VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT

Viêm đại tràng co thắt là thuật ngữ được khá nhiều người sử dụng để mô tả tình trạng co thắt ở đại tràng, gây nên nhiều triệu chứng khó chịu. Thế nhưng, thuật ngữ này lại chưa hoàn toàn chính xác. Trong bài viết dưới đây, mời Cô Chú, Anh Chị cùng Endo Clinic tìm hiểu rõ hơn đại tràng co thắt để hiểu đúng về thuật ngữ cũng như tình trạng này nhé!

Hiểu đúng về đại tràng co thắt

ĐẠI TRÀNG CO THẮT LÀ GÌ?

Đại tràng là một phần của hệ tiêu hóa, nối giữa ruột non và ống hậu môn. Đại tràng có một số chức năng như xử lý phần thực phẩm đã được tiêu hóa ở ruột non, hấp thụ nước và chất điện giải, hình thành phân. Sau đó đại tràng sẽ co thắt và đẩy phân đến trực tràng và đào thải ra ngoài thông qua hậu môn.

Đại tràng co thắt là thuật ngữ mô tả tình trạng các cơ bên trong đại tràng co đột ngột, tự phát và gia tăng dần lên. Việc co thắt đại tràng có thể gây cản trở đến nhu động tự nhiên của ruột.

triệu chứng co thắt đại tràng

Co thắt đại tràng là triệu chứng thường gặp của hội chứng ruột kích thích (IBS).

HIỂU ĐÚNG VỀ BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG CO THẮT

Trên thực tế, khi máu chảy ra từ bất kỳ phần nào thuộc hệ thống tiêu hóa (bắt đầu từ miệng đến hậu môn) đều có thể dẫn đến hiện tượng phân có máu sau đi tiêu. Tùy theo mức độ tổn thương, tình trạng xuất huyết và thời gian máu tồn đọng ở đường ruột mà chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường với các màu sắc từ đỏ tươi đến đen:

Đại tràng co thắt là một thuật ngữ được nhiều người sử dụng để chỉ về bệnh lý. Tuy nhiên, điều này chưa được thực sự chính xác. Đại tràng co thắt hiểu đúng là một dạng triệu chứng mà nguyên nhân đến từ nhiều loại bệnh lý tiêu hóa khác nhau, trong đó phổ biến nhất là hội chứng ruột kích thích (IBS).

Viêm đại tràng co thắt cũng là một thuật ngữ không chính xác vì không phải ai gặp phải triệu chứng co thắt đại tràng cũng sẽ xuất hiện tình trạng viêm. Viêm đại tràng và đại tràng co thắt là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau.

Sự khác nhau giữa viêm đại tràng và đại tràng co thắt là:

  • Viêm đại tràng: Viêm đại tràng là một nhóm bệnh lý tiêu hóa gây viêm khu trú hoặc lan tỏa ở lớp niêm mạc của đại tràng, có thể đi kèm xuất huyết. Tình trạng này có thể cấp tính hoặc mạn tính. Nếu không được điều trị có thể tạo thành các ổ loét ở đại tràng.
  • Đại tràng co thắt: Co thắt đại tràng là một triệu chứng thường gặp. Nó có thể xuất hiện do phản ứng với loại thực phẩm, do yếu tố tâm lý hoặc là dấu hiệu cho một hoặc nhiều loại bệnh lý.
Các Triệu Chứng đại tràng co thắt

NGUYÊN NHÂN GÂY CO THẮT ĐẠI TRÀNG

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh ở đường tiêu hóa. Trong đó, tùy vào màu sắc cụ thể của phân mà còn xác định được đó là bệnh gì.

Đại tràng co thắt có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiêu hóa, bệnh lý phụ khoa hoặc do nhiễm trùng, liên quan đến thực phẩm,….

Một số nguyên nhân gây co thắt đại tràng có thể là:

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS).
  • Bệnh lý ruột mạn tính (IBD).
  • Không dung nạp hoặc dị ứng thực phẩm.
  • Nhiễm trùng.
  • Lạc nội mạc tử cung.
  • Căng thẳng.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đại tràng co thắt. Hội chứng này đặc trưng bởi các triệu chứng như đau bụng và thay đổi thói quen đi tiêu (có thể là tiêu chảy, táo bón) mà không ghi nhận tổn thương thực thể nào ở đường ruột.

Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích đến hiện chưa được hiểu rõ. Nhưng một số yếu tố tâm lý (căng thẳng, lo âu, trầm cảm,…) hoặc yếu tố sinh lý (chế độ ăn uống không khoa học, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, di truyền,…) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh lý ruột mạn tính (IBD)

Bệnh lý ruột mạn tính (IBD) là thuật ngữ phổ biến để mô tả hai loại bệnh lý gây viêm mạn tính đường tiêu hóa là viêm loét đại tràngbệnh Crohn. Viêm loét đại tràng gây ảnh hưởng chủ yếu đến phần đại – trực tràng còn bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ đường tiêu hóa nhưng thường xảy ra ở ruột non.

Tình trạng viêm đường tiêu hóa kéo dài có thể kích thích gây ra triệu chứng đại tràng co thắt đi kèm với tiêu chảy (phân kèm máu hoặc chất nhầy), mệt mỏi, chán ăn, sụt cân,… Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc IBD, trong đó có thể kể tới là thói quen hút thuốc lá thường xuyên và lạm dụng thuốc chống viêm không steroid.

Không dung nạp hoặc dị ứng thực phẩm

Đại tràng co thắt có thể là biểu hiện của đại tràng bị kích thích bởi một số loại thực phẩm. Điều này có thể đến từ tình trạng không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng thực phẩm. Hai tình trạng này là hoàn toàn khác nhau nhưng có biểu hiện triệu chứng gần giống nhau làm cho nhiều người bị hiểu lầm.

Không dung nạp thực phẩm là tình trạng cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa và hấp thụ một số loại thực phẩm, dẫn đến nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hóa khó chịu nhưng không quá nguy hiểm (đau bụng, tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn,…). Không dung nạp thực phẩm không bao gồm các đáp ứng đến từ hệ miễn dịch.

Ngược lại, dị ứng thực phẩm là hiện tượng thực phẩm kích thích các đáp ứng miễn dịch của cơ thể gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng như phát ban, nổi mề đay, đau bụng, buồn nôn,… Dị ứng thực phẩm có thể gây sốc phản vệ làm nguy hiểm đến tính mạng.

nguyên nhân gây ra Thuốc điều trị đại tràng co thắt

Không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng đại tràng co thắt.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là tình trạng vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (Salmonella, E. coli,…) xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng ở đại – trực tràng hoặc túi thừa, kích thích đại tràng co thắt.

Trong đó, viêm đại tràng có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy với phân kèm máu hoặc chất nhầy, chán ăn,… Còn đối với viêm túi thừa có thể gây sốt, đau hố chậu trái và thay đổi thói quen đi tiêu.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô niêm mạc tử cung phát triển tại các bộ phận khác ngoài tử cung như buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo và có thể ở đại tràng. Bệnh lý này có thể gây đau, xuất huyết và viêm ở vị trí mà lớp mô phát triển, nếu mô phát triển ở đại tràng có thể gây đại tràng co thắt. Bệnh lý này ảnh hưởng đến nữ giới ở mọi độ tuổi, kể cả tuổi vị thành niên.

nguyên nhân viêm đại tràng co thắt

Bệnh lý ruột mạn tính (IBD) được chia thành 2 loại là bệnh Crohn với viêm loét đại tràng.

Căng thẳng

Não bộ và đường ruột có mối liên kết chặt chẽ với nhau thông qua hệ thần kinh hay còn gọi là trục não – ruột. Do đó, khi bị căng thẳng hoặc stress, một số người có thể cảm thấy đại tràng co thắt cùng với một số triệu chứng tiêu hóa khác.

> Xem thêm: Bệnh đại tràng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

CÁC TRIỆU CHỨNG THƯỜNG ĐI KÈM VỚI CO THẮT ĐẠI TRÀNG

Tùy vào từng nguyên nhân mà đại tràng co thắt có thể đi kèm các dấu hiệu khác. Trong một số trường hợp, nếu nhận thấy cơn co thắt không thuyên giảm hoặc đi kèm các dấu hiệu cảnh báo khác như đầy bụng, buồn nôn, nôn,… thì Cô Chú, Anh Chị nên sớm thăm khám và điều trị.

