Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi, khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi ngoài, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Trong đó, việc điều trị táo bón sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân, mức độ và thời gian bị táo bón. Người bệnh có thể áp dụng một vài cách như thay đổi chế độ ăn uống, lối sống, kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ,… nhằm cải thiện tình trạng này. Để hiểu rõ hơn về cách giảm táo bón, trung tâm nội soi tiêu hóa endoclinic.vn mời Cô Chú, Anh Chị cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây.

Cách giảm tình trạng táo bón tại nhà

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày có thể giúp Cô Chú, Anh Chị giảm các triệu chứng táo bón tại nhà.

Một số cách giảm tình trạng táo bón tại nhà:

  • Ăn nhiều chất xơ
  • Bổ sung thực phẩm chứa lợi khuẩn
  • Áp dụng chế độ ăn ít FODMAPs
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Điều chỉnh tư thế đi ngoài

Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ là thành phần có trong rau củ quả, trái cây mà cơ thể con người không thể tiêu hóa và được cho là có khả năng gia tăng trọng lượng và kích thước của phân, giúp làm mềm phân. Từ đó giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn, từ đó giảm nguy cơ mắc táo bón.

Các loại thực phẩm giúp bổ sung chất xơ có thể bao gồm:

  • Các loại trái cây như chuối, cam, dâu tây, lê, quả bơ, mâm xôi,…
  • Các loại rau củ bao gồm cà rốt, súp lơ, ngô ngọt,…
  • Các loại đậu như đậu lăng, đậu nành, đậu Hà Lan, đậu đen,…

Lưu ý: Việc bổ sung chất xơ vào trong bữa ăn hằng ngày có hiệu quả cao đối với trường hợp táo bón vận động ruột bình thường (normal-transit constipation). Còn đối với táo bón vận động ruột chậm (slow-transit constipation) hoặc rối loạn đại tiện (defecatory disorders) thì phương pháp này không còn hiệu quả, người bệnh hãy liên hệ với bác sĩ để được thăm khám khi thấy tình trạng táo bón kéo dài, không được cải thiện.

> Tìm hiểu thêm: Táo bón xen kẽ tiêu chảy là gì?

Bổ sung thực phẩm chứa lợi khuẩn

Cung cấp lợi khuẩn đường ruột cũng là một cách hỗ trợ điều trị táo bón. Probiotic là loại thực phẩm chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột (như sữa chua,…), giúp đường ruột khỏe mạnh và hỗ trợ tiêu hóa. Có 2 loại vi khuẩn thường sử dụng trong probiotic là BifidobacteriaLactobacillus.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy việc bổ sung probiotic trong vòng 2 tuần có thể giúp điều trị táo bón, gia tăng tần suất đi ngoài và cải thiện độ mềm của phân. Probiotic còn giúp hỗ trợ táo bón bằng cách sản xuất ra các acid béo chuỗi ngắn. Những phân tử này giúp cải thiện nhu động ruột, từ đó việc đi ngoài dễ dàng hơn.

Việc sử dụng thực phẩm chức năng chứa probiotic cũng có tác dụng tương tự. Một số nghiên cứu cũng cho thấy những người dùng thực phẩm chức năng chứa probiotic trong 4 tuần thì nhận thấy tình trạng táo bón của mình được cải thiện.

Một số loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như:

  • Sữa chua.
  • Kim chi.
  • Tương Miso
  • Bắp cải muối chua
Cách giảm tình trạng táo bón tại nhà bằng sữa chua
Sử dụng sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón. Nguồn ảnh tham khảo từ Yogurt in Nutrition.

Áp dụng chế độ ăn ít FODMAPs

FODMAPs là viết tắt của “Fermentable Oligo-, Di-, Monosaccharides and Polyols” hay còn gọi là “chất thuộc nhóm tinh bột kém hấp thu và có khả năng lên men”. Đây là nhóm carbohydrate chuỗi ngắn mà kém hấp thu ở ruột non. Việc ăn các thực phẩm chứa FODMAP cũng là một trong các nguyên nhân gây triệu chứng táo bón. Vì thế, chế độ ăn ít FODMAPs được xem là một cách để cải thiện tình trạng táo bón.

Đây là chế độ ăn rất khó để áp dụng. Chế độ ăn này yêu cầu người thực hiện phải loại bỏ nhiều loại thực phẩm. Điều này có thể gây thiếu hụt một số loại dinh dưỡng nhất định. Vì vậy, hãy tham vấn kỹ lưỡng với bác sĩ trước khi áp dụng để được hướng dẫn chi tiết, tránh các tác dụng không mong muốn.

