Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Xét nghiệm dấu ấn ung thư CEA góp phần quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán, theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị các bệnh ung thư, phổ biến nhất trong đó là ung thư đại trực tràng. Vậy chỉ số định lượng CEA là gì? Chỉ số CEA bao nhiêu được gọi là nguy hiểm? Hãy cùng trung tâm nội soi tiêu hóa Endo Clinic tìm hiểu nhé!

Tổng quan về xét nghiệm CEA là gì và chỉ số dấu ấn ung thư trực tràng CEA
Tổng quan về CEA và chỉ số định lượng ấn ung thư đại trực tàng

CEA là gì?

CEA hay Carcinoembryonic antigen là kháng nguyên ung thư biểu mô phôi, là protein được biết như dấu ấn ung thư đại – trực tràng (colorectal cancer tumour marker).

Chỉ số ung thư CEA (CEA marker) là một chỉ số thường được dùng trong tầm soát, theo dõi, điều trị ung thư đại trực tràng ở nhiều cơ sở y tế.

CEA trong máu được tạo ra từ 2 nguồn:

  • Biểu mô phôi và thai: Nồng độ dấu ấn ung thư đại trực tràng tăng lên khi có thai và đạt đỉnh ở tuần 22 sau đó trở về bình thường ở tuần 40.[1]
  • Tế bào mô ruột: Tiết ra một lượng nhỏ và được thanh thải bởi tế bào Kupffer của gan.
CEA là gì?
Chỉ số ung thư CEA là gì?

Thông thường, nồng độ CEA trong cơ thể người sẽ được kiểm soát ổn định. Nếu chỉ số CEA tăng cao có thể là dấu hiệu cho một số loại ung thư như ung thư đại trực tràng, dấu ấn ung thư phổi, ung thư tuyến giáp, dấu ấn ung thư buồng trứngung thư vú.[2]

Mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo thêm bài viết khác tại phòng khám tiêu hóa Endo Clinic >>

Ý nghĩa chỉ số dấu ấn ung thư CEA là gì?

Chỉ số CEA là giá trị thể hiện nồng độ CEA có trong máu. Chỉ số CEA phổ biến hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán, điều trị, phát hiện một số loại ung thư. Đơn vị được sử dụng để đo nồng độ CEA có trong máu đó là ng/mL hay µg/L. Chỉ số CEA trong xét nghiệm máu sẽ khác nhau giữa những người có hút hoặc không hút thuốc.

Lưu ý, các chỉ số dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Tuỳ vào năng lực phòng thí nghiệm mà khoảng giá trị bình thường cũng sẽ giao động theo.

Chỉ số CEA bao nhiêu là bình thường?

Với người khỏe mạnh, không bị ung thư, chỉ số CEA trong máu bình thường khi dưới mức 3 ng/mL (3 µg/L) đối với người không hút thuốc và dưới 5 ng/mL (5 µg/L) đối với người hút thuốc.[2]

Tuy nhiên, chỉ số định lượng CEA trong máu bình thường không loại trừ được khả năng mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Do đó, bệnh nhân nên thực hiện xét nghiệm CEA định kỳ kết hợp với xét nghiệm khác để kịp thời phát hiện sự bất thường.

Chỉ số CEA cao là bao nhiêu?

Chỉ số CEA cao khi có nồng độ trên 10 ng/mL (10 µg/L).

Giá trị nồng độ 10 ng/mL cũng là ngưỡng khuyến cáo giúp phát hiện ung thư với độ nhạy là 68% và độ đặc hiệu là 97%.[2] Tuy nhiên, chỉ số xét nghiệm CEA cao không có nghĩa là người đó mắc phải ung thư. Một số yếu tố như hút thuốc, viêm nhiễm hoặc một số bệnh lý cũng có thể làm nồng độ CEA trong máu cao.

Chỉ số CEA bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số CEA nguy hiểm khi tăng cao trên 10 ng/mL, điều này cho thấy có dấu hiệu bệnh lý nhất định đã trở nặng. Ngoài ra, chỉ số định lượng CEA máu tăng cao trên 20 ng/mL sẽ là gợi ý cho tình trạng bệnh lý đã chuyển sang di căn.[3] Tuy nhiên, chỉ số dấu ấn ung thư đại trực tràng trong máu không được sử trong việc chẩn đoán ung thư đại tràngung thư trực tràng.