Các triệu chứng thường xảy ra với co thắt đại tràng

Co thắt đại tràng là một triệu chứng báo hiệu có vấn đề xảy ra ở ống tiêu hóa. Triệu chứng này cũng có thể xảy ra với một số triệu chứng khác như đau bụng, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy,…

Các triệu chứng thường đi kèm với co thắt đại tràng gồm:

  • Đau bụng: Đau bụng đột ngột vùng hạ vị hoặc vùng hố chậu trái (đau bụng bên trái ở phía dưới) là triệu chứng thường thấy xuất hiện với co thắt đại tràng.
  • Chướng bụng, đầy hơi: Người bệnh có thể cảm thấy đầy bụng ở mọi thời điểm trong ngày bất kể chế độ ăn.
  • Táo bón: Cơn co thắt có thể làm gián đoạn quá trình di chuyển phân trong đại tràng, khiến phân khó bị tống ra ngoài làm táo bón.
  • Tiêu chảy: Cơn co thắt có thể khiến nhu động ruột hoạt động không ổn định dẫn đến tình trạng đi ngoài phân lỏng.
  • Có chất nhầy trong phân: Khi bị co thắt đại tràng, người bệnh nhiều khả năng gặp phải tình trạng xuất hiện chất nhầy trong suốt hoặc màu trắng trong phân khi đi tiêu. Đây có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích.
  • Són phân: Co thắt đại tràng có thể làm tăng nhu động ruột. Do đó, phân bị tống nhanh ra ngoài xảy ra tình trạng khó cầm, gây són phân.

Đại tràng co thắt khi nào cần thăm khám?

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị khi cơn co thắt kéo dài, không thuyên giảm hoặc kèm theo các dấu hiệu như:

  • Chướng bụng.
  • Khó trung hoặc đại tiện.
  • Chán ăn.
  • Vã mồ hôi.
  • Sốt.
  • Buồn nôn, nôn

Những triệu chứng kể trên có thể là những dấu hiệu của tắc ruột. Đây là trường hợp nguy cấp, cần can thiệp điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

CÁCH CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG CO THẮT ĐẠI TRÀNG

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ đưa ra các câu hỏi về triệu chứng, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình để có được nhận định ban đầu. Sau khi xem xét, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số cận lâm sàng cần thiết.

Một vài phương pháp chẩn đoán tình trạng co thắt đại tràng bác sĩ có thể chỉ định như:

  • Nội soi đại – trực tràng: Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào bên trong đại tràng của người bệnh thông qua đường hậu môn để quan sát. Dựa trên hình ảnh bên trong đại tràng, bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương và tiến hành loại bỏ polyp và sinh thiết (nếu cần).
  • Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng: Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào ống tiêu hóa trên để quan sát thực quản, dạ dày, tá tràng thông qua đường miệng. Từ đó bác sĩ có thể phát hiện các bất thường trong ống tiêu hóa trên và lấy mẫu mô nhỏ để sinh thiết (nếu cần).
  • Xét nghiệm: Những xét nghiệm có thể được chỉ định bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, kiểm tra hơi thở hydrogen để kiểm tra các tình trạng như thiếu máu, nhiễm trùng, mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột hoặc một số loại không dung nạp thực phẩm.

Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu các bài viết liên quan:

Endo Clinictrung tâm nội soi và chẩn đoán chuyên sâu về bệnh lý tiêu hóa tại TP.HCM. Với triết lý “Khám ra bệnh – Chữa hết bệnh” cùng đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, phòng khám mang đến dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng, chỉ định đúng và đủ các cận lâm sàng cần thiết, tránh phát sinh chi phí cho người bệnh.

Không chỉ vậy, tại Endo Clinic còn trang bị các thiết bị – máy móc y tế hiện đại hỗ trợ quá trình chẩn đoán chính xác. Kết hợp phương pháp Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) giúp tăng tỷ lệ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh lên đến 90 – 95% cũng như giúp khách hàng cảm thấy thoải mái khi nội soi.

Hiện nay phòng khám không ngừng nỗ lực, xây dựng quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, đồng hành và hỗ trợ người bệnh tận tâm cùng chi phí khám chữa bệnh rõ ràng, tư vấn cặn kẽ. Hơn nữa, phòng khám mở cửa sớm từ 6 giờ sáng, khá thuận tiện cho Khách hàng ở tỉnh thành khác đến thăm khám và ra về trong ngày.

> Đặt hẹn khám bệnh với phòng khám tiêu hóa Endo Clinic ngay hôm nay!

bac sĩ chẩn đoán bệnh viêm đại tràng co thắt

Với triết lý điều trị “Khám ra bệnh – Trị hết bệnh”, Endo Clinic luôn tư vấn nhiệt tình, chỉ định đúng đủ các cận lâm sàng và chữa trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

ĐẠI TRÀNG CO THẮT KÉO DÀI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Triệu chứng co thắt đại tràng có thể khác biệt ở mỗi lần triệu chứng này xuất hiện, gây ra nhiều mệt mỏi và khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, đại tràng co thắt chỉ thực sự nguy hiểm khi người bệnh xuất hiện dấu hiệu của tình trạng tắc ruột bao gồm đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn, khó đại tiện,… Tắc ruột nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây nguy hiểm tính mạng.

CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐẠI TRÀNG CO THẮT

Điều trị co thắt đại tràng nhằm làm giảm các triệu chứng và hạn chế biến chứng do các cơn co thắt gây ra. Hiện nay chưa có cách chữa trị dứt điểm hoặc ngăn ngừa co thắt đại tràng xảy ra. Tuy nhiên, người bệnh có thể sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng và giảm nhẹ cơn co thắt thông qua lối sống, chế độ dinh dưỡng.

Các loại thuốc điều trị đại tràng co thắt

Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tham vấn ý kiến bác sĩ và tuân thủ theo các chỉ định để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị.

Dưới đây là các loại thuốc thường được chỉ định khi điều trị các cơn co thắt đại tràng:

  • Thuốc chống co thắt: Thuốc hỗ trợ làm giảm cơn co thắt đại tràng.
  • Thuốc chống tiêu chảy: Nhóm thuốc thường được kê đơn để làm dịu cơn co thắt đại tràng và giảm tình trạng tiêu chảy.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh giúp điều trị tình trạng co thắt đại tràng do nhiễm trùng.
Thuốc điều trị đại tràng co thắt

Thuốc điều trị đại tràng co thắt giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng.

Cách giảm triệu chứng co thắt đại tràng tại nhà

Các cách hỗ trợ giảm triệu chứng co thắt đại tràng tại nhà dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên chủ động tham vấn ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn khi áp dụng các phương pháp sau đây, hạn chế nhiều tác dụng không mong muốn.

Một số cách hỗ trợ giảm triệu chứng đại tràng co thắt tại nhà gồm:

  • Chế độ ăn ít FODMAPs: Chế độ ăn ít FODMAPs bao gồm các loại thực phẩm có hàm lượng FODMAP thấp giúp làm giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng đau bụng, chướng bụng, đầy hơi. Một số thực phẩm có lượng FODMAPs thấp như trứng, phô mai, sữa hạnh nhân,… Tuy nhiên, chế độ ăn ít FODMAPs có thể gây thiếu dinh dưỡng và không phù hợp cho bất cứ ai. Người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trước khi áp dụng chế độ ăn này.
  • Nhịn ăn gián đoạn: Nhịn ăn gián đoạn là phương pháp nhịn ăn có chu kỳ, giúp cơ thể có đủ thời gian tiêu hóa hoàn toàn thức ăn và giảm tái áp lực lên đại tràng. Điều này tạo điều kiện đại tràng có thời gian để hồi phục. Tuy vậy, phương pháp này có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như hạ đường huyết, rối loạn ăn uống,… Do đó, người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
  • Bổ sung chất xơ và probiotics: Các lợi khuẩn đường ruột có thể giúp tiêu hóa và hạn chế tình trạng nhạy cảm với một số loại thực phẩm. Chất xơ và probiotic giúp hỗ trợ vi khuẩn đường ruột, cân bằng hệ vi sinh giúp cải thiện tiêu hóa, giảm thiểu áp lực lên đường ruột.
  • Hạn chế rượu và thuốc lá: Rượu và thuốc lá là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt của hệ tiêu hóa. Do đó, hạn chế uống rượu và hút thuốc lá cũng là cách hỗ trợ ngăn ngừa các cơn co thắt đại tràng.
  • Kiểm soát căng thẳng: Giảm bớt sự căng thẳng cũng có thể giúp làm dịu tình trạng co thắt đại tràng. Một số cách giảm căng thẳng hiệu quả có thể kể đến như hít thở sâu, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tập thiền, ăn uống điều độ,….

CÁCH PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG ĐẠI TRÀNG CO THẮT

Để ngăn ngừa triệu chứng đại tràng co thắt, Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý một số điều liên quan đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt sau đây.

