Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Việc sử dụng thực phẩm và các loại gia vị cay có thể góp phần kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng khi thưởng thức. Tuy nhiên, có không ít trường hợp ăn cay bị đau bụng đi kèm nhiều triệu chứng khó chịu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy nguyên nhân ăn cay đau bụng là gì? Làm thế nào để khắc phục và phòng ngừa tình trạng này? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu triệu chứng đau bụng là gì?

Đau bụng là tình trạng đau hoặc khó chịu ở vùng bụng, có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục. Trong đó, đau bụng sau khi ăn cay là tình trạng khá phổ biến. Ngoài triệu chứng đau bụng, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng kèm theo khác như ợ chua, buồn nôn và nôn, nóng rát ở dạ dày,…

Nguyên nhân ăn cay bị đau bụng

Đồ cay khi được dùng với lượng phù hợp có thể mang đến lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, hợp chất Capsaicin trong ớt sẽ gây kích ứng và nóng rát khi tiếp xúc với niêm mạc dạ dày hoặc ruột, khiến dạ dày bị viêm và gây ra cảm giác đau.

Một số trường hợp ăn ớt quá nhiều có thể bị rối loạn tiêu hóa, đường ruột dẫn tới tiêu chảy. Thậm chí là gây viêm dạ dày (đau ở thượng vị) với các dấu hiệu nhận biết như buồn nôn, nôn, ợ chua, trào ngược axit,… Đặc biệt triệu chứng ăn cay bị đau bụng có thể trở nặng hơn ở những người có tiền sử bị viêm – loét dạ dày.

đau bụng do ăn cay

Ăn cay có gây loét dạ dày không?

Thức ăn cay không phải là nguyên nhân gây loét dạ dày. Thực tế, chất Capsaicin trong ớt đã được chứng minh là có khả năng ức chế vi khuẩn Hp – nguyên nhân phổ biến gây ra vết loét dạ dày. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng cho thấy Capsaicin có thể ức chế sản xuất acid trong dạ dày. Nhờ đó ngăn ngừa sự phát triển của vết loét ở những người dùng thuốc chống viêm không steroid.

Cách khắc phục đau bụng khi ăn cay

Để cải thiện tình trạng đau bụng do ăn cay, Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng một số cách dưới đây. Lưu ý, đây là những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên tham vấn ý kiến từ bác sĩ để áp dụng phù hợp và an toàn.

Những cách giảm triệu chứng đau bụng, khó chịu khi ăn cay tại nhà gồm có:

Sử dụng thuốc điều trị

Thuốc kháng acid, thuốc ức chế bài tiết dịch vị dạ dày, thuốc chống co thắt dạ dày,… là một số loại thuốc thường được chỉ định để giảm đau bụng. Nhưng để mang lại hiệu quả tốt nhất, Cô Chú, Anh Chị nên tham vấn ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng.

Uống sữa

Cô Chú, Anh Chị có thể uống sữa để giảm cảm giác đau bụng sau khi ăn cay. Bởi sữa có chứa Casein, một loại protein giúp phân hủy Capsaicin trong ớt và làm dịu cảm giác nóng rát trong dạ dày.

Ăn sữa chua

Sữa chua rất giàu men vi sinh, giúp cải thiện hoạt động đường ruột và giảm bớt sự khó chịu ở dạ dày. Vì thế, Cô Chú, Anh Chị có thể ăn sữa chua để xoa dịu cảm giác đau bụng do ăn cay.

ăn cay đau bụng
Tương tự như sữa, sữa chua cũng giúp xoa dịu cảm giác khó chịu do thức ăn cay gây ra, nhờ chứa protein casein có khả năng trung hòa Capsaicin.

Mời tham khảo các triệu chứng khác:

Cách ngăn ngừa đau bụng sau khi ăn cay

Có rất nhiều cách giúp ngăn ngừa cảm giác đau bụng, khó chịu sau khi ăn cay. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo:

Gợi ý những cách ngăn ngừa ăn cay bị đau bụng:

  • Dùng ớt với lượng hợp lý, người trưởng thành không ăn quá một quả ớt cỡ vừa hoặc chỉ nên ăn 1-2 ngày/lần (khoảng 10g/lần).
  • Ăn nhẹ trước khi ăn đồ cay, và ăn xen kẽ món cay với các món khác sẽ giúp giảm tác hại của chất Capsaicin khi nạp quá nhiều vào cơ thể.
  • Những người có vấn đề về dạ dày nên hạn chế ăn ớt.
  • Nên ăn món cay để nguội, nhằm tránh tổn hại tới dạ dày, thực quản.
  • Uống thêm sữa tươi, sữa chua, trà giải nhiệt,… để giúp giảm bớt tình trạng cay nóng.
  • Ăn những loại trái cây có vị chua cũng hỗ trợ giảm vị cay ở đầu lưỡi.
  • Uống nhiều nước có thể giúp làm loãng tác dụng của capsaicin và giảm bớt sự khó chịu ở dạ dày.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Mặc dù tình trạng ăn cay bị đau bụng khá phổ biến, nhưng Cô Chú, Anh Chị không nên chủ quan, hãy đến gặp bác sĩ nếu cơn đau bụng kéo dài và ngày càng nghiêm trọng. Trường hợp Cô Chú, Anh Chị có vấn đề về tiêu hóa như viêm – loét dạ dày nên sớm thăm khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

Hiện nay, Endo Clinic là địa chỉ nhận được nhiều sự tin tưởng từ Quý khách hàng về dịch vụ Nội soi, Chẩn đoán và Điều trị bệnh lý tiêu hóa. Bằng kiến thức chuyên môn giỏi và kinh nghiệm dày dặn trong nhiều năm, các bác sĩ tại Endo Clinic sẽ thăm khám lâm sàng kỹ càng và chỉ định cận lâm sàng phù hợp. Người bệnh hoàn toàn an tâm phác đồ điều trị được bác sĩ xây dựng theo chuẩn Guideline với thuốc kê đơn Brandname, giúp rút ngắn thời gian phục hồi bệnh tối ưu.

Đặc biệt, Endo Clinic còn kết hợp dịch vụ Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) với máy móc hiện đại, tiên tiến, đảm bảo thời gian quan sát ít nhất 7 phút, hạn chế bỏ sót các tổn thương. Qua đó, tăng tỷ lệ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác tới 90% – 95%.

nguyên nhân ăn cay bị đau bụng
Endo Clinic trang bị các hệ thống máy nội soi tiên tiến nhất cho hình ảnh rõ nét để Bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Quy trình khám chữa bệnh tại Endo Clinic nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, thuận tiện cho Khách hàng hoàn tất khám bệnh trong ngày. Cùng với đó, chi phí thăm khám và điều trị công khai rõ ràng, giúp Khách hàng yên tâm khi sử dụng dịch vụ.

Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất, vui lòng liên hệ Hotline 028 5678 9999 hoặc đặt lịch khám.

Câu hỏi thường gặp

Vì sao ăn cay bị đau bụng?

Ăn cay bị đau bụng có thể do chất Capsaicin gây nóng, bỏng rát niêm mạc dạ dày (khi ăn cay quá nhiều). Hoặc ở những người bị viêm – loét dạ dày, tình trạng đau bụng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi ăn cay.

Có những cách chữa đau bụng do ăn cay nào?

Một số cách khắc phục đau bụng do ăn cay là sử dụng thuốc, uống sữa, ăn sữa chua. Đối với việc dùng thuốc, Cô Chú, Anh Chị tuyệt đối không tự ý sử dụng, mà cần có sự chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ ảnh hưởng sức khoẻ.

Ăn cay đau bụng kéo dài có cần khi khám không?

Thông thường, tình trạng đau bụng có thể tự khỏi trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Thế nhưng, nếu cơn đau bụng kéo dài và có xu hướng nghiêm trọng hơn thì Cô Chú, Anh Chị nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có cách điều trị phù hợp.

Tài liệu tham khảo

1. Trung tâm nội soi & chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa Endo Clinic.

2. Medical Health Authority. Why Does My Stomach Hurt After Eating Spicy Food? https://medicalhealthauthority.com/info/stomach-hurts-after-eating-spicy-food.html (đã truy cập 22 08 2023).

3. Edwin McDonald, MD. A hot topic: Are spicy foods healthy or dangerous? 23 09 2018. https://www.uchicagomedicine.org/forefront/health-and-wellness-articles/spicy-foods-healthy-or-dangerous (đã truy cập 22 08 2023).

4. InstaCare. Home Remedy For Upset Stomach From Spicy Food. 29 05 2023. https://instacare.pk/blog/home-remedy-for-upset-stomach-from-spicy-food (đã truy cập 22 08 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

27 + 28 = ?