Một số loại thực phẩm ít FODMAPs bao gồm:

  • Hạnh nhân, dừa, gạo và sữa đậu nành.
  • Chuối.
  • Ớt chuông.
  • Việt quất.
  • Cà rốt.
  • Dưa leo.
  • Quả nho.
  • Yến mạch.
  • Khoai tây.
  • Diêm mạch.
  • Rau bina, cải xoăn và các loại rau lá xanh khác.
  • Quýt.
  • Cà chua.

Uống đủ nước mỗi ngày

Tình trạng cơ thể mất nước là một trong nhiều nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng táo bón. Khi cơ thể bị mất nước, đường ruột sẽ hấp thụ lượng nước có trong thức ăn để bù lại lượng nước thiếu hụt, từ đó khiến cho phân trở nên khô cứng và dẫn đến táo bón.

Vì vậy, việc cung cấp đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày là cách giúp cải thiện táo bón. Theo Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NAS) thì lượng nước cần thiết mỗi ngày cho nam giới là 3,7 lít, còn nữa giới là 2,7 lít mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng nước phù hợp có thể khác nhau ở mỗi người.

Lưu ý, việc uống nước chỉ giúp hỗ trợ triệu chứng. Nếu tình trạng táo bón vẫn kéo dài và gây nhiều khó chịu, hãy đến thăm khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả.

Tập thể dục thường xuyên

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng việc tập thể dục có thể giúp cải thiện các triệu chứng táo bón. Các nghiên cứu khác còn cung cấp bằng chứng rằng lối sống ít vận động làm gia tăng nguy cơ mắc táo bón. Do đó, nhiều chuyên gia khuyến cáo nên tăng cường tập thể dục mỗi ngày giúp tăng tần suất đi tiêu, cải thiện táo bón. Một số hoạt động như đi bộ, bơi lội, đạp xe, chạy bộ,… đều hiệu quả.

Cần lưu ý rằng, tập thể dục chỉ mang tính chất hỗ trợ. Hãy khám bác sĩ nếu tình trạng kéo dài không hết.

Điều chỉnh tư thế đi ngoài

Việc ngồi xổm khi đi ngoài làm cho cơ mu trực tràng được giãn nở và làm thẳng đại tràng, giúp việc đi ngoài dễ hơn. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy đi ngoài ở tư thế ngồi xổm còn giúp hạn chế việc rặn khi đi ngoài, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. Do đó, Cô Chú, Anh Chị có thể ngồi xổm hoặc đặt chân lên một ghế đẩu nhỏ trước bồn cầu để đi ngoài dễ dàng hơn.

cách trị giảm bệnh táo bón bằng cách điều chỉnh tư thế đi ngoài
Cô Chú, Anh Chị có thể sử dụng ghế đẩu khi đi ngoài để hỗ trợ giảm táo bón. Nguồn ảnh tham khảo từ Herald Net.

Cách điều trị táo bón hiệu quả

Nếu các biện pháp giảm táo bón không có tác dụng, Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc nhuận tràng, thuốc kê toa, liệu pháp phản hồi sinh học hoặc thực thiện phẫu thuật. Cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng có thể được sử dụng để điều trị táo bón trong thời gian ngắn với tác dụng giúp đào thải phân dễ hơn.

Sau đây là một số loại thuốc nhuận tràng bao gồm:

  • Thuốc bổ sung chất xơ: Bao gồm các thuốc bổ sung chất xơ như psyllium (vỏ hạt mã đề), canxi polycarbophil và methylcellulose có tác dụng thúc đẩy đào thải phân nhẹ nhàng và an toàn. Dù vậy, loại thuốc này có thể đi kèm với một số tác dụng phụ như đầy hơi, chướng bụng.
  • Thuốc làm mềm phân: Các hoạt chất như canxi docusate, natri docusate có công dụng làm mềm phân bằng cách hấp thụ thêm nước từ đường ruột.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Thuốc chứa các chất như magie hydroxit, magie citrate, lactulose, polyethylene glycol giúp tăng tiết dịch từ ruột và kích thích nhu động ruột. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như đầy hơi, co thắt bụng.
  • Thuốc tăng bài xuất hoặc thuốc xổ: Các loại thuốc được sử dụng phổ biến là bisacodyl, anthraquinones. Anthraquinones giúp tăng cường hoạt động co bóp của đường ruột. Bệnh nhân dùng thuốc có thể có một số tác dụng phụ như co thắt bụng, chuột rút cơ, phát ban, mệt mỏi, suy nhược, nước tiểu có màu sắc bất thường,…
  • Dung dịch thụt tháo: Đây là nhóm thuốc trị táo bón nhờ tác dụng làm mềm phân và kích thích nhu động ruột.

