ĐAU HẬU MÔN

Đau hậu môn có thể gây khó chịu, nhưng hiện tượng này thường chỉ là triệu chứng của một vấn đề nhỏ, có thể điều trị được. Phần lớn các trường hợp bệnh nhân bị đau hậu môn đều đến từ các nguyên nhân lành tính, chỉ một số ít nguyên nhân gây chảy máu hoặc hình thành khối u.

Chi tiết triệu chứng đau hậu môn

TỔNG QUAN VỀ TRIỆU CHỨNG ĐAU HẬU MÔN

Đau hậu môn là một triệu chứng phổ biến có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

NGUYÊN NHÂN GÂY TRIỆU CHỨNG ĐAU HẬU MÔN
Đau hậu môn: Nguyên nhân triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Đau hậu môn là gì?

Đau hậu môn là cơn đau xảy ra ở bên trong và quanh hậu môn hay phần cuối của trực tràng (vùng quanh hậu môn). Hầu hết các nguyên nhân gây hiện tượng đau hậu môn thường không nguy hiểm do các đợt co thắt cơ hay một số bệnh lý như táo bón, áp xe hậu môn, rò hậu môn, nứt hậu môn, bệnh trĩ, bệnh viêm ruột,… Tuy nhiên, các cơn đau hậu môn kèm với triệu chứng chảy máu trực tràng có thể là biểu hiện của bệnh tiêu hóa nghiêm trọng.

  • Triệu chứng đau hậu môn có thể xuất hiện trước, sau hoặc trong khi đi tiêu. Khu vực hậu môn tập trung nhiều dây thần kinh cảm giác khiến cơn đau có thể xuất hiện từ nhẹ đến đau dữ dội, khó chịu, thậm chí gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Tình trạng đau hậu môn có thể điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, thường xuyên tập thể thao, uống nhiều nước,… Tuy nhiên, việc cố gắng chịu đựng các đơn đau thường không mang lại hiệu quả. Người bệnh nên đến bệnh viện hoặc phòng khám tiêu hóa để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị dứt điểm triệu chứng.

ĐAU HẬU MÔN LÀ TRIỆU CHỨNG BỆNH GÌ?

Nguyên nhân gây đau hậu môn có thể do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, phần lớn xuất phát từ bệnh lý ở trực tràng – hậu môn.

Các nguyên nhân phổ biến gây đau hậu môn

Một số nguyên nhân thường gặp gây đau rát hậu môn như:

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn gây đau hậu môn

Một số nguyên nhân khác có thể gây triệu chứng đau hậu môn như:

  • Nứt hậu môn: tình trạng vết rách xuất hiện trên lớp niêm mạc hậu môn, thường do phân lớn và cứng gây ra. Cơn đau có thể dữ dội ngay khi đi tiêu hay cảm giác nhói, nóng rát kéo dài vài giờ sau đó. Có thể nhận thấy một lượng nhỏ máu trên giấy vệ sinh sau khi lau. Các vết nứt ở hậu môn có thể rất đau, nhưng nhiều vết nứt sẽ tự lành sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng nứt hậu môn tái diễn mặc dù đã điều trị thông thường thì có thể cần phải phẫu thuật.
  • Áp xe và rò hậu môn: Áp xe hậu môn là tình trạng nhiễm trùng, hình thành một ổ chứa mủ ở cạnh hậu môn hoặc trực tràng, còn rò hậu môn là hình thành đường dẫn những bã tuyến bị nhiễm trùng ở bên trong ra ngoài vùng da cạnh hậu môn. Ngoài đau ở hậu môn, các triệu chứng bao gồm sưng đỏ, chảy máu, chảy mủ từ hậu môn. Nếu áp xe được phát hiện sớm có thể được điều trị khỏi bởi kháng sinh, nếu tình trạng nặng cần phải dẫn lưu tại bệnh viện. Còn một lỗ rò tiến triển thì thường cần phẫu thuật vì chúng hiếm khi tự lành.
  • Trĩ: là tình trạng các mạch máu sưng lên ở vùng trực tràng và hậu môn. Cũng giống như nứt hậu môn, trĩ xảy ra thường do táo bón, tiêu chảy, căng quá mức và mang thai. Các triệu chứng bao gồm: chảy máu sau khi đi tiêu, ngứa hậu môn, cảm giác được có một khối ở trong hoặc xung quanh hậu môn, nếu bị tắc mạch máu đến búi trĩ có thể gây ra triệu chứng đau tức vùng hậu môn.

