối loạn cảm xúc, trầm cảm hoặc các dấu hiệu gây mất ngủ. Thường xuyên tập thể dục thể thao, yoga, thiền và ngủ đủ giấc.
  • Sử dụng thuốc hỗ trợ bao gồm thuốc kháng cholinergic và chống co thắt, thuốc nhuận tràng hoăc thuốc điều trị tiêu chảy, thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chất béo,…

Điều trị mót rặn do bệnh trĩ

Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ bệnh, bao gồm:

  • Đối với các trường hợp bệnh trĩ cấp độ nhẹ, vừa mới xuất hiện các triệu chứng Cô Bác, Anh Chị có thể sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà.
  • Đối với tình trạng bệnh trĩ trong giai đoạn vừa một số phương pháp xâm lấn giúp điều trị bệnh trĩ mà không cần phẫu thuật bao gồm cắt trĩ ngoại, thắt dây cao su, băng búi trĩ, liệu pháp xơ hóa, sử dụng tia laser hoặc tia hồng ngoại làm đông máu bên trong các búi trĩ.
  • Đối với trường hợp bệnh trĩ ở cấp độ nặng, các búi trĩ không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ. Có 3 phương pháp phẫu thuật cắt bỏ bao gồm phương pháp Longo, phương pháp truyền thống Miligan – Morgan và phương pháp khâu triệt mạch THD.

Điều trị mót rặn do bệnh sa trực tràng kiểu túi

Điều trị bao gồm thực hiện các bài tập Kegel, đặt vòng nâng cổ tử cung (còn gọi là vòng Pessary), tiến hành phẫu thuật qua đường hậu môn, qua tầng sinh môn hoặc qua ngã âm đạo ở bệnh nhân nặng.

Điều trị mót rặn do bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)

Sử dụng thuốc kháng sinh (thay đổi tùy theo loại nhiễm trùng).

Điều trị mót rặn do áp xe hậu môn – trực tràng

Điều trị bao gồm dẫn lưu phẫu thuật, khi khối mủ vùng hậu môn vỡ, người bệnh cần được phẫu thuật tháo mủ (có gây tê). Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ dùng thuốc giảm đau và kháng sinh.

Điều trị mót rặn do ung thư hậu môn – trực tràng

Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, vị trí tế bào ung thư, tình trạng sức khỏe và độ tuổi. Các lựa chọn điều trị bao gồm xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch và phẫu thuật.

Ngoài ra, tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ theo chỉ định của bác sĩ ở những người bệnh có nguy cơ cao phát triển ung thư là rất cần thiết.

Lưu ý: Bệnh nhân chỉ sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng mót rặn sau khi được thăm khám và theo chỉ định của bác sĩ.

Biện pháp phòng ngừa triệu chứng mót rặn tại nhà

Không phải tất cả các nguyên nhân gây triệu chứng mót rặn đều có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, Cô Bác, Anh Chị có thể giảm thiểu nguy cơ bị mót rặn bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Tăng chất xơ trong khẩu phần ăn

Chế độ ăn nên chứa đủ chất xơ, lượng chất xơ cần tiêu thụ mỗi ngày là khoảng 15 – 20 gram cho mỗi 1.000 calo. Chất xơ thực vật, phần lớn không thể tiêu hóa và không hấp thụ được, làm tăng lượng phân. Một số thành phần của chất xơ cũng hấp thụ chất lỏng, làm cho phân trở nên mềm hơn giúp dễ đi cầu hơn.

  • Hoa quả và rau củ giàu chất xơ như mận khô, táo, đu đủ, diếp cá,…
  • Ngũ cốc nguyên cám.
  • Các loại hạt.

Lưu ý: Cô Bác, Anh Chị không nên tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn lên đột ngột vì có thể gây đầy bụng, đầy hơi.

Tuy nhiên, khi bị tiêu chảy không nên ăn chất xơ, rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ, có thể thay thế bằng nước ép.

Uống nước đầy đủ

  • Uống nhiều nước (ít nhất từ 1.5 đến 2 lít nước/ ngày), đặc biệt nên uống nước ấm vào buổi sáng khi tỉnh dậy.
  • Uống nước có tác dụng mềm phân, giảm ma sát giữa niêm mạc ống tiêu hóa với khối phân khi phân di chuyển theo chiều nhu động và trọng lực.
  • Hạn chế uống rượu bia và đồ uống có chứa cafein khiến cơ thể bị mất nước.

Tập thể dục đều đặn

Hoạt động thể chất cũng giúp làm tăng khả năng hoạt động của các cơ ở hậu môn, trực tràng. Đặt mục tiêu tập thể dục vừa phải 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 lần mỗi tuần với các môn thể thao như bơi lội, đạp xe, chạy bộ,…

Hình thành thói quen đi đại tiện vào mỗi buổi sáng, không nên nhịn đi đại tiện, không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh,… Trước khi đại tiện, có thể tập bài tập vận động sau: nhún nhảy, đứng lên ngồi xuống hoặc hít thở sâu và ép bụng vào. Bài tập này giúp cơ thể dự trữ được nhiều oxy, kích thích nhu động đại tràng.