Chỉ số CEA trong máu tăng cao không phải là dữ kiện duy nhất trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng. Ngoài xét nghiệm CEA máu còn cần kết hợp với một số cận lâm sàng khác như chụp CT, chụp MRI, nội soi đại tràng,…. Vì vậy, nếu như thấy triệu chứng bất thường, cô chú, anh chị cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

Chỉ số CEA là gì?
CEA – Dấu ấn ung thư đại trực tràng (Ảnh minh họa)

Chỉ số CEA tăng trong trường hợp nào?

Chỉ số CEA có thể tăng cao khi cơ thể xuất hiện tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư biểu mô. Ngoài ra, chỉ số CEA tăng có thể do một số bệnh lý như viêm nhiễm hay một số bệnh lý ở hệ tiêu hoá. Hãy cùng Endo Clinic điểm qua một số nguyên nhân khiến chỉ số miễn dịch CEA tăng cao nhé!

Nguyên nhân chỉ số xét nghiệm định lượng CEA trong máu tăng cao:

  • Ung thư đại trực tràng
  • Ung thư buồng trứng nguyên phát
  • Ung thư vú
  • Ung thư tuyến giáp
  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NNCLC – Non-small cell lung cancer)
  • Hút thuốc lá
  • U nang biểu mô buồng trứng/ruột thừa
  • Viêm túi mật
  • Xơ gan mạn tính
  • Viêm tuỵ
  • Viêm ruột
  • Một số loại thuốc nhất định như orlistat.[4]
Chỉ số CEA tăng trong trường hợp nào?
Nguyên nhân chỉ số CEA tăng cao (Ảnh minh hoạ)

Xét nghiệm CEA là gì?

Xét nghiệm CEA là xét nghiệm máu để định lượng nồng độ CEA trong máu. Đặc biệt, xét nghiệm CEA thường chỉ định trong phát hiện, theo dõi và điều trị ung thư đại trực tràng.

Xét nghiệm CEA là gì? Định lượng nồng độ CEA là gì?
Xét nghiệm định lượng CEA là gì

Hiện nay, tại nhiều cơ sở y tế, xét nghiệm nồng độ dấu ấn ưng thư đại trực tràng thường được kết hợp với một số xét nghiệm khác để tầm soát các loại ung thư thuộc hệ tiêu hoá. Phổ biến là xét nghiệm AFP, xét nghiệm CA 19-9 (dấu ấn ung thư tuỵ) hay CA 72-4 (dấu ấn ung thư dạ dày).

Endo Clinic tự hào là trung tâm hiếm hoi khám và điều trị chuyên sâu các bệnh lý tiêu hóa, trong đó có dịch vụ tầm soát ung thư đại – trực tràng.

Kể từ ngày 01/06/2023, phòng Endo Clinic có áp dụng hình thức thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) giúp chi phí nội soi đại trực tràng tại Endo Clinic dễ dàng tiếp cận đến Cô Chú, Anh Chị. Để hiểu thêm về quy trình áp dụng khám BHYT tại Endo Clinic, Cô Chú, Anh Chị có thể liên hệ hotline 028 5678 9999 hoặc xem thêm tại đây: KHÁM BẢO HIỂM Y TẾ.

Xét nghiệm CEA để làm gì?

Xét nghiệm CEA để chỉ định trong nhiều trường hợp, chủ yếu là chẩn đoán, tiên lượng, theo dõi ung thư đại trực tràng, phổi và tuyến giáp. Do đó, đây là một hạng mục thường xuất hiện trong các gói dịch vụ tầm soát ung thư tiêu hoá tại các cơ sở y tế.

Xét nghiệm định lượng CEA được thực hiện để:

  • Tầm soát ung thư đại trực tràng
  • Chẩn đoán ung thư đại trực tràng
  • Theo dõi điều trị ung thư
  • Kiểm tra khả năng tái phát ung thư

Xét nghiệm CEA tầm soát ung thư đại trực tràng

Ý nghĩa định lượng CEA tăng cao có thể là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng. Có đến 50% trường hợp mắc ung thư đại trực tràng có giá trị nồng độ CEA trên 10 ng/mL. Mặc dù chỉ số CEA không mang giá trị tiên quyết trong chẩn đoán, tuy nhiên, đây cũng là gợi ý có ích trong việc hỗ trơ phát hiện bệnh lý ung thư đại trực tràng.

