Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Đau bụng, buồn nôn, chóng mặt là tình trạng mà một số người gặp phải trong sinh hoạt hàng ngày. Các triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột trong thời gian ngắn hoặc kéo dài dai dẳng. Khi đó, Cô Chú, Anh Chị không nên cố gắng chịu đựng mà nên đi khám ngay để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và tìm ra hướng điều trị phù hợp.

Lưu ý

Các thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán từ bác sĩ có chuyên môn. Cô Chú, Anh Chị nên thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh lý chính xác nhất.

Nguyên nhân đau bụng buồn nôn chóng mặt

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng chóng mặt buồn nôn, điển hình như xuất huyết dạ dày, viêm dạ dày ruột, hội chứng Dumping (dạ dày rỗng), rối loạn lo âu,… Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà mức độ triệu chứng có thể khác nhau.

Xuất huyết tiêu hóa trên 

Xuất huyết tiêu hóa trên là tình trạng chảy máu xảy ra ở thực quản, dạ dày, hoặc đoạn đầu của ruột non (tá tràng). Trong đó, một vài nguyên nhân phổ biến bao gồm loét dạ dày – tá tràng, bệnh Crohn, vỡ giãn tĩnh mạch thực quản,… Triệu chứng thường gặp của bệnh là đau thượng vị, buồn nôn, nôn ra máu, chóng mặt, mệt mỏi, phân có màu đỏ tươi hoặc hắc ín,… Xuất huyết tiêu hóa trên là tình trạng nguy hiểm, cần được can thiệp y tế kịp thời.

Xuất huyết tiêu hóa trên nguyên nhân gây đau bụng buồn nôn chóng mặt
Loét dạ dày – tá tràng nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày, khiến người bệnh bị đau bụng, buồn nôn, chóng mặt (Ảnh minh họa sưu tầm).

Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột xảy ra khi dạ dày và ruột bị viêm nhiễm do virus hoặc vi khuẩn. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như đau thượng vị, buồn nôn, nôn, chóng mặt, tiêu chảy, sốt,… Hầu hết các trường hợp viêm dạ dày ruột thường là do virus, và bệnh có thể tự khỏi ngay sau đó. Tuy nhiên, nếu gặp tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày, kèm theo sốt cao, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân đen hoặc có máu, dấu hiệu mất nước (mắt trũng, khát nước, nước tiểu đậm,…) thì người bệnh cần đi khám ngay.

Hội chứng Dumping 

Hội chứng Dumping xảy ra khi thức ăn di chuyển từ dạ dày đến ruột non quá nhanh, từ đó có thể gây nên triệu chứng co thắt dạ dày, buồn nôn, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh, tiêu chảy,… Hội chứng này khá phổ biến ở những người làm phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày.

Hội chứng Hangover

Hội chứng Hangover là tập hợp các dấu hiệu và triệu chứng khó chịu sau khi uống quá nhiều bia rượu. Thông thường sau một đêm uống rượu, vào buổi sáng hôm sau, Cô Chú, Anh Chị có thể cảm thấy bụng cồn cào, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, giảm khả năng tập trung,… Tuy nhiên, hầu hết các triệu chứng thường sẽ thuyên giảm sau 24 giờ.

Mang thai 

Phụ nữ mang thai có thể gặp tình trạng đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, nhịp tim cao trong giai đoạn thai kỳ. Những triệu chứng này là bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, khi có biểu hiện chóng mặt và đau đầu dữ dội, thai phụ nên đến gặp bác sĩ ngay.

Rối loạn lo âu

Nếu thường xuyên căng thẳng và lo lắng, Cô Chú, Anh Chị có thể gặp dấu hiệu buồn nôn, đau bụng, chóng mặt, đau đầu, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh,… Đây là những phản ứng của cơ thể để “trốn tránh” cảm xúc lo lắng cực độ.

Đau bụng buồn nôn chóng mặt có nguy hiểm không?

Khi các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, chóng mặt xảy ra cùng lúc có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cô Chú, Anh Chị cần gặp bác sĩ để thăm khám và có cách điều trị phù hợp.

Đau bụng chóng mặt buồn nôn: Khi nào nên gặp bác sĩ?

Cô Chú, Anh Chị nên đi khám nếu triệu chứng chóng mặt, buồn nôn kèm theo đau bụng kéo dài, hoặc xuất hiện các biểu hiện bất thường như:

  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy không kiểm soát
  • Có máu trong nước tiểu hoặc phân
  • Sốt cao
  • Đau ở vai hoặc ở cổ
  • Đau vùng chậu
  • Mất ý thức
  • Chán ăn
  • Sụt cân.
Đau bụng chóng mặt buồn nôn: Khi nào nên gặp bác sĩ?
Lưu ý, bụng cồn cào, buồn nôn, chóng mặt và đi ngoài ra máu là dấu hiệu cần được cấp cứu kịp thời.

