Đau bụng dưới bên phải có thể là triệu chứng liên quan đến các bệnh về tiêu hóa và một số bệnh lý khác, không nên xem nhẹ, cần phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Endo Clinic mời Cô Chú/Anh Chị đọc qua bài viết sau đây để tìm hiểu nguyên nhân gây đau tức phần bụng dưới bên phải và các biện pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Các thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể sử dụng thay thế được chẩn đoán bệnh từ các bác sĩ có chuyên môn. Do đó, Cô Chú, Anh Chị nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh lý chính xác nhất.
Đau bụng dưới bên phải là gì?
Đau bụng dưới bên phải (còn được gọi là đau hố chậu bên phải) là tình trạng đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội ở phần bụng dưới bên phải. Cơn đau thường diễn ra theo từng đợt hoặc kéo dài dai dẳng. Đồng thời, tùy vào cơ địa và nguyên nhân gây đau mà có kèm theo triệu chứng khác, chẳng hạn như táo bón, tiêu chảy, buồn nôn hay nôn.
> Xem thêm: Đau bụng từng cơn: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý
Vùng bụng dưới bên phải bao gồm các cơ quan nào?
Phần bụng dưới bên phải chứa nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể, bao gồm đại tràng lên, manh tràng, ruột thừa, niệu quản phải và phần phụ ở phụ nữ.
Cơn đau bụng dưới bên phải xuất hiện có thể phát xuất từ một trong số các cơ quan trên bị tổn thương. Nếu tình trạng kéo dài không dứt thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế (bệnh viện/phòng khám nội soi tiêu hóa) để được theo dõi, phát hiện và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải phổ biến
Nhìn chung, đau bụng dưới bên phải (đau hố chậu phải) là triệu chứng phổ biến và nhiều trường hợp có thể liên quan đến nhiều bệnh lý tiêu hóa. Người bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
Các nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải phổ biến:
- Viêm ruột thừa cấp
- Viêm túi thừa manh tràng
- Viêm hạch mạc treo ruột
- Bệnh Crohn
- Hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Sỏi niệu quản phải
- Thoát vị thành bụng
Viêm ruột thừa cấp
Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm. Bệnh lý này có thể xảy ra ở bất cứ ai, thường gặp ở người trong độ tuổi từ 10 đến 30 tuổi. Triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa là các cơn đau ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn rồi lan dần xuống phần hố chậu bên phải. Cơn đau có thể tăng lên khi người bệnh ho hoặc di chuyển.
Ngoài ra, người bệnh còn thể cảm thấy sốt nhẹ, buồn nôn, nôn và chán ăn. Tình trạng này nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng như áp xe, viêm phúc mạc,… gây nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm túi thừa manh tràng
Túi thừa là phần niêm mạc có cấu trúc dạng túi và nhô ra, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào ở ống tiêu hóa dưới, nhưng chủ yếu gặp ở manh tràng. Theo đó, manh tràng là vị trí tiếp giáp giữa đại tràng và ruột non, đồng thời cũng là đoạn ruột bắt đầu của ruột già.
Viêm túi thừa manh tràng xảy ra khi một hoặc nhiều túi thừa của ống tiêu hóa bị nhiễm khuẩn dẫn đến viêm. Đây là bệnh lý khá hiếm gặp và có triệu chứng dễ nhầm lẫn với viêm ruột thừa cấp, điển hình đó là các cơn đau bụng dưới bên phải.
Viêm hạch mạc treo ruột
Viêm hạch mạc treo ruột (Mesenteric lymphadenitis) là tình trạng các hạch bạch huyết trong lớp mạc treo ruột bị viêm (mạc treo là lớp màng giúp cố định ruột vào thành bụng). Triệu chứng của viêm hạch mạc treo ruột bao gồm đau bụng dưới bên phải, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt,…
Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm hạch mạc treo ruột đó là do nhiễm virus, ví dụ do bệnh viêm dạ dày ruột. Bên cạnh đó, nhiễm vi khuẩn, bệnh lý ruột mạn tính và ung thư hạch bạch huyết cũng có thể gây viêm hạch mạc treo ruột.
Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là một trong hai bệnh lý ruột mạn tính (IBD), đi cùng với bệnh viêm loét đại – trực tràng. Bệnh Crohn gây ra tình trạng viêm, làm tổn thương nặng nề ở lớp chất nhầy niêm mạc (mucosa) và có thể ăn sâu vào lớp trung biểu mô nằm ngoài cùng (serosa) của thành ống tiêu hóa.
Bệnh Crohn có thể gây ảnh hưởng ở bất kỳ vị trí nào trong ống tiêu hóa, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở ruột non. Triệu chứng của bệnh Crohn phụ thuộc nhiều vào vị trí đường tiêu hóa bị tổn thương. Thông thường, bệnh Crohn sẽ gây đau bụng dưới bên phải (triệu chứng điển hình), đầy bụng, sụt cân và tiêu chảy,…
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng ruột bị rối loạn chức năng tiêu hóa, tái phát nhiều lần nhưng không có tổn thương thực thể (không xuất hiện viêm, loét hay u). Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích bao gồm đau bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc bị cả hai cùng lúc, đi ngoài ra chất nhầy,…Nguyên nhân gây ra hội chứng vẫn chưa rõ, tuy nhiên một số yếu tố tâm lý (căng thẳng) và bệnh lý (nhiễm khuẩn đường ruột) được cho là tăng nguy cơ mắc bệnh.
Sỏi niệu quản phải
Đau bụng dưới bên phải còn là dấu hiệu của bệnh lý sỏi niệu quản phải. Niệu quản là một ống dài dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Sỏi niệu quản xảy ra khi sỏi thận làm tắc nghẽn ống niệu quản, gây đau nhói từng cơn ở vị trí cạnh sườn rồi lan dần xuống phần bụng dưới. Kế đó, người bệnh còn có thể tiểu ra máu, buồn nôn, nôn và sốt.
Thoát vị thành bụng
Thoát vị xảy ra khi một nội tạng hoặc mô mỡ nhô ra thông qua vị trí có lớp mạc cơ bao quanh bị yếu. Thoát vị thành bụng có thể xảy ra tại chỗ thành bụng yếu, ví dụ lỗ rốn (thoát vị rốn) hoặc bẹn (thoát vị bẹn).
Thoát vị thông thường không gây ra bất kỳ vấn đề nào nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi Cô Chú, Anh Chị phát hiện một số triệu chứng như đau nhói đột ngột, đi vệ sinh khó khăn, chỗ thoát vị trở nên cứng hoặc đau,… hãy liên hệ với cơ sở y tế để được chữa trị đúng cách.
Các nguyên nhân ít nghiêm trọng hơn
Bên cạnh các nguyên nhân đau bụng dưới bên phải được đề cập, triệu chứng này còn phát xuất từ một số nguyên nhân khác ít nghiêm trọng hơn, bao gồm:
- Chứng khó tiêu: Triệu chứng khó tiêu phổ biến bao gồm đau ở phần bụng dưới, có kèm ợ nóng và đầy hơi. Tình trạng này có thể được kiểm soát bằng thuốc không kê đơn, nhưng khi triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần thì người bệnh nên đến gặp Bác sĩ để được chăm sóc y tế tốt hơn.
- Đầy hơi đường ruột: Khí có thể tích tụ trong ruột khi thức ăn không được tiêu hóa đúng cách, gây ra cảm giác khó chịu và đầy hơi ở bụng.
Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải ở nữ giới
Đối với nữ giới, triệu chứng đau bụng dưới bên phải ( đau hố chậu phải) có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như xoắn buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu,… Khi nhận thấy các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng về sau.
Các nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải có thể gặp ở nữ giới:
- Xoắn buồng trứng
- U nang buồng trứng
- Lạc nội mạc tử cung
- Bệnh viêm vùng chậu (PID)
- Mang thai ngoài tử cung
Xoắn buồng trứng
Xoắn buồng trứng là tình trạng buồng trứng xoắn quanh dây chằng, cắt đứt nguồn cung cấp máu cho buồng trứng và ống dẫn trứng. Thông thường, đa phần phụ nữ mắc bệnh xoắn buồng trứng nằm trong trong độ tuổi từ 20 – 40.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc xoắn buồng trứng đó là do kích thước buồng trứng lớn hơn 5cm. Nhiều nguyên nhân làm tăng kích thước buồng trứng đó là u nang buồng trứng, dây chằng buồng trứng dài hơn bình thường hoặc đang thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản,… đều làm gia tăng nguy cơ mắc xoắn buồng trứng.
