KHÀN GIỌNG – KHẢN GIỌNG MẤT TIẾNG

Khàn giọng là sự thay đổi bất thường về cao độ, âm lượng của giọng nói, thường liên quan đến khô hoặc ngứa cổ họng. Đây là một triệu chứng phổ biến bắt nguồn từ các vấn đề về dây thanh âm và có thể từ viêm thanh quản như khi nói quá to, bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, viêm họng, viêm amidan,… Tuy nhiên, một tỉ lệ không nhỏ người bệnh đến khám chỉ có khàn giọng lại phát hiện các bệnh lý ác tính có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó khi bị triệu chứng khàn giọng mất tiếng lâu ngày (kéo dài hơn 2 tuần), người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Tổng quan triệu chứng khàn giọng

Tổng quan về triệu chứng khàn giọng

Âm thanh được tạo ra trong thanh quản và là nơi điều chỉnh cao độ và âm lượng. Dây thanh là một cặp dây nằm bên trong thanh quản. Khi nói hoặc hát, luồng hơi từ phổi đẩy lên làm các dây thanh rung động, từ đó phát ra tiếng. Do đó, khàn giọng thường bắt nguồn từ những tổn thương ở dây thanh âm hoặc thanh quản. Ngoài ra, một số bệnh lý đường tiêu hóa có thể gây khàn giọng mất tiếng.

Khàn giọng là gì?

Khàn giọng / khàn tiếng hay khản tiếng (tên tiếng Anh: dysphonia hoặc hoarseness) là tình trạng thay đổi bất thường trong giọng nói cùng với triệu chứng phổ biến là khô họng và ngứa cổ họng. Người bệnh bị khàn giọng, giọng nói sẽ không được trong và mượt như bình thường mà âm phát ra sẽ yếu hơi, nghe trầm khàn, nhỏ hoặc mất tiếng.

Triệu chứng khàn giọng: nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa
  • Triệu chứng khàn giọng có thể do cảm lạnh, cúm, dị ứng hoặc nói to trong thời gian dài, sử dụng thuốc lá, cần sa và các nguyên nhân khác gây viêm. Trong một số trường hợp, khàn giọng còn do khối u phát triển trong cổ họng như u nang, nốt sần, polyp thực quản,…
  • Rối loạn trào ngược (dòng chảy của axit dạ dày và các enzym tiêu hóa lên cổ họng) có thể gây bỏng rát và khản tiếng. Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm rối loạn thần kinh, rối loạn tuyến giáp hoặc nội tiết tố và ung thư thanh quản.
NGUYÊN NHÂN BỊ TRIỆU CHỨNG KHÀN GIỌNG

Phân loại triệu chứng khàn giọng

Khàn giọng được phân thành 2 mức độ là cấp tính và mạn tính dựa theo thời gian kéo dài.

  • Khàn giọng cấp tính: nguyên nhân thường do viêm thanh quản cấp, do nhiễm siêu vi hoặc vi trùng. Ngoài ra, khàn giọng cấp tính còn do những nguyên nhân khác như dị ứng gây phù nề dây thanh, do hóa chất, lạm dụng dây thanh quá mức, ví dụ cổ động viên thể thao.
  • Khàn giọng mạn tính: tình trạng khàn giọng kéo dài lâu ngày do những bệnh lý mạn tính như viêm thanh quản mạn tính, viêm thanh quản do trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), tiếp xúc hóa chất, khói thuốc lá. Bệnh lý nghề nghiệp vận động dây thanh quá mức gây khàn tiếng như nghề buôn bán, giáo viên, MC, ca sĩ và bệnh lý thần kinh gây liệt dây thanh.

NGUYÊN NHÂN GÂY TRIỆU CHỨNG KHÀN GIỌNG

Nguyên nhân bị khàn giọng có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây nên như thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt hằng ngày hoặc bệnh lý trong cơ thể.

Bị khàn giọng do thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày

Khàn giọng mất tiếng có thể do chấn thương ở cổ họng thường gây ra bởi thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, bao gồm:

  • Sử dụng giọng nói quá mức.
  • Hút thuốc lá, cần sa.
  • Nói to, la hét trong thời gian dài.
  • Sử dụng cao độ thanh quản không phù hợp khi nói.
  • Xuất huyết thanh quản do lạm dụng giọng nói quá mức.
  • Sử dụng đồ uống có cồn và caffein.
  • Hít phải dị vật, tiếp xúc với các chất kích thích.

Khàn giọng là triệu chứng bệnh gì?