Do đó, hiện nay đã có nhiều cơ sở y tế đưa xét nghiệm CEA trong máu vào các gói tầm soát ung thư tiêu hóa, trong đó có trung tâm tiêu hóa Endo Clinic.

Xét nghiệm CEA để làm gì?
Xét nghiệm CEA là gợi ý cho bác sĩ trong tầm soát ung thư đại trực tràng

Chẩn đoán ung thư đại trực tràng

Chẩn đoán ung thư đại trực tràng là bước quan trọng trong việc phát hiện và chữa trị ung thư. Tuy nhiên, chỉ số CEA trong xét nghiệm máu không phải là phương thức chẩn đoán chính, cần thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán khác, mà tiêu biểu là nội soi đại trực tràng.

Nội soi đại trực tràng là tiêu chuẩn vàng trong tầm soát ung thư đại trực tràng. Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ quan sát được kỹ các khối u có trong lòng ống tiêu hoá, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác.

Theo dõi điều trị ung thư

Xét nghiệm chỉ số CEA ung thư trực tràng là xét nghiệm thường được chỉ định khi bệnh nhân đang trải qua quá trình điều trị ung thư trực tràng, bao gồm phẫu thuật và hóa trị bổ trợ.

Thông qua xét nghiệm, bác sĩ nắm rõ được nồng độ CEA trước và sau khi điều trị để dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu quả quá trình đáp ứng điều trị của bệnh nhân.

Kiểm tra khả năng tái phát ung thư

Sau khi điều trị ung thư đại trực tràng, việc theo dõi chỉ số CEA sẽ đánh giá được khả năng tái phát ung thư. Nếu chỉ số CEA tăng cao hoặc tăng dần theo thời gian có thể là biểu hiện của tái phát ung thư.

Theo khuyến cáo, xét nghiệm dấu ấn ung thư đại trực tràng cần được thực hiện mỗi 3 – 6 tháng 1 lần trong năm 2 năm đầu và 6 tháng 1 lần trong 5 năm tiếp theo.[5] Song song với đó, bác sĩ thường sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác như để theo dõi khả năng tái phát ung thư ở hệ tiêu hoá.

Cách đọc kết quả xét nghiệm CEA

Kết quả xét nghiệm CEA thể hiện nồng độ CEA trong máu và có đơn vị là ng/mL hoặc µg/L. Nồng độ CEA có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc lá nên mức giá trị bình thường có thể khác nhau ở người hút thuốc và không hút thuốc.

Cách đọc kết quả xét nghiệm CEA:

  • Giá trị bình thường ở người không hút thuốc: Dưới 3 ng/mL (3 µg/L).
  • Giá trị bình thường ở người hút thuốc: Dưới 5 ng/mL (5 µg/L).
  • Giá trị định lượng CEA tăng cao: Trên 10 ng/mL (10 µg/L).

Chỉ số CEA tăng cao có thể là một gợi ý cho thấy có thể có khả năng xuất hiện ung thư biệt là ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, nồng độ CEA tăng cao cũng có thể do nguyên nhân khác như nhiễm trùng, viêm, các bệnh về gan,…. Vì cậy, để được chẩn đoán chính xác nhất nguyên nhân làm CEA tăng cao, cô chú, anh chị cần đến các cơ sở y tế uy tín (bệnh viện/phòng khám nội soi tiêu hóa) để được tư vấn tốt nhất.

Cách đọc kết quả xét nghiệm dấu ấn ung thư CEA
Cách đọc kết quả xét nghiệm CEA

Cần chuẩn bị gì trước khi đi xét nghiệm CEA?

Cũng như các xét nghiệm khác, cô chú, anh chị cần chú ý một vài lưu ý trước khi đi xét nghiệm. Chỉ số CEA trong máu có thể bị ảnh hưởng bởi hút thuốc nên mình cần ngừng hút thuốc trước khi xét nghiệm.