Các triệu chứng xoắn buồng trứng thường dễ nhầm với viêm ruột thừa, viêm túi thừa,… như là đau bụng dưới dữ dội, buồn nôn, nôn, sốt,… Vì xoắn buồng trứng có thể làm hạn chế lượng máu lưu thông đến buồng trứng, nó có thể làm hoại tử buồng trứng và buộc phải cắt bỏ.
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là một dạng u lành tính bên trên hoặc bên trong buồng trứng và có chứa dịch nhầy bên trong.
Đây là bệnh lý phổ biến và thường không gây ra các triệu chứng nhưng nếu khối u có kích thước lớn hoặc xuất hiện một số biến chứng như vỡ khối u, xuất huyết, xoắn buồng trứng,… có thể gây ra các triệu chứng gồm đau bụng dưới âm ỉ hoặc dữ dội, đầy hơi, chướng bụng,…
U nang buồng trứng hầu hết xuất hiện tự nhiên và có thể tự lành bệnh trong vòng vài tháng. Tuy nhiên, nếu cơn đau không thuyên giảm và còn kèm triệu chứng như sốt, nôn mửa, thở nhanh, yếu sức, người bệnh cần khẩn trương đi khám với Bác sĩ để tránh nhiều biến chứng nguy hiểm.
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là hiện tượng tế bào nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra các triệu chứng như là đau quặn và nhói ở vùng bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục hoặc đi vệ sinh,… Ngoài ra, lạc nội mạc tử cung có thể dẫn tới hiếm muộn.
Vì thế, nếu Quý khách nghi ngờ mình có các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung thì nên đi gặp Bác sĩ để có biện pháp điều trị sớm.
Bệnh viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu (PID) là một dạng bệnh nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục nữ. Bệnh được gây ra bởi vi khuẩn Gonorrhea (gây bệnh lậu) hoặc Chlamydia ở tử cung, vòi trứng, buồng trứng và gây viêm nhiễm.
Thông thường, bệnh gây đau ở phần bụng dưới và kèm theo các triệu chứng như: âm đạo tiết dịch bất thường (có thể có mùi hôi), chảy máu âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục, sốt, buồn nôn, nôn mửa, nóng rát khi tiểu,…
Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng phôi thai phát triển bên ngoài tử cung, thông thường sẽ nằm tại 1 trong 2 ống dẫn trứng.
Một số dấu hiệu thai ngoài tử cung như: đau bụng dưới, nôn mửa, ngất xỉu, trễ kinh, chóng mặt, mệt mỏi và chảy máu âm đạo. Bào thai ngoài tử cung nếu tiếp tục lớn lên có thể làm vỡ ống dẫn trứng, đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời.
> Xem thêm: Nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn
Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải ở nam giới
Thông thường, đối với nam giới, ở phần bụng dưới bên phải không chứa quá nhiều cơ quan quan trọng như ở nữ giới. Vì thế, các cơn đau bụng dưới bên phải (đau hố chậu phải) xảy ra ở nam giới thường đến từ các bệnh lý chung xuất hiện ở cả hai giới (các bệnh lý đường tiêu hóa được đề cập ở trên). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn đau bụng dưới bên phải ở nam giới có thể do thoát vị bẹn gây ra.
Thoát vị bẹn là tình trạng một phần cơ quan trong ổ bụng như ruột, mạc nối chui vào ống bẹn tạo thành túi thoát vị. Khi bị thoát vị bẹn, người bệnh có thể nhận thấy một khối phình to ở vùng bẹn (giữa đùi và bụng dưới) hoặc có thể cảm thấy đau ở ngay bẹn. Cơn đau ở bẹn có thể tồi tệ hơn khi di chuyển hoặc ho. Một số triệu chứng khác có thể cảm thấy như nóng rát hoặc nhói ở bẹn và có thể lan xuống phía dưới bìu và cả chân.
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu các vị trí đau bụng khác:
Cách chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải
Đau bụng dưới bên phải có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên người bệnh cần được thăm khám đúng cách để Bác sĩ có chẩn đoán chính xác nhất. Trước tiên, Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng bằng cách đặt nhiều câu hỏi khác nhau, nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn đau.
