Theo GLOBOCAN năm 2020, ung thư trực tràng, hậu môn là các bệnh lý nguy hiểm của ống tiêu hoá dưới. Cụ thể, ung thư trực tràng đứng thứ 5 và ung thư hậu môn đứng thứ 25 về số ca mắc mới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển phức tạp gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Việc nhận biết sớm các triệu chứng ung thư đại trực tràng, hậu môn là vô cùng quan trọng, để thăm khám kịp thời và có phác đồ điều trị hiệu quả.
Mời Cô Chú, Anh Chị cùng tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu cảnh báo ung thư trực tràng và hậu môn trong bài viết dưới đây!
Tổng quan về ung thư trực tràng, hậu môn
Trực tràng là bộ phận nằm ở đoạn cuối đại tràng (ruột già) và tiếp giáp với hậu môn. Chức năng chính của trực tràng là tổng hợp phân trước khi thải ra ngoài.
Hậu môn là phần cuối cùng của ruột già, dài khoảng 3 – 4 cm, là nơi phân được đào thải ra ngoài.
Ung thư trực tràng (tên tiếng Anh: Rectal Cancer) là tình trạng các tế bào bên trong trực tràng bị đột biến, hoặc các polyp trực tràng phát triển và tăng trưởng một cách bất thường.
Ung thư hậu môn (tên tiếng Anh: Anus Cancer hoặc Anal Cancer) là tình trạng một số tế bào ở niêm mạc ống hậu môn phát triển đột biến.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển các tế bào ung thư trực tràng và ung thư hậu môn phổ biến: di truyền, đột biến gen hoặc các yếu tố khác như chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên hút thuốc, mắc bệnh đái tháo đường,…
7 dấu hiệu của ung thư đại trực tràng
Triệu chứng của ung thư trực tràng thường thường dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý khác ở ống tiêu hoá.
Cần lưu ý rằng, khi nhận thấy bản thân có một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây, Cô chú, Anh chị tuyệt đối không tự chẩn đoán tình trạng của bản thân mà nhanh chóng đến cơ sở y tế (bệnh viện/phòng khám nội tiêu hóa) để thăm khám, chẩn đoán chính xác để có phác đồ điều trị phù hợp.
Các triệu chứng có thể của ung thư trực tràng là:
- Thói quen đi tiêu thay đổi
- Mót rặn khi đi ngoài
- Đau bụng dưới rốn
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Xuất huyết trực tràng
- Mệt mỏi, ăn uống không tiêu, chướng bụng,…
Đi ngoài ra máu hoặc phân có lẫn máu
Ung thư đại – trực tràng có thể làm suy yếu lớp niêm mạc đại trực tràng, dẫn đến tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hoá. Dấu hiệu thường thấy là đi ngoài ra máu hoặc xuất hiện các vệt máu trong phân. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện soi máu ẩn trong phân nếu máu không nhìn thấy được bằng mắt thường.
Thay đổi thói quen đi tiêu
Ung thư trực tràng còn có thể gây ra một vài thay đổi trong thói quen như dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài bất thường, thay đổi trong hình dạng và tính chất phân (phân trở nên mỏng và dẹt), cảm giác không ra hết phân sau khi đại tiện,…
Tuy nhiên, hiện tượng này còn có thể do thay đổi chế độ ăn uống, thức ăn khó tiêu hoặc nhiễm virus, vi khuẩn. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì người bệnh nên đi gặp bác sĩ.
Mót rặn khi đi ngoài
Mót rặn là cảm giác cần phải rặn nhưng không ra phân, cảm thấy đau khi rặn cũng có khả năng là dấu hiệu của ung thư trực tràng. Lý do bởi vì khi khối u phát triển kích thích vào niêm mạc trực tràng làm người bệnh bị mót rặn.
Đau bụng dưới rốn
Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng cũng có thể là triệu chứng của ung thư trực tràng. Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác như rối loạn tiêu hóa liên quan đến chế độ ăn uống, bệnh Crohn hoặc do viêm loét đại trực tràng,…
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Sụt cân không rõ nguyên nhân có thể là một triệu chứng của bệnh lý ung thư trực tràng. Đây là tình trạng cân nặng cơ thể giảm rõ rệt, ngay khi cả không thay đổi chế độ ăn uống, lối sống, tập thể dục.
Xuất huyết trực tràng
Xuất huyết trực tràng là một triệu chứng thường thấy của ung thư trực tràng. Vệt máu xuất hiện trên giấy vệ sinh sau khi đi ngoài hoặc máu trong bồn cầu là dấu hiệu của xuất huyết trực tràng.
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng xuất huyết trực tràng là do trĩ, dẫn đến cơ hội thăm khám và điều trị ở giai đoạn sớm bị bỏ lỡ. Vì thế, cô chú, anh chị hãy chủ động đến gặp bác sĩ ngay khi thấy máu trong phân để được khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
Những triệu chứng thường gặp khác
Bên cạnh những triệu chứng đã đề cập ở trên, ung thư trực tràng còn có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác.
Các triệu chứng khác của ung thư trực tràng là:
- Buồn nôn và nôn
- Thiếu máu với các triệu chứng như da xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt,…
- Chán ăn.
- Cảm thấy yếu ớt, suy nhược.
- Đau vùng xương chậu
5 dấu hiệu ung thư hậu môn thường gặp
Tương tự với ung thư trực tràng, ung thư hậu môn có thể gây ra một số triệu chứng không đặc hiệu. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể không xuất hiện triệu chứng nào hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như bệnh trĩ hay nứt hậu môn.
Các triệu chứng có thể của ung thư hậu môn là:
- Đau vùng hậu môn.
- Phân có máu.
- Nổi cục nhỏ gần hậu môn.