Đau hậu môn vô căn (proctalgia fugax): là chứng đau hậu môn không có nguyên nhân cụ thể. Cơn đau này thường do co thắt cơ dữ dội trong hoặc xung quanh ống hậu môn. Cơn đau hoặc co thắt xảy ra đột ngột và thường không có dấu hiệu báo trước. Cơn đau thường chỉ kéo dài trong vài giây, mặc dù nó có thể kéo dài đến 30 phút trong một số trường hợp và thường sẽ tự hết.

Hội chứng cơ nâng hậu môn (levator ani syndrome) là một loại rối loạn chức năng cơ sàn chậu. Khi đó, các cơ ở vùng xương chậu và hậu môn co thắt gây ra đau hậu môn mạn tính. Hội chứng này thường phổ biến hơn ở nữ giới. Triệu chứng chủ yếu là đau âm ỉ, thường xuyên ở trực tràng.

Bệnh viêm ruột chẳng hạn như bệnh Crohn.

Nhiễm trùng chẳng hạn như nấm hoặc các bệnh lây qua đường tình dục (STD).

Vấn đề liên quan đến xương như hội chứng Coccydynia (đau xương cụt) hoặc đau lan từ xương cột sống dưới, hông hay xương chậu, gây ra bởi tình trạng viêm khớp hay khối u xương.

Ung thư trực tràng đoạn thấp hay Ung thư hậu môn: có thể có các triệu chứng tương tự như nứt hậu môn và trĩ, nhưng hiếm gặp hơn. Do đó, Cô Bác, Anh Chị nên tầm soát ung thư hậu môn, trực tràng định kỳ theo khuyến cáo để phát hiện những tổn thương tiền ung thư không biểu hiện triệu chứng, giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả hơn.

Vấn đề liên quan đường tiểu như viêm tiền liệt tuyến.

Bệnh sa trực tràng.

Các Triệu Chứng Đau Hậu Môn

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nhiều nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng đau hậu môn được cải thiện nhờ các phương pháp điều trị tự chăm sóc đơn giản tại nhà, khi đó Cô Bác, Anh Chị không cần phải đi khám.

Tuy nhiên, Cô Bác, Anh Chị cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời khi có các dấu hiệu sau:

  • Cơn đau dữ dội
  • Cơn đau không cải thiện sau một vài ngày
  • Đi tiêu ra máu

Hậu môn bị đau là một triệu chứng phổ biến mà bác sĩ hay gặp, vì vậy Cô Bác, Anh Chị đừng ngần ngại đi khám ngay nếu cảm thấy bất thường. Bác sĩ sẽ giúp tìm nguyên nhân và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.

CÁC TRIỆU CHỨNG KÈM THEO KHI BỊ ĐAU HẬU MÔN

Các dấu hiệu và triệu chứng đi kèm với đau hậu môn sẽ phụ thuộc vào từng tình trạng của người bệnh, vị trí tổn thương hoặc viêm nhiễm.

Các triệu chứng đi kèm với đau hậu môn

Triệu chứng thường xuất hiện với đau hậu môn bao gồm:

  • Đau bụng mạn tính, nóng ran kéo dài vài giờ sau khi đi tiêu.
  • Chảy máu sau khi đi cầu hay đi ngoài ra máu: thường sẽ thấy trên giấy vệ sinh hoặc máu ẩn trong phân.
  • Đau rát, ngứa ngáy hậu môn.
  • Cảm thấy có khối u bên trong hoặc sờ thấy khối u bên ngoài hậu môn.
  • Kích ứng da quanh hậu môn gây viêm da, đỏ da.
  • Đi tiêu ra mủ hoặc máu ẩn trong phân, tiêu ra phân đen, màu hắc ín.
  • Sốt cao.

Các triệu chứng nguy hiểm cần cấp cứu ngay

Đau hậu môn thường được điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu Cô Bác, Anh Chị xuất hiện các dấu hiệu sau đi kèm với đau vùng hậu môn Cô Bác, Anh Chị cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời như:

  • Các cơn đau nhiều kéo dài hơn 2 ngày.
  • Xuất huyết sau mỗi lần đi cầu, các khối u bên ngoài hậu môn đau rát, khó chịu, khiến Cô Bác, Anh Chị không thể ngồi.
  • Hậu môn tiết dịch gây ngứa, sốt cao, chóng mặt, ớn lạnh,…

Các triệu chứng nguy hiểm thường là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như viêm loét trực tràng, polyp trực tràng, xuất huyết tiêu hóa và ung thư.