Nhiễm virus đường hô hấp trên là nguyên nhân phổ biến gây khàn giọng. Các bệnh lý phổ biến khác có thể gây khản tiếng hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng, bao gồm:

Bệnh lý hô hấp gây khàn giọng

Khàn giọng có thể do một số rối loạn liên quan đến hệ hô hấp gây ra, bao gồm:

  • Dị ứng là tình trạng dị ứng theo mùa gây chảy nước mũi, nghẹt mũi có thể khiến người bệnh bị khàn tiếng.
  • Cảm lạnh thông thường (nhiễm trùng đường hô hấp do virus).
  • Viêm thanh quản là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng khàn tiếng. Những nguyên nhân gây viêm thanh quản như cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng, yếu tố môi trường hoặc lạm dụng giọng nói như nói/hát quá to, quá mức.
  • Bệnh cúm.
  • Khối u lành tính thanh quản như u nang, polyp dây thanh âm có thể gây khàn giọng khi nói.
  • Chấn thương liên quan đến vùng cổ họng như bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động, phẫu thuật đặt nội khí quản hay nội soi phế quản,… có thể ảnh hưởng đến dây thanh âm, gây khàn tiếng.
  • Ung thư: người bệnh ung thư thanh quản, ung thư vòm họng, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp,… thường xuất hiện triệu chứng khàn giọng. Ung thư di căn từ vú, phổi hoặc các vùng khác của cơ thể lan đến vùng giữa phổi có thể chèn lên dây thần kinh thanh quản, gây khàn giọng.
  • Ho quá mức.

Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm:

Một số nguyên nhân khác gây khàn giọng

Các chức năng và rối loạn của hệ thống cơ quan khác cũng có thể góp phần gây ra triệu chứng khàn giọng, bao gồm:
  • Rối loạn giọng nói dậy thì: nam giới tuổi dậy thì giọng trở nên trầm hơn.
  • Các vấn đề liên quan đến thần kinh: Tình trạng đột quỵ, bệnh Parkinson và bệnh đa xơ cứng có thể gây ảnh hưởng lên dây thần kinh thanh quản khiến người bệnh bị khàn giọng.
  • Liệt dây thần kinh thanh quản: dây thần kinh dẫn đến thanh quản có thể bị tổn thương sau phẫu thuật tuyến giáp, phẫu thuật tim hoặc phẫu thuật vùng đầu, cổ.
  • Chứng khó phát âm do co thắt (spasmodic dysphonia): là tình trạng bất thường thần kinh gây ảnh hưởng đến các khối cơ ở vùng thanh quản, gây co thắt cơ khiến giọng bị vỡ, giọng nặng hay gằn.
  • Bệnh bướu cổ.
  • Suy giáp nặng.
  • Phình động mạch chủ ngực.
  • Khối u tuyến giáp.
Các Triệu Chứng Khàn Giọng

Bệnh lý đường tiêu hóa gây khàn giọng

Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)trào ngược họng – thanh quản (LPR) là tình trạng trào ngược axit dạ dày lên thực quản, vùng họng và thanh quản. Axit dạ dày có thể trào ngược lên thực quản khi cơ thắt thực quản dưới không đóng lại đúng cách.

Trào ngược axit lên đến cổ họng có thể gây các triệu chứng như nóng rát cổ họng và khàn giọng. Dịch axit dạ dày làm bỏng rát và tổn thương niêm mạc thực quản, họng, hạ họng và thanh quản. Nếu có các triệu chứng tiêu hóa khác đi kèm với triệu chứng khàn giọng, cô chú, anh chị nên đến bệnh viện, phòng khám dạ dày để được chẩn đoán bệnh chính xác.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ thăm khám?

Cô Bác, Anh Chị nên đến bệnh viện, phòng khám tai mũi họng hoặc phòng khám tiêu hóa khi xuất hiện các triệu chứng khàn giọng kéo dài từ 2 đến 3 tuần ở người lớn và hơn 1 tuần ở trẻ em. Cô Bác, Anh Chị không nên tự mua thuốc uống hay cố gắng chịu đựng vì bệnh lý này kéo dài lâu ngày gây ra nhiều biến chứng bệnh lý khác. Các triệu chứng có thể cho thấy tình trạng sức khỏe cần được thăm khám và điều trị ngay, bao gồm:

  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Khản giọng kèm theo chảy nước dãi, đặc biệt ở trẻ nhỏ
  • Mất giọng khi đang nói

CÁC TRIỆU CHỨNG KÈM THEO KHÀN GIỌNG

Khàn giọng có thể đi kèm với các triệu chứng khác, sẽ thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các rối loạn mắc phải hoặc tình trạng sức khỏe. Các triệu chứng thường ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tiêu hóa, cũng có thể liên quan đến các cơ quan khác.

