Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Nhiều người bị đau bụng khi đói thường chủ quan nghĩ rằng đó là dấu hiệu bình thường, nhưng thực chất cảm giác đau bụng khi đói có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ nguyên nhân gây đau bụng đói và cách khắc phục hiệu quả, mời Cô Chú, Anh Chị cùng theo dõi.

Triệu chứng đau bụng khi đói biểu hiện thế nào?

Đau bụng là cảm giác đau, khó chịu thường xảy ra ở vùng bụng phía dưới xương ức và phía trên xương chậu. Thông thường khi đói, bụng sẽ có cảm giác trống rỗng hoặc cồn cào trong bụng. Song, một vài trường hợp có thể kèm theo đau bụng, sôi bụng, đau đầu, choáng váng,… khiến người bệnh vô cùng khó chịu và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Triệu chứng đau bụng khi đói biểu hiện thế nào
Triệu chứng đau bụng khi đói

Nguyên nhân gây đau bụng khi đói

Đau bụng khi đói có thể là một tình trạng bình thường, nhưng đôi khi có thể cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng. Tùy vào nguyên nhân gây đau bụng mà các triệu chứng kèm theo sẽ khác nhau.

Nguyên nhân gây đau bụng khi đói
Những nguyên nhân đau bụng khi đói

Dưới đây là những nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bụng khi đói cần chú ý:

Viêm dạ dày

Đau bụng khi đói kèm theo ợ nóng, chướng bụng, chán ăn,… có thể là dấu hiệu của viêm dạ dày. Đây là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, xảy ra do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp), lạm dụng thuốc giảm đau, chế độ ăn uống không lành mạnh và nhiều yếu tố nguy cơ liên quan thói quen hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia,… Người bệnh không nên chủ quan, vì bị viêm dạ dày kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ loét dạ dày gây biến chứng xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thủng dạ dày.

Loét dạ dày – tá tràng

Loét dạ dày – tá tràng xảy ra khi niêm mạc của dạ dày, tá tràng bị axit dạ dày ăn mòn. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này bao gồm do nhiễm khuẩn Hp, hút thuốc hoặc do lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Các triệu chứng của loét dạ dày – tá tràng gồm có đau âm ỉ hoặc nóng rát ở dạ dày, đi kèm đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, nôn mửa, có thể nôn ra máu…

Loét dạ dày - tá tràng gây nên triệu chứng đau bụng khi đói
Loét dạ dày- tá tràng gây đau bụng khi đói

Tìm hiểu thêm >> Triệu chứng viêm loét dạ dày những điều cần lưu ý

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một dạng rối loạn chức năng thường gặp ở hệ tiêu hóa, với các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm đau bụng, đầy hơi, thường bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, có lẫn chất nhầy trong phân,… Mặc dù nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định, nhưng bệnh có thể khởi phát do các yếu tố như rối loạn nhu động ruột, viêm dạ dày ruột, căng thẳng, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, chế độ ăn uống không lành mạnh,…

Cách ngăn ngừa tình trạng đau bụng do đói

Để xoa dịu cảm giác đau bụng khi đói, Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Ăn bữa nhỏ hơn và thường xuyên hơn: Thay vì ăn một bữa chính lớn, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn và trải đều trong ngày, nhằm tránh để bụng quá đói sẽ gây đau.
  • Ăn chậm nhai kỹ và nên ăn trong các khung giờ nhất định: Trong mỗi bữa ăn, Cô Chú, Anh Chị nên tập thói quen ăn chậm nhai kỹ, bởi ăn quá nhanh có thể nuốt nhiều không khí dẫn đến đau, chướng bụng. Ngoài ra, việc ăn uống vào những thời điểm cố định trong ngày giúp cơ thể không bị đói gây khó chịu.
  • Ăn uống đủ chất và lành mạnh: Nhằm ngăn ngừa triệu chứng đau bụng khi đói, người bệnh nên hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường, muối, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Thay vào đó, hãy ăn nhiều protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả để cung cấp cho cơ thể lượng dinh dưỡng cần thiết, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
  • Uống nhiều nước: Để giảm đau bụng đói, Cô Chú, Anh Chị nên bổ sung nước cho cơ thể đầy đủ.
  • Ngủ đủ giấc: Một giấc ngủ ngon góp phần giúp cơ thể cải thiện điều tiết việc sản sinh các hormone liên quan đến cảm giác đói.
Cách ngăn ngừa tình trạng đau bụng do đói
Cách năng ngừa đau bụng khi đói

Mời Cô chú, Anh chị tìm hiểu thêm các hình thức đau bụng khác:

Đau bụng bên trái là bệnh gì?