Phương Pháp Điều Trị Đau Hậu Môn

CÁC PHƯƠNG TIỆN CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG ĐAU HẬU MÔN

Thông thường, chẩn đoán triệu chứng đau hậu môn phụ thuộc vào các dấu hiệu, tiền sử bệnh lý và thăm khám hậu môn – trực tràng trực tiếp cho bệnh nhân để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp các bác sĩ nghi ngờ về các bệnh lý tiêu hóa khác, có thể yêu cầu Cô Bác, Anh Chị thực hiện thêm một số cận lâm sàng như xét nghiệm hoặc nội soi tiêu hóa để loại trừ các bệnh lý liên quan.

Khám lâm sàng

Trong phần lớn các trường hợp, khám lâm sàng luôn có thể tìm ra được nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

  • Bác sĩ có thể thăm khám, kiểm tra trực tràng và hậu môn bằng tay để xác định các bất thường ở hậu môn và trực tràng.
  • Bác sĩ sẽ thu thập thông tin và tiền sử bệnh lý bệnh nhân liên quan đến hậu môn, bệnh sử của người thân trong gia đình để loại trừ các bệnh lý di truyền hoặc nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Cận lâm sàng

Các phương pháp cận lâm sàng chỉ được sử dụng khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đi kèm có liên quan đến bệnh lý tiêu hóa hoặc ung thư.

  • Xét nghiệm máu ẩn trong phân, xét nghiệm công thức máu toàn bộ: giúp xác định các nguyên nhân gây nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét đại – trực tràng, dấu hiệu vi khuẩn và ký sinh trùng trong phân,…
  • Nội soi ống tiêu hóa dưới là phương pháp giúp bác sĩ quan sát toàn bộ tình trạng bên trong ống tiêu hóa bằng ống nội soi mềm, đầu ống được gắn một camera có độ phóng đại lên đến 500 lần soi đến mức độ tế bào, kết hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, giúp các chẩn đoán của bác sĩ chính xác, nhanh chóng và đồng nhất.

Các phương pháp nội soi giúp chẩn đoán triệu chứng đau hậu môn bao gồm nội soi đại – trực tràng, nội soi đại tràng Sigma và nội soi hậu môn.

endoclinic.vn là phòng khám nội soi tại TPHCM tiên phong trong việc chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa, đặc biệt là tầm soát ung thư tiêu hóa. Để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau hậu môn, cô chú, anh chị có thể đặt lịch hẹn ngay với bác sĩ endoclinic.vn.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG ĐAU HẬU MÔN

Cách trị đau hậu môn sẽ phụ thuộc vào vị trí, tình trạng và nguyên nhân gây ra các cơn đau. Tuy nhiên, các phương pháp thường được sử dụng như:

  • Thuốc giảm đau, thuốc làm mềm phân và thuốc kháng sinh. Tất cả các loại thuốc trị đau rát hậu môn cần được sự đồng ý của bác sĩ điều trị, không nên tự ý sử dụng.
  • Sử dụng các loại kem bôi điều trị trĩ, thuốc mỡ.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, uống nhiều nước và bổ sung các loại thực phẩm, rau củ quả chứa nhiều chất xơ.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục.
  • Ngâm mình trong nước ấm 20 phút nhiều lần trong ngày để làm sạch hậu môn, tránh nhiễm trùng và giảm cảm giác đau rát hậu môn.
  • Phẫu thuật co thắt cơ, đóng các lỗ rò nếu tình trạng bệnh tiến triển nặng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

Bên cạnh đó, còn có một số phương pháp giúp bảo vệ và hạn chế tổn thương vùng hậu môn, thúc đẩy quá trình hồi phục như:

  • Tránh sử dụng các loại giấy vệ sinh thô cứng, không lau quá mạnh sau khi đi tiêu.
  • Hạn chế sử dụng các loại xà phòng thơm hoặc chất tẩy rửa mạnh, có hương thơm vì hóa chất dễ gây kích ứng da.
  • Hạn chế mặc các loại quần ôm, quần vải cứng, bó sát vùng hậu môn để máu được lưu thông.
  • Không ngồi quá lâu, ngồi trên bề mặt cứng để hạn chế bệnh trĩ gây đau hậu môn khi ngồi.
  • Tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ theo chỉ định của bác sĩ ở người bệnh có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư.

CÂU HỎI TỔNG HỢP

Đau hậu môn là cơn đau xảy ra ở bên trong và quanh hậu môn hay phần cuối của trực tràng (vùng quanh hậu môn). Hầu hết các nguyên nhân gây hiện tượng đau hậu môn thường không nguy hiểm do các đợt co thắt cơ hay một số bệnh lý như táo bón, áp xe hậu môn, rò hậu môn, nứt hậu môn, bệnh trĩ, bệnh viêm ruột,… Tuy nhiên, các cơn đau hậu môn kèm với triệu chứng chảy máu trực tràng có thể là biểu hiện của bệnh tiêu hóa nghiêm trọng.

