Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Ung thư dạ dày là bệnh lý tiêu hóa phổ biến và nguy hiểm, có tỷ lệ mắc mới đứng thứ 4 tại Việt Nam và tỷ lệ tử vong xếp thứ 3 (theo thống kê từ GLOBOCAN năm 2020). Bệnh không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu và thường xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng ở giai đoạn muộn. Hơn nữa, việc điều trị ung thư dạ dày giai đoạn muộn sẽ gặp nhiều khó khăn và tiên lượng sống cũng thấp hơn.

Do vậy, hiểu rõ các nguyên nhân gây ung thư dạ dày sẽ giúp Cô Chú, Anh Chị phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu 10 yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây ung thư dạ dày trong bài viết sau đây.

Hiện nay, nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày vẫn chưa được sáng tỏ. Các thông tin được đề cập trong bài viết này chỉ là các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp)

Nhiễm vi khuẩn Hp là tình trạng niêm mạc dạ dày bị xâm nhiễm bởi vi khuẩn Hp. Đây được xem là yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Lý do bởi vì vi khuẩn Hp thúc đẩy gia tăng tình trạng viêm ở niêm mạc dạ dày, gây tổn thương niêm mạc dạ dày kéo dài và có thể dẫn đến xuất hiện ung thư. Theo thống kê, 90% người mắc ung thư dạ dày là có liên quan đến sự hiện diện của vi khuẩn Hp.

nguyên nhân gây ung thư dạ dày
Vi khuẩn Hp được xem là tác nhân gây ung thư dạ dày nhóm I (class I carcinogen).

Tham khảo thêm >> Vi khuẩn Helicobacter pylori là gì?

Polyp dạ dày

Polyp dạ dày là các tế bào biểu mô dạ dày phát triển một cách bất thường, tạo thành khối u nằm trên lớp niêm mạc dạ dày. Một số polyp theo thời gian có thể phát triển bất thường và tạo thành ung thư dạ dày như là polyp tuyến, đa polyp. Bệnh polyp dạ dày thường không gây ra triệu chứng, chỉ khi polyp phát triển lên kích thước lớn thì các dấu hiệu mới xuất hiện rõ ràng hơn.

Biến chứng từ các bệnh liên quan đến dạ dày

Một số bệnh lý như, viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm teo dạ dày,… nếu không được điều trị và kiểm soát đúng cách có thể làm tăng nguy cơ hình thành ung thư dạ dày. Người bệnh khi mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày nên nhanh chóng thăm khám và điều trị để hạn chế biến chứng ung thư nguy hiểm.

Di truyền

Di truyền cũng là một tác nhân có thể gây hình thành ung thư dạ dày ở một người. Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Ngoài ra, các bệnh lý di truyền khác như hội chứng Lynch, hội chứng Peutz-Jeghers, hội chứng Li-Fraumeni, đa polyp tuyến gia đình, ung thư dạ dày di truyền thể khuếch tán (ung thư dạ dày lan tỏa di truyền), suy giảm miễn dịch đa dạng thông thường (CVID) cũng có thể là các yếu tố nguy cơ thúc đẩy ung thư dạ dày.

nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày
Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn nếu gia đình có người bị ung thư.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Mặc dù chế độ ăn uống không trực tiếp là nguyên nhân gây ung thư dạ dày nhưng thói quen ăn uống không lành mạnh có khả năng làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở một người. Các chế độ ăn không tốt điển hình đó là tiêu thụ quá nhiều muối, dùng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, ăn ít trái cây và rau xanh, chế độ ăn dầu mỡ và nhiều chất béo,…

Lạm dụng rượu bia

Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng việc lạm dụng rượu bia có thể làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày so với người không uống. Cơ chế có thể nằm tại sự chuyển hóa của rượu thành acetaldehyde, một loại chất độc. Chất này có thể gây tổn thương tế bào và DNA là tăng nguy cơ hình thành tế bào ung thư.

Hút thuốc lá thường xuyên

Trong thuốc lá có khoảng 70 hợp chất là tác nhân gây ung thư. Các tác nhân gây ung thư này phá hoại và làm biến đổi DNA của tế bào, tăng nguy cơ tế bào bình thường chuyển biến thành tế bào ung thư. Một số nghiên cứu đã cho thấy người hút thuốc lá có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao gấp 1,5 – 1,6 lần so với người không hút thuốc.

hút thuốc là nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày.

Thói quen ăn đêm và thức khuya

Thức khuya ăn đêm gây kích thích dạ dày tiết nhiều axit, làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Chưa kể những thức ăn khi ăn đêm thường là mì tôm, snack, đồ chế biến sẵn chứa nhiều đường, muối, dầu mỡ càng gây áp lực cho hệ tiêu hóa.

Hơn nữa, việc thức khuya và thiếu ngủ cũng có thể gây rối loạn cơ chế tự điều hòa của cơ thể, giảm khả năng tự sửa chữa các tổn thương tại DNA, tăng nguy cơ hình thành ung thư dạ dày.

Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm

Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, không đảm bảo chất lượng không khí cũng làm tăng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày. Theo đó, người tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá hoặc làm trong ngành công nghiệp như than đá, kim loại, cao su, gỗ có khả năng bị ung thư dạ dày cao hơn những người khác.