Một số câu hỏi bác sĩ có thể hỏi là:
- Cơn đau khởi phát khi nào và thời gian diễn ra cơn đau?
- Vị trí bụng bị đau là gì, các hướng lan tỏa như thế nào?
- Tính chất của cơn đau như thế nào, đau âm ỉ hay dữ dội, đau liên tục hay đau quặn cơn?
- Ngoài đau bụng, Cô Chú/Anh Chị có gặp phải triệu chứng khác hay không?
- Cô Chú/Anh Chị cảm thấy cơn đau tăng lên hoặc thuyên giảm khi nào?
Cùng với khám lâm sàng, Bác sĩ còn thăm khám bụng và có thể chỉ định một số cận lâm sàng như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nước tiểu, siêu âm, chụp CT, nội soi,… để tìm ra chính xác nguyên nhân, giúp xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Cách điều trị đau bụng dưới bên phải
Sau khi đã có kết quả chẩn đoán, Bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị bao gồm dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp đau phần bụng dưới bên phải cấp tính hoặc có nguy cơ tiến triển nguy hiểm.
Cùng với đó, trong đời sống hằng ngày, Bác sĩ khuyến khích bệnh nhân xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để giúp thuyên giảm cơn đau bụng dưới bên phải:
- Chia thành nhiều bữa nhỏ.
- Ăn chậm nhai kỹ.
- Tránh các loại thực phẩm gây khó tiêu, đầy hơi.
- Hạn chế hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Hạn chế căng thẳng và nghỉ ngơi hợp lý.
- Hoạt động thể chất thường xuyên.
Khi nào đến gặp Bác sĩ?
Người bệnh nên đến gặp Bác sĩ ngay trong trường hợp cơn đau bụng dưới bên phải dần trở nên trầm trọng và có thể có kèm một số triệu chứng khác như:
- Đau thắt bụng dưới bên phải dữ dội.
- Khó nuốt, đau khi nuốt.
- Chán ăn kéo dài.
- Nôn ra máu.
- Phân đen.
- Sốt.
- Sụt cân bất thường.
- Vàng da.
Hiện nay, Endo Clinic là địa chỉ được nhiều Khách hàng tin tưởng, lựa chọn đến khám và điều trị các bệnh lý tiêu hóa. Tại Endo Clinic, đội ngũ Bác sĩ đều là bác sĩ đầu ngành, chuyên môn cao đến từ bệnh viện lớn tại TP. HCM. Các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và chỉ định các cận lâm sàng phù hợp, để chẩn đoán đúng tình trạng Quý Khách gặp phải.
Đặc biệt, phòng khám tiêu hóa Endo Clinic cũng được đầu tư khang trang, đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại và trang bị hệ thống máy móc tiên tiến. Trong đó, Endo Clinic có trang bị hệ thống máy nội soi đến từ Fujifilm và Olympus cùng với chế độ nhuộm ảo (NBI), trí tuệ nhân tạo (AI), dây soi có độ phóng đại từ 100 – 135, cùng với màn hình 4K sắc nét.
Endo Clinic còn kết hợp dịch vụ Nội Soi Không Đau, giúp Khách hàng có trải nghiệm êm ái, đồng thời tăng tỷ lệ chẩn đoán bệnh chính xác đến 90 – 95%, tỷ lệ tầm soát ung thư chính xác đến 95 – 99%.
(*) Đặc biệt ở giai đoạn chữa bệnh, Bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị cho bệnh nhân theo Guideline, kết hợp với thuốc kê đơn Brand-name chính hãng để mang lại hiệu quả tối ưu. Cùng với đó, Bác sĩ Endo Clinic còn hướng dẫn cho người bệnh cách ăn uống và sinh hoạt lành mạnh – yếu tố quan trọng để thuyên giảm triệu chứng đau bụng.
Đặc biệt, phòng khám làm việc sớm từ 6 giờ sáng đến 15 giờ chiều thuận lợi đến khám và ra về trong ngày cùng với chi phí khám bệnh hợp lý và phù hợp.
Hãy liên hệ Hotline 028 5678 9999 hoặc đặt lịch khám tại: ĐẶT LỊCH KHÁM để trao đổi với Bác sĩ về tình trạng đang gặp phải.