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng, lo âu trong thời gian dài có thể khiến các triệu chứng của bệnh viêm ruột (IBD) trở nên nghiêm trọng hơn. Các biện pháp giúp kiểm soát căng thẳng như ngồi thiền, tập thở sâu và thư giãn cơ bắp thường xuyên,…

CÂU HỎI TỔNG HỢP

Mót rặn (tên tiếng Anh: tenesmus) là cảm giác chưa đi tiêu hết dù trong ruột đã rỗng phân, người bệnh có thể cố gắng đi tiêu nhưng không được hoặc chỉ có một lượng ít phân ra ngoài. Triệu chứng mót rặn có thể kèm theo rặn nhiều, đau, co thắt hậu môn và gây khó chịu.

Nguyên nhân của chứng mót rặn vẫn chưa được xác định, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng tình trạng viêm hoặc kích ứng có thể kích thích hệ thần kinh soma (truyền cảm giác vật lý) và dây thần kinh tự chủ (điều chỉnh các cơn co thắt cơ trơn) trong đường ruột. Sự kích thích quá mức của các dây thần kinh này khiến người bệnh cảm thấy chưa đi tiêu hết dù trong ở ruột đã rỗng phân. Cảm giác mót rặn có thể kèm rặn nhiều, đau và co thắt hậu môn.

Ngoài ra, tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính có thể gây sẹo các mô đường ruột làm cho việc đi tiêu trở nên khó khăn và cảm thấy bài xuất phân không hoàn toàn. Các vết loét hoặc khối u xung quanh đại – trực tràng cũng có thể gây ra triệu chứng mót rặn.

Cô Bác, Anh Chị cần đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng mót rặn kéo dài hơn vài ngày hoặc tái phát sau điều trị. Cô Bác, Anh Chị không nên tự mua thuốc uống hay cố gắng chịu đựng vì bệnh lý này kéo dài, gây ra nhiều biến chứng bệnh lý khác, gây trở ngại đến chất lượng sống hằng ngày. Các triệu chứng có thể cho thấy tình trạng sức khỏe cần được thăm khám và điều trị, bao gồm:

  • Đi ngoài ra máu
  • Đau bụng mạn tính
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Sốt
  • Ớn lạnh

Triệu chứng mót rặn có nguyên nhân do các bệnh lý đường tiêu hóa thường xuất hiện cùng với các triệu chứng đi kèm. Các triệu chứng này sẽ thay đổi tùy theo tình trạng bệnh, bao gồm:

  • Thay đổi thói quen đi tiêu, đi nhiều lần, thường bị táo bón xen kẽ tiêu chảy
  • Căng bụng, chướng bụng
  • Phân cứng, khô hoặc rời rạc thành từng cục
  • Có cảm giác chưa tống hết phân ra ngoài
  • Chảy dịch trực tràng – hậu môn
  • Sưng đau hậu môn
  • Mất cảm giác ngon miệng, chán ăn và sụt cân

Phương pháp điều trị và phòng ngừa triệu chứng mót rặn phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Một số phương pháp thường được sử dụng như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng thuốc, phẫu thuật,…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – endoclinic.vn.

  2. Barbara Bolen. Rectal Tenesmus Symptoms, Causes, and Treatment. Biên tập bởi Jenny Sweigard. 15 04 2021. https://www.verywellhealth.com/what-is-tenesmus-1945069 (đã truy cập 10 25, 2021).
  3. Jayne Leonard. Everything you need to know about tenesmus. Biên tập bởi Kevin Martinez. 19 11 2019. https://www.medicalnewstoday.com/articles/318583 (đã truy cập 10 25, 2021).
  4. Sarah Lewis. Incomplete Bowel Movements. Biên tập bởi William C. Lloyd III. 12 04 2020. https://www.healthgrades.com/right-care/digestive-health/incomplete-bowel-movements (đã truy cập 10 25, 2021).

TIN SỨC KHỎE

Tổng hợp tin sức khỏe tiêu hóa, cẩm nang sức khỏe tiêu hóa. Nếu nội dung Quý khách quan tâm chưa có, Quý khách có thể liên hệ để đặt câu hỏi với bác sĩ để được tư vấn.

Đặt Lịch Khám Endo Clinic

Endo Clinic

Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01

ĐẶT LỊCH NỘI SOI TIÊU HÓA

Đặt lịch nội soi hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

    Có Bảo Hiểm Y Tế

    ĐẶT LỊCH KHÁM TIÊU HÓA

    Đặt lịch khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

      Có Bảo Hiểm Y Tế

      Đặt Lịch Khám Endo Clinic

      Endo Clinic

      Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

      THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01