Triệu chứng khàn giọng mất tiếng có thể làm thay đổi giọng nói kéo dài hơn một vài ngày, đặc biệt trở nặng nếu người bệnh tiếp tục hút thuốc. Thay đổi giọng nói được biểu hiện như âm phát ra sẽ yếu hơi, nghe trầm và nhỏ, âm thấp về cao độ, không rõ ràng, đau khi nói.

Các triệu chứng tiêu hóa có thể xảy ra cùng với khàn giọng

Khàn giọng có thể kèm theo các triệu chứng khác do trào ngược axit dạ dày và men tiêu hóa lên cổ họng, bao gồm:

  • Khó thở Buồn nôn, nôn Ho khan Miệng tiết nhiều nước bọt, hôi miệng, mòn men răng

Các triệu chứng hô hấp có thể xảy ra cùng với khàn giọng

Khàn giọng có thể kèm theo các triệu chứng khác ảnh hưởng đến hệ hô hấp, bao gồm:

  • Hôi miệng
  • Ho, hắng giọng
  • Chảy nước mũi (nghẹt mũi)
  • Khối u trong cổ họng
  • Mủ hoặc mảng trắng bao phủ amidan hoặc cổ họng
  • Hắt hơi
  • Viêm họng

Các triệu chứng hô hấp có thể xảy ra cùng với khàn giọng

Triệu chứng khàn giọng có thể đi kèm với các triệu chứng liên quan đến các hệ thống cơ thể khác có thể bao gồm:

  • Đau tai
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Sốt
  • Suy giảm khả năng cân bằng và phối hợp

Các triệu chứng báo động

Khàn giọng mất tiếng tuy không phải là tình huống cấp cứu nhưng nó có thể liên quan đến những tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, giọng nói khàn có thể xảy ra cùng với các triệu chứng khác cho thấy tình trạng khẩn cấp, người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được đánh giá và điều trị.

  • Tức ngực
  • Ho ra máu
  • Khó thở
  • Mủ hoặc mảng trắng bao phủ amidan hoặc cổ họng
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Run tay chân
  • Xuất hiện khối u trong cổ họng
Phương Pháp Điều Trị Khàn Giọng

Biến chứng từ triệu chứng khàn giọng

Khàn giọng do lạm dụng thanh quản, sử dụng giọng nói quá mức nếu không được điều trị có thể gây tổn thương trên bề mặt của các nếp gấp thanh quản như dày và chai sạn. Khàn giọng do mắc các bệnh lý nghiêm trọng nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng nặng và tổn thương vĩnh viễn. Do đó, thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây triệu chứng khàn giọng giúp người bệnh ngăn ngừa những biến chứng có thể gặp phải trong tương lai. Những biến chứng tiềm ẩn của khàn giọng kéo dài, bao gồm:

  • Viêm thanh quản, viêm thực quản do kích ứng liên tục. Mất giọng nói hoặc tổn thương vĩnh viễn.
  • Bệnh ung thư tiến triển như ung thư thanh quản, ung thư thực quản,… Nhiễm trùng lây lan qua các cơ quan khác.

Phương tiện chẩn đoán triệu chứng khàn giọng

Khàn giọng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và các dấu hiệu, triệu chứng cũng dễ bị nhằm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác triệu chứng khàn giọng, bác sĩ sẽ kết hợp khám lâm sàng và cận lâm sàng giúp loại trừ các bệnh liên quan và tìm ra nguyên nhân chính gây ra triệu chứng.

Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là bước đầu tiên giúp bác sĩ nắm được thông tin bệnh sử, tình trạng bệnh lý cũng như sức khỏe hiện tại của Cô Bác, Anh Chị. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán ban đầu cũng như chỉ định các cận lâm sàng phù hợp để tìm ra bệnh lý chính xác.