Lưu ý: Các loại thuốc nhuận tràng trên chỉ nên được sử dụng theo chỉ định của Bác sĩ.

Một số loại thuốc kê toa

Trong trường hợp sử dụng các loại thuốc không kê đơn không giúp cải thiện tình trạng táo bón mạn tính, Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc kê toa giúp giảm bớt các triệu chứng.

Một số loại thuốc kê toa bao gồm:

  • Thuốc lubiprostone: Có tác dụng làm tăng lượng nước vào đường tiêu hóa giúp giảm đau bụng, làm mềm phân và tăng tần suất đi ngoài.
  • Thuốc linaclotide hoặc plecanatide: Thuốc giúp đi ngoài thường xuyên và thường được chỉ định cho người bị hội chứng ruột kích thích thể táo bón hoặc táo bón mạn tính không rõ nguyên do.
  • Thuốc Prucalopride: Thuốc kích thích đại tràng đẩy phân ra ngoài trong trường hợp mắc táo bón kéo dài không rõ nguyên nhân.

Liệu pháp phản hồi sinh học (Biofeedback Therapy)

Nếu bệnh nhân gặp vấn đề với các cơ kiểm soát nhu động ruột, Bác sĩ có thể gợi ý liệu pháp phản hồi sinh học. Đây là liệu pháp chữa táo bón bằng cách đặt một ống thông (catheter) có gắn cảm biến vào trực tràng để đo độ căng cơ.

Người bệnh khi đó sẽ thực hiện một số bài tập để điều khiển co và giãn lớp cơ sàn chậu (pelvic muscle). Một máy đo kết nối với cảm biến sẽ ghi nhận lại độ căng cơ và sẽ phát ra tín hiệu âm thanh hoặc ánh sáng giúp cho người bệnh biết được khi nào cần phải giãn cơ. Từ đó, người bệnh có thể chủ động hơn trong việc điều khiển lớp cơ sàn chậu giúp kích thích việc đi ngoài dễ dàng hơn.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được khuyến nghị để điều trị tắc nghẽn hậu môn – trực tràng (anorectal blockage) gây ra bởi bệnh sa trực tràng (rectal prolapse), nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt bỏ đại tràng trong trường hợp các cơ của đại tràng không hoạt động bình thường. Thông thường, phẫu thuật thường chỉ cắt bỏ một phần đại tràng, việc cắt bỏ toàn bộ đại tràng hiếm khi xảy ra.

phẫu thuật điều trị táo bón
Với các trường hợp tắc nghẽn hậu môn – trực tràng (anorectal blockage) gây ra bởi bệnh sa trực tràng (rectal prolapse), Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt bỏ đại tràng. Nguồn ảnh tham khảo từ The Independent.

Người bị táo bón khi nào nên gặp Bác sĩ?

Táo bón là triệu chứng phổ biến nhưng Cô Chú, Anh Chị không nên chủ quan. Khi có các dấu hiệu bất thường sau đây, Cô Chú, Anh Chị nên đến gặp Bác sĩ để được kiểm tra và có cách điều trị phù hợp.

Các triệu chứng cảnh báo cần lưu ý là:

Trên đây là những thông tin tham khảo về cách trị táo bón và giải pháp giảm táo bón tại nhà. Tuy nhiên, táo bón xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, tác dụng phụ của thuốc, hoặc do một số bệnh lý (như bệnh trĩ, nứt hậu môn, viêm túi thừa,…).

Tùy thuộc từng nguyên nhân gây táo bón mà Bác sĩ có thể áp dụng các cách điều trị khác nhau. Điều quan trọng là khi có triệu chứng táo bón, Cô Chú, Anh Chị nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị kịp thời, đúng cách.

endoclinic.vn – Trung tâm chuyên sâu Nội soi và Chẩn đoán bệnh tiêu lý hóa hàng đầu

endoclinic.vn là trung tâm chuyên sâu về tầm soát, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa. Từ nhiều năm qua, endoclinic.vn liên tục nhận được nhiều sự tín nhiệm của Quý Khách Hàng bởi chất lượng dịch vụ uy tín.