Một số lưu ý cần trước khi xét nghiệm CEA:

  • Không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm: Cô chú, anh chị không cần phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm CEA vì đây không phải yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm.
  • Ngưng hút thuốc trước xét nghiệm: Hút thuốc có thể ảnh hưởng đến chỉ số CEA nên trước khi xét nghiệm cần ngừng hút thuốc một thời gian.
  • Trao đổi về toa thuốc đang sử dụng: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệ nên cần phải trao đổi với bác sĩ trước khi làm xét nghiệm.
  • Mặc đồ thoải mái: Việc này giúp các bác sĩ dễ dàng thao tác lấy máu xét nghiệm hơn.
  • Liên hệ trước với cơ sở y tế: Các cơ sở y tế sẽ tư vấn và hướng dẫn chi tiết trước để quá trình xét nghiệm dấu ấn ung thư của cô chú, anh chị diễn ra thuận lợi.
Cần chuẩn bị gì trước khi đi xét nghiệm CEA?
Cần ngưng hút thuốc trước khi thực hiện xét nghiệm CEA

Xét nghiệm CEA bao nhiêu tiền?

Hiện nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phố khác như Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, xét nghiệm dấu ấn ung thự đại trực tràng khá phổ biến nên ai cũng có thể tiếp cận được.

Tại Endo Clinic hiện nay cũng có cung cấp dịch vụ xét nghiệm CEA. Ngoài ra, đây cũng là một hạng mục trong nhiều gói tầm soát ung thư, trong đó có tầm soát ung thư đại trực tràng.

Giá xét nghiệm CEA tại Endo Clinic là 195.000 VNĐ.

Lưu ý, mức giá đề cập ở trên được cập nhật mới nhất tới ngày 28/07/2023.

Để tham khảo mức chi phí chính xác của dịch vụ xét nghiệm CEA và giá tầm soát ung thư đại tràng, cô chú, anh chị hãy nhấn vào: Giá dịch vụ nội soi tiêu hóa

Xét nghiệm CEA bao nhiêu tiền?
Khách hàng đến khám tại Endo Clinic

Câu hỏi thường gặp

CEA là chỉ số gì?

CEA là chỉ số cho biết nồng độ kháng nguyên ung thư biểu mô phôi có trong máu. CEA được xem là một dấu ấn ung thư hỗ trợ phát hiện ung thư đại – trực tràng.

Xét nghiệm CEA là gì?

Xét nghiệm CEA là xét nghiệm giúp định lượng lường nồng độ CEA có trong máu. Xét nghiệm CEA được chỉ định phổ biến trong chẩn đoán, điều trị và theo dõi nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư đại – trực tràng.

Chỉ số CEA cao bao nhiêu thì nguy hiểm?

Chỉ số CEA trên 10 ng/mL thì có khả năng ung thư trở nặng và trên 20 ng/mL thì có khả năng di căn. Tuy nhiên, cần kết hợp thêm các cận lâm sàng khác để có kết quả chính xác nhất.

Cách giảm chỉ số CEA trong máu?

Để giảm chỉ số CEA trong máu, bệnh nhân cần ngưng hút thuốc, tập thể dục,… Tuy nhiên, cô chú, anh chị nên đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn chính xác.

Xét nghiệm CEA hỗ trợ phát hiện những bệnh lý nào?

Xét nghiệm CEA hỗ trợ phát hiện nhiều loại ung thư như là ung thư đại – trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư gan,… Ngoài ra, xét nghiệm CEA còn hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý không phải ung thư bao gồm viêm tụy, viêm túi mật,…

Tài liệu tham khảo

1. Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, 2013, PGS.TS. Nguyễn Đạt Anh – DSCKII. Nguyễn Thị Hương.

2. Kankanala VL, Mukkamalla SKR. Carcinoembryonic Antigen. [Updated 2023 Jan 23]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2023 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK578172/

3. Seer Training Modules. “Tumor Markers.” Seer Training Modules, National Cancer Institute, 26 Apr. 2012, https://training.seer.cancer.gov/diagnostic/markers.html

4. Asad-Ur-Rahman, Fnu, and Muhammad W Saif. “Elevated Level of Serum Carcinoembryonic Antigen (CEA) and Search for a Malignancy: A Case Report.” Cureus vol. 8,6 e648. 20 Jun. 2016, doi:10.7759/cureus.648

5. “Colorectal Cancer.” ScienceDirect, https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/B9780323476744000748?via%3Dihub. Accessed 29 Mar. 2023.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

33 + 45 = ?