Bác sĩ sẽ thực hiện khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra chất giọng và âm lượng giọng nói, thu thập thông tin tình trạng sức khỏe người bệnh thông qua các câu hỏi như:

  • Triệu chứng khàn giọng của Cô Bác bắt đầu từ khi nào?
  • Chúng liên tục hay không thường xuyên?
  • Hiện Cô Bác có đang hút thuốc lá hoặc cần sa không?
  • Cô Bác có gặp phải bất kỳ triệu chứng nào khác như sốt, ho, đau họng hoặc khô họng không?
  • Cô Bác có đang gặp khó khăn khi nuốt, khó thở và nôn ói không?
  • Cô Bác có bị trào ngược thức ăn từ dạ dày lên cổ họng không?
  • Các tuyến ở cổ của Cô Bác có cảm thấy sưng hoặc mềm khi chạm vào không?
  • Các bệnh lý đường tiêu hóa đã từng mắc phải.
  • Các bệnh đang điều trị và loại thuốc đang sử dụng bao gồm thực phẩm chức năng.
  • Các loại dị ứng mà cơ thể đã từng gặp phải?

Khám sức khỏe tổng quát cần tập trung vào kiểm tra giọng nói, đầu và cổ họng để xem xét các bất thường trong cổ họng như khối u, viêm amidan.

Cận lâm sàng chẩn đoán

Thông qua cận lâm sàng các bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây triệu chứng khàn giọng mất tiếng, vị trí tổn thương do bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) (nếu mắc phải) dựa vào kết quả xét nghiệm, nội soi tiêu hóa, chẩn đoán hình ảnh và đánh giá chức năng.

Xét nghiệm

  • Xét nghiệm máu (CBC): xác định nồng độ hồng cầu, bạch cầu hoặc xem tế bào bạch cầu có hình dạng bất thường hay không.
  • Xét nghiệm cấy dịch họng: là xét nghiệm vi sinh nhằm tìm ra nguyên nhân gây nên các tình trạng nhiễm trùng bệnh lý đường hô hấp. Mẫu bệnh phẩm sẽ được cấy vào một môi trường có chất dinh dưỡng đặc biệt thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn nếu có.

Nội soi tiêu hóa

Nội soi là tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa và hô hấp với độ chính xác cao. Bác sĩ có thể sẽ tiến hành:

  • Nội soi thanh quản – hạ họng: là kỹ thuật đưa ống soi cứng hoặc mềm vào thanh khí và phế quản để thăm khám chẩn đoán và làm các thủ thuật. Trong quá trình nội soi có thể lấy mẫu tế bào thanh quản, hạ họng bằng kìm sinh thiết để làm xét nghiệm mô bệnh học.
  • Nội soi ống tiêu hóa trên hay nội soi thực quản: là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán các bệnh lý ở ống tiêu hóa trên gây khàn giọng như trào ngược dạ dày – thực quản, trào ngược họng – thanh quản.

endoclinic.vn là phòng khám nội soi dạ dày tại TPHCM chuyên sâu chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa, đặc biệt là tầm soát ung thư ống tiêu hóa. Đặt lịch khám ngay hôm nay với bác sĩ khi có bất kỳ triệu chứng tiêu hóa bất thường.

Chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp X-quang cản quang: kỹ thuật sử dụng chất tương phản bari để phủ lên niêm mạc dạ dày – thực quản, giúp phát hiện các vết loét thực quảnhẹp thực quản. Tuy nhiên, chụp X-quang cản quang không hiệu quả để phát hiện bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ở mức độ nhẹ và vừa.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): được đánh giá cao hơn so với chụp X-quang, đặc biệt trong việc chẩn đoán ung thư, chụp CT thực quản có thể phát hiện có khối u, tình trạng di căn và mức độ khối u phát triển như thế nào.
  • Chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) cổ họng.
  • Ngoài ra, chụp MRI cũng có thể được chỉ định để tạo hình chi tiết các cơ quan và mô, giúp bác sĩ có thể đánh giá tổng quan và chính xác hơn.

Đánh giá chức năng

  • Đo áp lực thực quản (Esophageal manometry): giúp đo các cơn co thắt trong thực quản khi người bệnh nuốt. Đo áp lực thực quản được sử dụng để đánh giá nhu động thực quản trước khi điều trị phẫu thuật.
  • Kiểm tra độ pH: Nếu kết quả nội soi không thấy bất thường, bác sĩ có thể đo nồng độ axit bên trong thực quản bằng cách thực hiện kiểm tra pH 24 giờ kể cả khi đã điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton. Phương pháp này sẽ đo lượng axit trong thực quản khi cơ thể ở các trạng thái khác nhau, chẳng hạn như trong khi ăn hoặc ngủ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HẾT KHAN GIỌNG MẤT TIẾNG?