Những yếu tố nguy cơ khác

Bên cạnh các yếu tố được đề cập, vẫn còn nhiều yếu tố khác góp phần làm tăng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở một người. Các yếu tố đó có thể bao gồm:

  • Béo phì: Nhiều nghiên cứu cho thấy béo phì là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc nhiều loại ung thư đường tiêu hóa, trong đó có bao gồm ung thư dạ dày. Cơ chế tác động của béo phì lên quá trình hình thành ung thư hiện vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.
  • Độ tuổi và giới tính: Ung thư dạ dày thường gặp ở những người độ tuổi trên 68 và nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
  • Chủng tộc: Người da đen, Tây Ban Nha và người châu Á có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn người da trắng.

Nhìn chung, ung thư dạ dày nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ cao hơn (tỷ lệ sống còn 5 năm là trên 95% và tỷ lệ sống còn 15 năm là 94%). Ngược lại, nếu tình trạng bệnh chuyển biến nặng, ung thư dạ dày đã di căn sang các bộ phận khác thì tiên lượng sống thấp.

> Cùng tìm hiểu: Bệnh ung thư dạ dày có chữa được không?

Các triệu chứng của ung thư dạ dày thường không biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu, khi xuất hiện các triệu chứng cũng dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý tiêu hóa khác. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như đau bụng kéo dài, nôn ra máu, sụt cân không rõ nguyên nhân,… người bệnh nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để thăm khám và điều trị.

Phòng ngừa ung thư dạ dày: Khó không?

Các cách ngăn ngừa ung thư dạ dày gồm:

  • Tầm soát ung thư định kỳ.
  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học.
  • Duy trì cân nặng ổn định.
  • Hạn chế hút thuốc lá.
  • Rèn luyện cơ thể thường xuyên.

> Xem thêm: Xét nghiệm ung thư dạ dày thực hư như thế nào?

Trong đó tầm soát ung thư là cách giúp phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư hiệu quả, được bác sĩ khuyến khích thực hiện định kỳ. Cô Chú, Anh Chị khi thực hiện tầm soát ung thư nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại để đảm bảo an toàn và chính xác.

Endo Clinic là trung tâm hiếm hoi chuyên sâu về nội soi và chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa. Các bác sĩ giỏi chuyên môn, đến từ các bệnh viện lớn ở TP.HCM của Endo Clinic sẽ chỉ định đúng – đủ cận lâm sàng để tầm soát ung thư. Kết hợp với thiết bị y tế hiện đại như máy nội soi, máy xét nghiệm, máy chụp X-quang,… có độ chính xác cao, hỗ trợ thực hiện tầm soát.

Đặc biệt, nội soi được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán, phát hiện các dấu hiệu bất thường bên trong dạ dày hiện nay. Trong đó, phương pháp Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) được nhiều Khách hàng lựa chọn, giúp tăng tỷ lệ phát hiện tổn thương và mang đến trải nghiệm thoải mái, không đau. Qua đó cho tỷ lệ tầm soát ung thư dạ dày tại Endo Clinic chính xác đến 95 – 99%.

Sau khi có kết quả tầm soát, bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị theo guideline phù hợp với từng bệnh nhân và kê đơn thuốc Brand-name chính hãng để tăng hiệu quả điều trị. Từ đó, người bệnh sớm hồi phục sức khỏe và tình trạng bệnh cải thiện tốt hơn.

nội soi tìm nguyên nhân bị ung thư dạ dày
Nội soi không đau là phương pháp giúp phát hiện tổn thương nhanh chóng, ngay cả những tổn thương nhỏ nhất hoặc nằm trong vị trí khuất, khó quan sát.

> Đặt hẹn lịch khám bệnh với bác sĩ Endo Clinic hoặc liên hệ hotline 028 5678 9999 để được tư vấn!

Bài viết trên là các thông tin về nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Để ngăn ngừa ung thư dạ dày, ngoài thay đổi lối sống và thói quen ăn uống, Cô Chú, Anh Chị đừng quên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ ở phòng khám uy tín, sớm phát hiện các dấu hiệu ung thư ở giai đoạn đầu. Qua đó điều trị bệnh hiệu quả hơn và nâng cao tỷ lệ sống.

Câu hỏi thường gặp

Ung thư dạ dày có di truyền không?

Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày có thể gia tăng người đó có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày hoặc mắc các bệnh lý di truyền trong gia đình như hội chứng Lynch, đa polyp tuyến gia đình, hội chứng Peutz-Jeghers, hội chứng Li-Fraumeni,…

Ung thư dạ dày có lây không?

Ung thư dạ dày không lây sang người khác khi tiếp xúc thông thường hoặc sử dụng chung vật dụng sinh hoạt, ăn uống.

Có thể phòng ngừa ung thư dạ dày không?

Ung thư dạ dày có thể phòng ngừa bằng cách thực hiện tầm soát ung thư định kỳ, điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học hơn, xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, duy trì mức cân nặng ổn định,…

Tài liệu tham khảo:

1. Cleveland Clinic. Stomach Cancer. 17 05 2022. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15812-stomach-cancer (đã truy cập 19 07 2023).

2. American Cancer Society. Alcohol Use and Cancer. 09 06 2020. https://www.cancer.org/cancer/risk-prevention/diet-physical-activity/alcohol-use-and-cancer.htm (đã truy cập 19 07 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

33 + 45 = ?