- Ngứa dữ dội vùng hậu môn
Đau vùng hậu môn
Đau vùng hậu môn là một trong các triệu chứng của ung thư hậu môn. Khi bị ung thư hậu môn, người bệnh có thể cảm thấy đau xung quanh vùng hậu môn có thể kèm theo chảy máu. Cơn đau có thể tăng dần khi người bệnh đi vệ sinh. Điều này có thể làm cho ung thư hậu môn dễ bị nhầm với bệnh trĩ.
Phân có máu
Bên cạnh đau vùng hậu môn, đi tiêu ra máu cũng là triệu chứng thường thấy của ung thư hậu môn. Sau khi đi ngoài, người bệnh có thể quan sát thấy máu ở bên trong phân của mình. Tuy nhiên, cần phân biệt dấu hiệu này đến từ các bệnh lý khác như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, bệnh lý ruột mạn tính (IBD),…
Nổi khối gần hậu môn
Một triệu chứng thường thấy khác của ung thư hậu môn là nổi một hoặc nhiều khối gần hậu môn. Điều này đôi khi sẽ làm người bệnh nhầm lẫn với bệnh trĩ. Đặc điểm nhận biết khối này nếu là do ung thư thì sẽ thường có cảm giác cứng, còn do trĩ gây ra thì sẽ mềm hơn.
Ngứa vùng hậu môn
Ung thư hậu môn có thể gây ngứa quanh hậu môn. Thế nhưng, ngứa hậu môn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác. Các nguyên nhân đó có thể gồm kích ứng da, trĩ và nhiễm trùng.
Những triệu chứng thường gặp khác
Ngoài những triệu chứng vừa kể trên, ung thư hậu môn cũng có thể gây ra những dấu hiệu bất thường khác. Đó có thể là khó khăn khi đi đại tiện, đại tiện không tự chủ, tiết dịch bất thường ở hậu môn, sưng hạch bạch huyết vùng hậu môn,…
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Ung thư trực tràng và ung thư hậu môn thường không gây ra các triệu chứng rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Chính vì thế, khi nhận thấy các triệu chứng bất thường kéo dài, không thuyên giảm thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và có cách điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, ung thư trực tràng và hậu môn nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ giúp tăng khả năng hồi phục. Vì thế, để phòng ngừa hoặc tăng khả năng điều trị ung thư trực tràng và ung thư hậu môn, người bệnh nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ, giúp sớm phát hiện các bất thường và điều trị kịp thời.
Endo Clinic là trung tâm chẩn đoán và tầm soát ung thư tiêu hóa chuyên sâu tại TP.HCM. Tại đây, quý khách sẽ được đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, đến từ nhiều bệnh viện lớn tại TP.HCM trực tiếp thăm khám.
Bên cạnh đó, trung tâm nội soi tiêu hóa Endo Clinic trang bị hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến và quy trình nội soi đạt chuẩn quốc tế kết hợp dịch vụ Nội Soi Không Đau giúp mang đến hiệu quả tầm soát ung thư lên đến 95 – 99%.
Đồng thời chi phí tầm soát ung thư hợp lý, quy trình thăm khám nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ tầm soát ung thư tiêu hóa hoặc đặt hẹn, quý khách vui lòng Đặt lịch khám hoặc gọi đến Hotline 028 5678 9999.
Câu hỏi thường gặp
Ung thư trực tràng và hậu môn nguy hiểm không?
Triệu chứng ung thư trực tràng, hậu môn giai đoạn đầu thường không rõ ràng hoặc nếu có cũng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác. Đến khi phát hiện thì ung thư đã bước vào giai đoạn muộn, ung thư có thể di căn đến các cơ quan khác, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Ung thư trực tràng và hậu môn có chữa được không?
Ung thư trực tràng hậu môn có thể điều trị được, tiên lượng bệnh tốt hơn nếu sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Vì thế, quý khách nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Làm gì để phòng ngừa ung thư trực tràng và ung thư hậu môn?
Hiện nay chưa có cách phòng ngừa cụ thể ung thư trực tràng, ung thư hậu môn. Tuy nhiên, quý khách có thể giảm nguy cơ mắc ung thư trực tràng và hậu môn bằng cách tầm soát ung thư định kỳ, xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, duy trì cân nặng ổn định, tiêm vaccine chống lại virus HPV và thực hiện quan hệ tình dục an toàn,…
Tài liệu tham khảo
1. Cleveland Clinic medical. Rectum. 03 03 2023. https://my.clevelandclinic.org/health/body/24785-rectum-function. Đã truy cập ngày 16 05 2023.
2. Cleveland Clinic medical. Anus. 03 03 2023. https://my.clevelandclinic.org/health/body/24784-anus-function. Đã truy cập ngày 16 05 2023.
3. Cleveland Clinic medical. Unexplained Weight Loss. 31 08 2018. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17770-unexplained-weight-loss. Đã truy cập ngày 16 05 2023.
4. Rachel Nall, MSN, CRNA . What does it mean when there is blood in stool? 09 01 2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/blood-in-stool. Đã truy cập ngày 16 05 2023.
5. Miguel A. Rodriguez-Bigas, MD, Edward H. Lin, MD, and Christopher H. Crane, MD. Colorectal Cancer Management. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK12696/. Đã truy cập ngày 16 05 2023.
6. The American Cancer Society medical and editorial content team. Colorectal Cancer Signs and Symptoms. 29 06 2020. https://www.cancer.org/cancer/types/colon-rectal-cancer/detection-diagnosis-staging/signs-and-symptoms.html. Đã truy cập ngày 16 05 2023.7. The American Cancer Society medical and editorial content team. Symptoms of anal cancer. 24 06 2022. https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/anal-cancer/symptoms. Đã truy cập ngày 16 05 2023.