Cách chữa khàn giọng phụ thuộc vào nguyên nhân và vị trí tổn thương khiến người bệnh khàn giọng mất tiếng. Một số phương pháp thường được sử dụng như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng thuốc, phẫu thuật,…

Phương pháp điều trị triệu chứng khàn giọng

Phần lớn các trường hợp, điều trị triệu chứng khàn giọng bằng một số biện pháp thay đổi thói quen sinh hoạt tại nhà, bao gồm:

  • Liệu pháp nghỉ ngơi: cũng như các cơ quan khác, dây thanh quản cũng cần được nghỉ ngơi, tránh nói chuyện nhiều và la hét khi bị khàn giọng.
  • Uống nhiều nước có thể làm giảm một số triệu chứng và làm ẩm cổ họng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí giúp giảm nhẹ triệu chứng nghẹt mũi, khó thở.
  • Tránh sử dụng caffeine và rượu vì chúng có thể khiến tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn.
  • Tắm nước ấm cung cấp độ ẩm cho hệ hô hấp.
  • Ngừng hoặc hạn chế hút thuốc.
  • Dùng viên ngậm hoặc kẹo cao su giúp kích thích tiết nước bọt, làm dịu cổ họng.
  • Điều trị dị ứng: tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng từ môi trường. Dị ứng có thể trở nên trầm trọng hơn và gây ra tình trạng khàn giọng, khô họng.
  • Không sử dụng thuốc thông mũi để chữa khàn giọng vì có thể gây tăng kích ứng và làm khô cổ họng.

Khàn giọng mạn tính do một số bệnh lý gây ra cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Xác định và điều trị nguyên nhân gây khàn giọng kéo dài giúp ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển và hạn chế tổn thương dây thanh quản hoặc cổ họng. Một số cách trị khàn giọng sau khi đã chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây triệu chứng, bao gồm:

  • Khàn giọng do nhiễm virus ở đường hô hấp trên: sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Khàn giọng do viêm thanh quản: sử dụng thuốc kê đơn như thuốc kháng sinh hoặc corticosteroid.
  • Khàn giọng do bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) hoặc trào ngược họng – thanh quản: sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) hoặc thuốc kê đơn bao gồm thuốc kháng axit dạ dày, thuốc ức chế axit dạ dày và thuốc ức chế bơm proton (PPI) có thể giảm triệu chứng khàn giọng và trào ngược axit dạ dày (ợ nóng, ợ trớ).
  • Khàn giọng do polyp và u nang ở thanh quản: điều trị bằng liệu pháp giọng nói, thay đổi thói quen ăn uống hoặc phẫu thuật cắt bỏ polyp.
  • Khàn giọng do ung thư: phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, vị trí tế bào ung thư, tình trạng sức khỏe và độ tuổi. Các lựa chọn điều trị bao gồm xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch và phẫu thuật.
  • Khàn giọng do liệt dây thần kinh thanh quản: đối với tình trạng liệt một bên, phẫu thuật để đưa dây thanh gần nhau hơn. Điều trị tê liệt hai dây thanh bao gồm phẫu thuật và các biện pháp đặt ra để duy trì đường thở.
  • Chứng khó phát âm do co thắt được điều trị bằng cách tiêm botulinum toxin vào vùng cổ để làm giảm sự co thắt cơ thanh quản.

Cách phòng ngừa triệu chứng khàn giọng tại nhà

Không phải tất cả các nguyên nhân gây khàn giọng đều có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, Cô Bác, Anh Chị có thể giảm thiểu nguy cơ bị khàn giọng bằng cách thực hiện những điều sau:

  • Ngừng hút thuốc và tránh sinh hoạt trong môi trường có người hút thuốc: khói thuốc lá có thể gây kích ứng dây thanh quản và thanh quản làm khô cổ họng.
  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng: nhiễm virus đường hô hấp có thể là nguyên nhân gây khàn giọng do đó, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm.
  • Thực hiện tầm soát ung thư thực quản theo khuyến cáo, kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ: giúp phát hiện sớm những bệnh lý bất thường của cơ thể.
  •  
  • Uống nhiều nước: giúp giảm tình trạng khô họng và khàn giọng. Lượng nước trung bình cần thiết trong trạng thái bình thường để duy trì sự cân bằng của cơ thể là khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có chứa caffein và cồn.
  • Tránh đằng hắng giọng: hắng giọng có thể làm tăng tình trạng viêm thanh quản và kích ứng cổ họng của người bệnh.