Hy vọng thông tin trên đây giúp Cô Chú/Anh Chị hiểu rõ đau bụng dưới bên phải là gì, nguyên nhân và cách điều trị. Nhìn chung, hiện tượng đau bụng bên phải dưới không thể chủ quan khi triệu chứng khởi phát, mà cần đi khám với Bác sĩ ngay.
Câu hỏi thường gặp
Đau bụng dưới bên phải là bệnh gì?
Đau bụng dưới bên phải có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm ruột thừa, viêm túi thừa manh tràng, hội chứng ruột kích thích, sỏi niệu phải,… Cô Chú, Anh Chị cần thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
Cách làm giảm đau bụng dưới bên phải?
Bệnh nhân có thể nghỉ ngơi, chườm ấm bụng để giảm đau phần bụng dưới bên phải. Người bệnh có thể xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, siêng năng vận động giúp cải thiện triệu chứng. Trong trường hợp triệu chứng không giảm nhẹ mà còn đang nặng dần lên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác.
Đau bụng dưới bên phải có nguy hiểm không?
Vì đau bụng dưới bên phải là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh liên quan đến tiêu hóa, tiết niệu, cơ quan sinh sản. Nếu không được điều trị kịp thời thì có khả năng ảnh hưởng sức khỏe lâu dài về sau. Do đó, khi có triệu chứng nguy cấp, Cô Chú, Anh Chị cần khẩn trương thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị thích hợp.
Tài liệu tham khảo
1. Ligastrohealth. Pain Locator: Where Does it Hurt? (Ngày truy cập: 10/05/2023). https://www.ligastrohealth.com/abdominal-pain-locator-where-does-it-hurt
2. Mayo Clinic Staff. Appendicitis. 07/08/2021 (Ngày truy cập: 10/05/2023) https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/appendicitis/symptoms-causes/syc-20369543
3. Mayo Clinic Staff. Inflammatory bowel disease (IBD). 03/09/2022 (Ngày truy cập: 10/05/2023) https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/inflammatory-bowel-disease/symptoms-causes/syc-20353315
4. Cynthia Taylor Chavoustie. Why Do I Have Lower Right Abdominal Pain? 24/05/2022 (Ngày truy cập: 10/05/2023) https://www.healthline.com/health/pain-in-lower-right-abdomen
5. Andrew Gonzalez. Types and treatments for hernia. 13/11/2017 (Ngày truy cập: 10/05/2023) https://www.medicalnewstoday.com/articles/142334
6. Avi Varma. What is this pain in my lower right abdomen? 03/01/2023 (Ngày truy cập: 10/05/2023) https://www.medicalnewstoday.com/articles/320858
7. Mayo Clinic Staff. Testicular torsion. 24/02/2022 (Ngày truy cập: 10/05/2023) https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/testicular-torsion/symptoms-causes/syc-20378270
8. Carmelita Swiner. Abdominal Pain: What You Should Know. 31/01/2023 (Ngày truy cập: 10/05/2023) https://www.webmd.com/pain-management/guide/abdominal-pain-causes-treatments
9. “Mesenteric Lymphadenitis.” Mayo Clinic, 20 May 2021, www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mesenteric-lymphadenitis/symptoms-causes/syc-20353799.
10. “Mesenteric Lymphadenitis: Causes, Symptoms, and Treatment.” WebMD, www.webmd.com/children/mesenteric-lymphadentitis. Accessed 26 May 2023.
11. Kanyadan, Pooja, et al. “Cecal Diverticulitis in a Geriatric Patient.” Cureus, 21 Aug. 2022, www.cureus.com/articles/105941-cecal-diverticulitis-in-a-geriatric-patient#!/.
12. The Cureus Journal of Medical Science. Cecal Diverticulitis in a Geriatric Patient. 21 08 2022 https://www.cureus.com/articles/105941-cecal-diverticulitis-in-a-geriatric-patient#!/ (Ngày truy cập 31/05/2023).
13. Indika R. Ranasinghe; Ronald Hsu. Crohn Disease. 20 02 2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK436021/ (Ngày truy cập 20/06/2023).
14. Mohamad Hammoud, Jeffrey Gerken. Inguinal Hernia. 15 08 2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK513332/ (Ngày truy cập 20/06/2023).