Cách chẩn đoán và điều trị nguyên nhân gây đau bụng, chóng mặt và buồn nôn

Chẩn đoán là bước quan trọng để xác định nguyên nhân gây đau bụng, buồn nôn kèm chóng mặt. Sau khi tìm ra nguyên nhân chính xác, bác sĩ sẽ lập ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Chẩn đoán

Bác sĩ cần dựa trên việc khám lâm sàng và thực hiện những cận lâm sàng cần thiết:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra sơ bộ vùng bụng của bệnh nhân và đặt ra một số câu hỏi liên quan triệu chứng, tiền sử bệnh lý,…
  • Cận lâm sàng: Dựa vào các kết quả lâm sàng, bác sĩ có thể tiếp tục chỉ định các phương pháp như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phân, nội soi tiêu hóa, chụp X-quang,… để tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng.
chẩn đoán và điều trị nguyên nhân gây đau bụng, chóng mặt và buồn nôn
Nội soi không chỉ chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa thông thường, mà còn có thể phát hiện ung thư tiêu hóa ở giai đoạn sớm (Ảnh minh họa sưu tầm).

Cách điều trị

Triệu chứng đau bụng, buồn nôn, chóng mặt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tùy nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp.  Lưu ý, với các bệnh lý liên quan tiêu hóa, Cô Chú, Anh Chị nên đến cơ sở uy tín để điều trị hiệu quả.

Trung tâm endoclinic.vn tự hào là trung tâm chuyên sâu chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hóa được nhiều khách hàng đánh giá cao. Tại đây có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và hệ thống thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán chính xác.

Đặc biệt, trung tâm endoclinic.vn còn là một trong những đơn vị hiếm hoi được Sở Y tế TP. HCM cấp phép hoạt động dịch vụ Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) theo quy trình đạt chuẩn. Dịch vụ này không chỉ đảm bảo tỷ lệ chẩn đoán nguyên nhân chính xác 90 – 95%, mà còn giúp Khách hàng giảm lo lắng và căng thẳng khi nội soi.

Nội soi không chỉ chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa thông thường, mà còn có thể phát hiện ung thư tiêu hóa ở giai đoạn sớm.
Trung tâm endoclinic.vn luôn nỗ lực để Quý khách tiếp cận dịch vụ nội soi không đau theo quy trình chuẩn với mức chi phí hợp lý.

Nhiều Khách hàng cũng an tâm vì chi phí thăm khám và điều trị luôn được bác sĩ tư vấn rõ ràng. Đặc biệt, các bác sĩ còn ưu tiên kê toa thuốc điều trị chính hãng 100%, giúp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí điều trị, giảm khả năng kháng thuốc và hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

Đặt hẹn tại đây để được phòng khám sắp xếp lịch khám nhanh chóng với bác sĩ giỏi: Đặt lịch khám tiêu hóa.

Cách giảm nhẹ triệu chứng đau bụng, chóng mặt, buồn nôn

Đối với tình trạng chóng mặt, buồn nôn, đau bụng ở mức độ nhẹ, Cô Chú, Anh Chị có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây ngay tại nhà:

  • Nên nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động đến khi hết chóng mặt.
  • Uống nhiều nước để tránh cơ thể mất nước.
  • Chườm ấm bụng để làm giảm cơn đau bụng.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều gia vị, đồ ăn cay nóng, thực phầm chứa nhiều đường, muối, hoặc dầu mỡ.
  • Hạn chế uống cà phê, bia, rượu vì chúng có thể làm triệu chứng thêm trầm trọng.
  • Sử dụng các loại thảo mộc để giảm cơn buồn nôn như gừng, bạc hà, quế,…

Nếu đã áp dụng các biện pháp ở trên mà triệu chứng đau bụng buồn nôn chóng mặt vẫn không thuyên giảm thì Cô Chú, Anh Chị nên đi khám ngay, tránh biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

Câu hỏi thường gặp

Đau bụng buồn nôn chóng mặt là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau bụng chóng mặt buồn nôn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như xuất huyết tiêu hóa trên, viêm dạ dày ruột, hội chứng Dumping,… Người bệnh nên điều trị sớm để cải thiện chất lượng cuộc sống, ngăn ngừa biến chứng không mong muốn.

Người bị đau bụng chóng mặt buồn nôn khi nào nên thăm khám?

Cô Chú, Anh Chị nên gặp bác sĩ nếu tình trạng đau bụng, chóng mặt, buồn nôn kéo dài, không thuyên giảm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như sốt, nôn mửa, tiêu chảy, đau vùng chậu, chán ăn,…

Nên làm gì để giảm nhẹ tình trạng đau bụng, buồn nôn, chóng mặt?

Người bệnh nên có một chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt lành mạnh như uống nhiều nước, sử dụng thảo mộc (gừng, bạc hà, quế), hạn chế bia rượu, chườm ấm bụng, dành thời gian nghỉ ngơi và hạn chế vận động,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

56 + 54 = ?