Đau bụng, buồn nôn, chóng mặt

Căng thẳng bị đau bụng phải làm sao?

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Cô Chú, Anh Chị nên gặp bác sĩ nếu tình trạng đau bụng khi đói ngày càng dữ dội, cơn đau bụng không thuyên giảm sau khi ăn no hoặc kèm theo các biểu hiện bất thường như sốt, buồn nôn, nôn, đau đầu, đau nhức cơ thể,…

Khi nào nên gặp bác sĩ khi bị đau bụng lúc đói
Cơn đau bụng khi đói ngày càng dữ dội, không thuyên giảm,… Cô Chú, Anh Chị nên gặp bác sĩ

Hiện nay, trung tâm noisoitieuhoa.com là phòng khám hiếm hoi chuyên sâu về dịch vụ Nội soi, Chẩn đoán và Điều trị bệnh lý tiêu hóa được nhiều khách hàng tin chọn. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, đến từ các bệnh viện uy tín hàng đầu, Cô Chú, Anh Chị sẽ được thăm khám lâm sàng và chỉ định cận lâm sàng phù hợp để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng đói.

Đặc biệt, trung tâm noisoitieuhoa.com còn đầu tư máy móc và thiết bị hiện đại, nhằm phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh chính xác. Kết hợp kỹ thuật Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) đạt chuẩn quốc tế, giúp tăng tỷ lệ phát hiện các tổn thương, cam kết hiệu quả chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác lên tới 90% – 95%.

Trung tâm noisoitieuhoa.com trang bị các hệ thống máy nội soi tiên tiến nhất cho hình ảnh rõ nét để Bác sĩ chẩn đoán chính xác.

>> Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất, vui lòng liên hệ Hotline: 0939 01 01 01 hoặc đặt lịch khám TẠI ĐÂY.

Câu hỏi thường gặp

Đau bụng khi đói có sao không?

Đau bụng là một triệu chứng thường gặp khi đói bụng. Tình trạng này thường sẽ biến mất khi Cô Chú, Anh Chị đã ăn no. Tuy nhiên, nếu cơn đau khi đói ngày càng nặng hay đi cùng các triệu chứng khác như sốt, buồn nôn, tiêu chảy,… thì nên nhanh chóng gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Vì sao bị đau bụng khi đói?

Đau bụng khi đói có thể là tình trạng bình thường hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, hội chứng ruột kích thích (IBS),… Vì thế, Cô Chú, Anh Chị không nên chủ quan vì nếu tình trạng này kéo dài thì có thể trở nên nghiêm trọng và khó chữa trị hơn.

Tài liệu tham khảo

1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic

2. Barbie Cervoni MS, RD, CDCES, CDN. Hunger Pangs. 04 05 2023.
https://www.verywellhealth.com/hunger-pangs-7369031 (đã truy cập 11 09 2023).

3. Melissa Conrad Stöppler, MD. Hunger And Upset Stomach. 31 08 2020.
https://www.medicinenet.com/hunger_and_upset_stomach/multisymptoms.htm (đã truy cập 11 09 2023).

4. Cleveland Clinic. Why Do I Get Hunger Pangs? 08 06 2023.
https://health.clevelandclinic.org/hunger-pangs/ (đã truy cập 11 09 2023).

5. Alana Biggers, M.D., MPH. How do you stop hunger pains? 10 07 2023.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321725 (đã truy cập 11 09 2023).

6. Megan Dix, RN, BSN. What Causes Hunger Pangs and How Can You Manage This Symptom? 30 03 2023.
https://www.healthline.com/health/hunger-pangs (đã truy cập 11 09 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

33 + 45 = ?