CÂU HỎI TỔNG HỢP

Khàn giọng hay còn gọi là khản tiếng (tên tiếng Anh: dysphonia hoặc hoarseness) là tình trạng thay đổi bất thường trong giọng nói cùng với triệu chứng phổ biến là khô họng và ngứa cổ họng. Người bệnh bị khàn giọng, giọng nói sẽ không được trong và mượt như bình thường mà âm phát ra sẽ yếu hơi, nghe trầm khàn, nhỏ hoặc mất tiếng.

Cô Bác, Anh Chị nên đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng khàn giọng kéo dài từ 2 đến 3 tuần ở người lớn và hơn 1 tuần ở trẻ em. Cô Bác, Anh Chị không nên tự mua thuốc uống hay cố gắng chịu đựng vì bệnh lý này kéo dài lâu ngày gây ra nhiều biến chứng bệnh lý khác. Các triệu chứng có thể cho thấy tình trạng sức khỏe cần được thăm khám và điều trị, bao gồm:

  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Khản giọng kèm theo chảy nước dãi, đặc biệt ở trẻ nhỏ
  • Mất giọng khi đang nói

Khàn giọng có thể đi kèm với các triệu chứng khác, sẽ thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các rối loạn mắc phải hoặc tình trạng sức khỏe. Các triệu chứng thường ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tiêu hóa, cũng có thể liên quan đến các cơ quan khác.
Triệu chứng khàn giọng mất tiếng có thể làm thay đổi giọng nói kéo dài hơn một vài ngày, đặc biệt trở nặng nếu người bệnh tiếp tục hút thuốc. Thay đổi giọng nói được biểu hiện như âm phát ra sẽ yếu hơi, nghe trầm và nhỏ, âm thấp về cao độ, không rõ ràng, đau khi nói.

Cách chữa khàn giọng phụ thuộc vào nguyên nhân và vị trí tổn thương khiến người bệnh khàn giọng mất tiếng. Một số phương pháp thường được sử dụng như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng thuốc, phẫu thuật,…

Không phải tất cả các nguyên nhân gây khàn giọng đều có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, Cô Bác, Anh Chị có thể giảm thiểu nguy cơ bị khàn giọng bằng cách thực hiện những điều sau:

  • Ngừng hút thuốc và tránh sinh hoạt trong môi trường có người hút thuốc: khói thuốc lá có thể gây kích ứng dây thanh quản và thanh quản làm khô cổ họng.
  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng: nhiễm virus đường hô hấp có thể là nguyên nhân gây khàn giọng do đó, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm.
  • Thực hiện tầm soát ung thư thực quản, kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ: giúp phát hiện sớm những bệnh lý bất thường của cơ thể.
  • Uống nhiều nước: giúp giảm tình trạng khô họng và khàn giọng. Lượng nước trung bình cần thiết trong trạng thái bình thường để duy trì sự cân bằng của cơ thể là khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có chứa caffein và cồn.
  • Tránh đằng hắng giọng: hắng giọng có thể làm tăng tình trạng viêm thanh quản và kích ứng cổ họng của người bệnh.

Tài liệu tham khảo

  1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic
  2. Allen, Suzanne. Everything You Need to Know About Hoarseness. Biên tập bởi Stacy Sampson. 08 02 2019. https://www.healthline.com/health/hoarseness (đã truy cập 09 30, 2021).
  3. Healthgrades Editorial Staff. Dry Throat. Biên tập bởi William C. Lloyd III. 01 06 2021. https://www.healthgrades.com/right-care/ear-nose-and-throat/hoarse-voice (đã truy cập 09 30, 2021).
  4. Yuko, Elizabeth. What Is Dysphonia? Biên tập bởi Benjamin F. Asher. 02 26 2021. https://www.verywellhealth.com/what-is-dysphonia-5093379 (đã truy cập 09 30, 2021).

TIN SỨC KHỎE

Tổng hợp tin sức khỏe tiêu hóa, cẩm nang sức khỏe tiêu hóa. Nếu nội dung Quý khách quan tâm chưa có, Quý khách có thể liên hệ để đặt câu hỏi với bác sĩ để được tư vấn.

Đặt Lịch Khám Endo Clinic

Endo Clinic

Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01

ĐẶT LỊCH NỘI SOI TIÊU HÓA

Đặt lịch nội soi hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

    Có Bảo Hiểm Y Tế

    ĐẶT LỊCH KHÁM TIÊU HÓA

    Đặt lịch khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

      Có Bảo Hiểm Y Tế

      Đặt Lịch Khám Endo Clinic

      Endo Clinic

      Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

      THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01