Thế mạnh nổi bật của phòng khám noisoitieuhoa.com nằm ở đội ngũ Bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện lớn tại TP. Hồ Chí Minh có chuyên môn giỏi với nhiều năm kinh nghiệm điều trị thực tế. Nhờ đó đưa ra chẩn đoán chính xác, kết hợp liệu trình điều trị theo phác đồ mới nhất và chỉ định dùng thuốc kê đơn Brandname giúp kiểm soát và điều trị bệnh tối ưu.

Đồng thời, endoclinic.vn còn trang bị thiết bị y tế, máy móc hiện đại cung cấp dịch vụ kết hợp siêu âm, chụp X-quang, xét nghiệm,… hỗ trợ Bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, đảm bảo không bỏ sót các yếu tố nguy cơ trong ống tiêu hóa.

Đặc biệt, dịch vụ Nội soi Thực quản – Dạ Dày – Tá tràng không đau (Nội Soi Tiền Mê) tại endoclinic.vn cam kết chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh chính xác lên tới 90-95% và tầm soát ung thư chính xác đến 95-99%.

nội soi tìm nguyên nhân bệnh táo bón
Khám bệnh và chữa trị tại endoclinic.vn giúp Quý Khách Hàng có hành trình chăm sóc sức khỏe tiêu hóa an toàn và chất lượng.

>> Nếu có bất kỳ triệu chứng tiêu hóa nào bất thường, Quý Khách hàng có thể đặt lịch hẹn với bác sĩ endoclinic.vn tại ĐẶT LỊCH KHÁM hoặc gọi Hotline 0939 01 01 01 để được tư vấn chi tiết.

Câu hỏi thường gặp

Cách trị táo bón tại nhà như thế nào?

Bệnh nhân bị táo bón có thể giảm nhẹ tình trạng táo bón tại nhà bằng các cách như: uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, thực phẩm chứa lợi khuẩn, tập thể dục, điều chỉnh tư thế đi ngoài… Tuy nhiên, nếu triệu chứng không thuyên giảm thì người bệnh nên gặp Bác sĩ để có giải pháp can thiệp phù hợp.

Bị táo bón nên ăn gì?

Chế độ ăn uống của người bị táo bón nên bổ sung các loại thực phẩm như: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, cá,… Bên cạnh đó, bệnh nhân nên hạn chế những loại thực phẩm như: thực phẩm chứa gluten (lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen,…), thịt đỏ, đồ chiên rán, bánh mì trắng, sữa và các sản phẩm từ sữa,…

Bị táo bón uống thuốc gì?

Khi thực hiện thăm khám, bệnh nhân táo bón có thể được Bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị táo bón như thuốc nhuận tràng hoặc các loại thuốc kê toa khác. Người bệnh nên tuân thủ đúng chỉ định của Bác sĩ khi dùng thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho sức khỏe.

Tài liệu tham khảo:

1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic

2. WebMD Editorial Contributors. Constipation Remedies. 30 11 2022.

https://www.webmd.com/digestive-disorders/constipation-remedies (đã truy cập 05 23 2023).

3. Cleveland Clinic. Constipation. 11 07 2019. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4059-constipation (đã truy cập 05 23 2023).

4. Helen West. 13 home remedies for constipation. 24 01 2023.

https://www.medicalnewstoday.com/articles/318694 (đã truy cập 05 23 2023).

5. Cleveland Clinic. 8 Home Remedies for Constipation. 10 05 2022. https://health.clevelandclinic.org/home-remedies-for-constipation/ (đã truy cập 05 23 2023).

6. Kristeen Cherney. Fast Constipation Relief: Tips and Home Remedies. 12 05 2022. https://www.healthline.com/health/digestive-health/how-to-make-yourself-poop (đã truy cập 05 23 2023).

7. Mayo Clinic. Chart of high-fiber foods. 05 01 2021. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/high-fiber-foods/art-20050948 (đã truy cập 05 23 2023).

8. Yuan He, Leilei Zhu, Jialun Chen, Xin Tang, Mingluo Pan, Weiwei Yuan, and Hongchao Wang. Efficacy of Probiotic Compounds in Relieving Constipation and Their Colonization in Gut Microbiota. 02 2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8838973/ (đã truy cập 05 23 2023).

9. Amy Paturel. Low-FODMAP Diet. 14 08 2022. https://www.webmd.com/ibs/guide/what-is-fodmap (đã truy cập 05 23 2023).

10. Stephanie Watson. What Is a Squatty Potty? 27 01 2022.https://www.webmd.com/digestive-disorders/squatty-potty-what-is (đã truy cập 05 23 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

56 + 54 = ?