Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Bạn đang bị cơn ho kéo dài dù đã sử dụng rất nhiều loại thuốc ho? Áp dụng rất nhiều biện pháp hỗ trợ giúp giảm cơn ho nhưng vẫn không đỡ? Bạn đang suy nghĩ cơn ho này có liên quan tới căn bệnh trào ngược dạ dày mà bản thân đang mắc phải? Như vậy, hãy cùng Endo Clinic tìm hiểu nguyên nhân trào ngược dạ dày gây ho và cách điều trị hiệu quả trong bài viết sau nhé!

Bạn cần lưu ý:

  • Trào ngược dạ dày là tình trạng acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Bài viết này sử dụng thuật ngữ Trào ngược dạ dày với mục đích tiếp cận được với nhiều bạn đọc hơn. Theo chuẩn chuyên môn, bệnh lý này có tên chính xác là Trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chính xác nhất, bạn nên đến phòng khám uy tín để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.

Tìm hiểu trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch acid từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản. Đây là bệnh lý phổ biến với các triệu chứng thường gặp là ợ nóng, ợ trớ, đau thượng vị, buồn nôn,… Không chỉ vậy, ở một số bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày còn biểu hiện triệu chứng ho kéo dài (ho mạn tính).

Bệnh trào ngược dạ dày có gây ho không?

Trào ngược dạ dày là bệnh lý có thể gây ho. Sau một thời gian, có thể dẫn đến khàn giọng do ho kéo dài gây tổn thương dây thanh quản, ảnh hưởng đến sinh hoạt người bệnh. Có 2 cơ chế được đưa ra để giải thích cho tình trạng trào ngược dạ dày gây ho.

Cơ chế đầu tiên giải thích nguyên nhân gây ra ho là do phản xạ tự nhiên của cơ thể khi có axit dạ dày hoặc thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản. 

Ngoài ra, cơ chế thứ hai lý giải rằng axit dạ dày trào ngược lên đến trong thanh quản và hầu họng gây kích ứng niêm mạc dẫn đến ho. Cơ chế này có tên gọi là trào ngược hầu họng – thanh quản (LPR).

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có gây ho kéo dài không
Bệnh trào ngược dạ dày có gây ho không?

Trào ngược dạ dày gây ho – làm sao để nhận biết?

Cơn ho do trào ngược dạ dày thường diễn ra chủ yếu vào ban đêm. Vậy nên, bạn cần lưu ý những thời điểm sinh hoạt trong ngày sau đây để dễ dàng nhận ra cơn ho gây ra bởi tình trạng trào ngược dạ dày.

Nhận biết cơn ho kéo dài do bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Nhận biết cơn ho kéo dài do bị trào ngược dạ dày thực quản

Các đặc điểm nhận biết cơn ho do trào ngược dạ dày gồm:

  • Ho chủ yếu vào ban đêm.
  • Ho sau bữa ăn.
  • Ho khi đang nằm.
  • Ho không liên quan đến tình trạng hen suyễn hay chảy dịch mũi.
  • Ho nhưng kết quả chụp X-quang lồng ngực không phát hiện bất thường. 
  • Ho kéo dài nhưng không rõ nguyên do.

Bên cạnh đó, ngoài triệu chứng ho kéo dài, người bệnh còn có thể xuất hiện thêm nhiều triệu chứng trào ngược dạ dày đi kèm khác

Các triệu chứng khác có thể đi kèm ho mạn tính là:

> Xem thêm: Trào ngược dạ dày – thực quản có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày gây ho kéo dài phải điều trị ra sao?

Để điều trị trào ngược dạ dày gây ho kéo dài thì bạn cần phải chữa nguyên nhân chính là bệnh trào ngược dạ dày. Tùy vào tình trạng và nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị trào ngược dạ dày phù hợp, sử dụng thuốc điều trị hoặc phẫu thuật.

Cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có gây ho kéo dài
Cách điều trị trào ngược dạ dày gây ho kéo dài

Các nhóm thuốc chữa trào ngược dạ dày phổ biến là:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
  • Thuốc kháng histamin H2
  • Thuốc trung hòa acid dạ dày (Antacid)
  • Thuốc điều hòa nhu động ruột (Prokinetic)

Lưu ý, việc dùng thuốc cần có sự kê đơn và tư vấn của bác sĩ. Nhằm giúp đưa ra cách sử dụng thuốc đúng cách, liều lượng thích hợp và hạn chế các tác dụng phụ.

Tìm hiểu thêm:

Thói quen nào giúp giảm ho do trào ngược dạ dày?

Thói quen giúp người bệnh trào ngược dạ dày gây ho có thể kiểm soát được bệnh đó là tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng lời dặn của bác sĩ. Ngoài ra, còn phải thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống. Để biết chính xác cách điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp với tình trạng sức khỏe, người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ.

Thói quen giảm ho do bị trào ngược dạ dày thực quản
Một số thói quen giảm ho do bị trào ngược dạ dày

Một số cách giảm trào ngược dạ dày gây ho kéo dài gồm:

  • Hạn chế ăn một số loại thực phẩm như đồ ăn nhiều chất béo, đồ chiên rán, thức ăn cay, bạc hà, sô cô la, rượu bia,…
  • Chia khẩu phần ăn thành 5 – 6 bữa nhỏ.
  • Ăn chậm nhai kỹ và tránh ăn quá nhiều. 
  • Chú ý ngồi thẳng khi ăn.
  • Hạn chế ăn trước khi đi ngủ.
  • Không nằm ngay sau khi ăn ít nhất 3 giờ.
  • Kê cao đầu khi ngủ.
  • Ngừng hút thuốc lá.
  • Giảm cân nếu cần thiết.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái sau khi ăn.

Nhìn chung, trào ngược dạ dày gây ho có thể do phản xạ tự nhiên khi acid dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản hoặc tình trạng trào ngược hầu họng thanh quản (LPR). Bởi vậy nên khi có triệu chứng ho do trào ngược dạ dày cần gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị bệnh để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng, giúp người bệnh sớm hồi phục sức khỏe.

Mời bạn tìm hiểu thêm về bệnh:

Câu hỏi thường gặp

Bệnh trào ngược dạ dày có gây ho không?

Trào ngược dạ dày có thể gây ho. Theo nghiên cứu, có khoảng 25% các trường hợp ho mạn tính đều do trào ngược dạ dày gây ra.

Có mẹo nào chữa trào ngược dạ dày gây ho dứt điểm không?

Hiện tại, chưa có mẹo nào chữa trào ngược dạ dày gây ho dứt điểm. Chỉ có một số lưu ý trong sinh hoạt hỗ trợ làm giảm triệu chứng ho như là hạn chế thực phẩm chiên xào, dầu mỡ và tránh rượu bia, cà phê, nước có gas. Cách tốt nhất để dứt điểm cơn ho đó là tuân thủ điều trị theo bác sĩ.

Tài liệu tham khảo:

1. Michael Kerr. Acid Reflux and Coughing. 04 04 2023. https://www.healthline.com/health/gerd/coughing (đã truy cập 05 07 2023).

2. Cleveland Clinic. GERD (Chronic Acid Reflux). 06 12 2019. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17019-gerd-or-acid-reflux-or-heartburn-overview (đã truy cập 05 07 2023).

3. Jayne Leonard. What’s the connection between acid reflux and coughing? 19 02 2017. https://www.medicalnewstoday.com/articles/315888 (đã truy cập 05 07 2023).

4. Robin Madell. Surgery Options for GERD. 31 05 2023. https://www.healthline.com/health/gerd/surgery (đã truy cập 05 07 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

33 + 45 = ?