Cách phòng ngừa co thắt đại tràng gồm:

  • Chia nhỏ bữa ăn: Cô Chú, Anh Chị nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ví dụ như từ 3 bữa lớn chia thành 5 bữa nhỏ.
  • Hạn chế thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa: Cô Chú, Anh Chị nên kiêng thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, bánh mì ngũ cốc tinh chế, cà phê, nước có gas, rượu bia,…
  • Uống nhiều nước: Cô Chú, Anh Chị nên bổ sung đủ nước, nên uống nước trước khi ăn và không nên uống trong bữa ăn.
  • Ăn uống điều độ: Cô Chú, Anh Chị nên ăn đúng giờ, không bỏ bữa và nên ăn chậm, nhai kỹ.

Tóm lại, đại tràng co thắt là một triệu chứng gây nhiều khó chịu cho người bệnh và có thể đến từ một số bệnh lý đường tiêu hóa. Do đó, khi triệu chứng đại tràng co thắt trở nên dữ dội và không thuyên giảm, Cô Chú, Anh Chị nên nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Người bị co thắt đại tràng nên áp dụng chế độ ăn nhiều chất xơ, ít FODMAPs và ít chất béo. Người bệnh cũng nên dùng probiotic để cải thiện hệ vi sinh đường ruột. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiêng rượu bia, các thực phẩm chua cay,… tác động xấu đến ống tiêu hóa.

Đại tràng co thắt hiện không có cách chữa trị dứt điểm. Người bệnh có thể dùng thuốc để làm giảm các triệu chứng. Lưu ý, người bệnh nên tham vấn với bác sĩ để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của bản thân.

Một số loại thuốc có thể được chỉ định để điều trị cơn co thắt đại tràng như thuốc chống co thắt, thuốc chống tiêu chảy, thuốc kháng sinh. Việc chỉ định thuốc còn dựa vào nguyên nhân gây co thắt đại tràng. Do đó, chỉ được dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Cleveland Clinic. Colon Spasms. 14 06 2022. https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/23299-colon-spasms (đã truy cập 21 06 2023).
  2. Kimberly Holland. Colon Spasms. 16 03 2023. https://www.healthline.com/health/colon-spasm (đã truy cập 21 06 2023).
  3. Jennifer Berry. What to know about colon spasms. 10 12 2019. https://www.medicalnewstoday.com/articles/colon-spasm (đã truy cập 21 06 2023).
  4. Purna Kashyap, M.B.B.S. Spastic colon: What does it mean? 03 11 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/irritable-bowel-syndrome/expert-answers/spastic-colon/faq-20058473 (đã truy cập 21 06 2023).
  5. health.clevelandclinic.org. Food Allergy vs. Intolerance: What’s the Difference? 13 04 2022. https://health.clevelandclinic.org/allergy-or-intolerance-how-to-tell-the-difference/ (đã truy cập 21 06 2023).
  6. Cleveland Clinic. Endometriosis. 27 07 2022. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10857-endometriosis (đã truy cập 21 06 2023).
  7. niddk.nih.gov. Diagnosis of Irritable Bowel Syndrome. 11 2017. https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/irritable-bowel-syndrome/diagnosis (đã truy cập 21 06 2023).
  8. Cleveland Clinic. Colonoscopy. 30 11 2022. https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/4949-colonoscopy (đã truy cập 21 06 2023).
  9. Kristeen Moore. Bowel Obstruction and Blockage. 15 03 2023. https://www.healthline.com/health/intestinal-obstruction (đã truy cập 21 06 2023).
  10. Ariane Lang, BSc, MBA and Megan Rossi, PhD, RD. A Beginner’s Guide to the Low FODMAP Diet. 12 01 2022. https://www.healthline.com/nutrition/low-fodmap-diet (đã truy cập 21 06 2023).
  11. Kris Gunnars, BSc. Intermittent Fasting 101 — The Ultimate Beginner’s Guide. 16 06 2022. https://www.healthline.com/nutrition/intermittent-fasting-guide (đã truy cập 21 06 2023).

TIN SỨC KHỎE

Tổng hợp tin sức khỏe tiêu hóa, cẩm nang sức khỏe tiêu hóa. Nếu nội dung Quý khách quan tâm chưa có, Quý khách có thể liên hệ để đặt câu hỏi với bác sĩ để được tư vấn.

Đặt Lịch Khám Endo Clinic

Endo Clinic

Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01

ĐẶT LỊCH NỘI SOI TIÊU HÓA

Đặt lịch nội soi hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

    Có Bảo Hiểm Y Tế

    ĐẶT LỊCH KHÁM TIÊU HÓA

    Đặt lịch khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

      Có Bảo Hiểm Y Tế

      Đặt Lịch Khám Endo Clinic

      Endo Clinic

      Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

      THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01