Nhiều nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng đau hậu môn được cải thiện nhờ các phương pháp điều trị tự chăm sóc đơn giản tại nhà, khi đó Cô Bác, Anh Chị không cần phải đi khám.

Tuy nhiên, Cô Bác, Anh Chị cần đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám nội soi tiêu hóa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời khi có các dấu hiệu sau:

  • Cơn đau dữ dội
  • Cơn đau không cải thiện sau một vài ngày
  • Đi tiêu ra máu

Đau hậu môn là một triệu chứng phổ biến mà bác sĩ hay gặp, vì vậy Cô Bác, Anh Chị đừng ngần ngại đi khám ngay nếu cảm thấy bất thường. Bác sĩ sẽ giúp tìm nguyên nhân và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.

Triệu chứng thường xuất hiện với đau hậu môn bao gồm:

  • Đau bụng mạn tính, nóng ran kéo dài vài giờ sau khi đi tiêu.
  • Chảy máu sau khi đi cầu hay đi ngoài ra máu: thường sẽ thấy trên giấy vệ sinh hoặc máu ẩn trong phân.
  • Đau rát, ngứa ngáy hậu môn.
  • Cảm thấy có khối u bên trong hoặc sờ thấy khối u bên ngoài hậu môn.
  • Kích ứng da quanh hậu môn gây viêm da, đỏ da.
  • Đi tiêu ra mủ hoặc máu ẩn trong phân, tiêu ra phân đen, màu hắc ín.
  • Sốt cao.

Thông thường, chẩn đoán triệu chứng đau hậu môn phụ thuộc vào các dấu hiệu, tiền sử bệnh lý và khám trực tràng trực tiếp cho bệnh nhân để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp các bác sĩ nghi ngờ về các bệnh lý tiêu hóa khác, có thể yêu cầu Cô Bác, Anh Chị thực hiện thêm một số cận lâm sàng như xét nghiệm hoặc nội soi tiêu hóa để loại trừ các bệnh lý liên quan.

Cách trị đau hậu môn sẽ phụ thuộc vào vị trí, tình trạng và nguyên nhân gây ra các cơn đau. Tuy nhiên, các phương pháp thường được sử dụng như:

  • Thuốc giảm đau, thuốc làm mềm phân và thuốc kháng sinh. Tất cả các loại thuốc trị đau rát hậu môn cần được sự đồng ý của bác sĩ điều trị, không nên tự ý sử dụng.
  • Sử dụng các loại kem bôi điều trị trĩ, thuốc mỡ.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, uống nhiều nước và bổ sung các loại thực phẩm, rau củ quả chứa nhiều chất xơ.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục.
  • Ngâm mình trong nước ấm 20 phút nhiều lần trong ngày để làm sạch hậu môn, tránh nhiễm trùng và giảm cảm giác đau rát hậu môn.
  • Phẫu thuật co thắt cơ, đóng các lỗ rò nếu tình trạng bệnh tiến triển nặng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

Tài liệu tham khảo

  1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic
  2. Barbara Bolen & Medically reviewed by Robert Burakoff. What to Do for Anal Pain. 10 06 2020. https://www.verywellhealth.com/what-to-do-for-anal-pain-1945206 (đã truy cập 08 13, 2021).
  3. Cleveland Clinic medical professional. Anal Pain. 14 02 2019. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21020-anal-pain (đã truy cập 08 13, 2021).
  4. Mayo Clinic Staff. Anal Pain. 22 08 2019. https://www.mayoclinic.org/symptoms/anal-pain/basics/definition/sym-20050918 (đã truy cập 08 13, 2021).

TIN SỨC KHỎE

Tổng hợp tin sức khỏe tiêu hóa, cẩm nang sức khỏe tiêu hóa. Nếu nội dung Quý khách quan tâm chưa có, Quý khách có thể liên hệ để đặt câu hỏi với bác sĩ để được tư vấn.

Đặt Lịch Khám Endo Clinic

Endo Clinic

Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01

ĐẶT LỊCH NỘI SOI TIÊU HÓA

Đặt lịch nội soi hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

    Có Bảo Hiểm Y Tế

    ĐẶT LỊCH KHÁM TIÊU HÓA

    Đặt lịch khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

      Có Bảo Hiểm Y Tế

      Đặt Lịch Khám Endo Clinic

      Endo Clinic

      Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

      THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01