Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Một số người thường bị nôn đi kèm với một số triệu chứng khác như chướng bụng, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, ợ hơi,… Tình trạng này có thể do một số nguyên nhân liên quan đến hệ tiêu hóa, tình trạng nhiễm trùng, hệ thần kinh trung ương,… Vậy sau khi nôn nên làm gì để nhanh hồi phục sức khỏe? Mời Cô Chú, Anh Chị cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Vừa nôn ói xong nên làm gì?
Sau khi vừa nôn xong nên làm gì?

Nghỉ ngơi sau khi nôn

Sau khi nôn, dạ dày cần được nghỉ ngơi. Vì thế, bệnh nhân nên tránh ăn uống và hạn chế các hoạt động di chuyển, vận động mạnh. Thay vào đó, người bệnh nên nghỉ ngơi trong tư thế ngồi trong ít nhất 1 giờ hoặc cho đến khi không cảm thấy muốn nôn. 

Bổ sung đủ nước

Sau khi nôn người bệnh nên bổ sung đủ nước để tránh mất nước. Theo đó, một số loại nước có thể sử dụng sau khi nôn bao gồm nước lọc, nước cung cấp điện giải, nước dừa tươi, nước chanh muối,… Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh các loại thức uống như sữa, nước ngọt có ga, trà, cà phê… Hơn nữa, trong khoảng 3 – 4 giờ đầu sau khi nôn, người bệnh nên cố gắng uống từng ngụm nước nhỏ sau mỗi 5 – 10 phút.

vừa nôn ói xong nên uống gì?
Cần bổ sung đủ nước sau khu vừa ôn xong

Chia nhỏ bữa ăn

Nhiều Cô Chú, Anh Chị băn khoăn không biết sau khi nôn nên làm gì? Sau khi nôn, thay vì ăn 3 bữa lớn mỗi ngày, người bệnh nên ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên trong ngày. Đây là cách giúp dạ dày tiêu hóa lượng nhỏ thức ăn, từ đó giảm áp lực cho đường tiêu hóa và ít gây kích ứng cho niêm mạc dạ dày và ruột.

Ăn thực phẩm dễ tiêu hóa

Theo gợi ý từ bác sĩ, người bệnh sau khi nôn nên ăn những thức ăn có vị nhạt và dễ tiêu như thực phẩm giàu tinh bột để quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, tránh gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột. Một số thực phẩm dễ tiêu hóa bao gồm bột yến mạch, sữa chua nguyên chất, bánh mì, bánh quy giòn,…

vừa nôn ói xong nên ăn gì?
Nên ăn thực phẩm dễ tiêu hóa sau khi nôn ói xong

Hạn chế thực phẩm gây nôn và buồn nôn

Bệnh nhân nên tránh các loại thực phẩm có thể làm kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến tình trạng buồn nôn và nôn. Theo đó, các thực phẩm gây nôn bao gồm thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao (rau sống, nước ép rau củ,…), thức ăn béo, nhiều dầu mỡ, thức ăn cay và thức ăn có đường,… cho đến khi dạ dày ổn định trở lại.

sau khi vừa nôn xong nên hạn chế ăn gì?
Hạn chế dùng thực phẩm gây nôn và nôn như thực phẩm nhiều chất béo sau khi nôn xong

Tránh tiếp xúc mùi hương mạnh

Sau khi nôn nên làm gì? Những mùi hương mạnh có thể gây ra tình trạng nôn trớ, thậm chí gây nôn. Vì thế, bệnh nhân sau khi nôn nên tránh các thực phẩm hoặc chất có mùi mạnh như thức ăn cay, thức ăn nóng, mùi khói thuốc, nước hoa,…

Mời Cô Chú, Anh Chị xem triệu chứng khác:

Tránh sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc sau khi nôn có thể gây kích ứng dạ dày và gây nôn. Cụ thể, bệnh nhân nên tránh dùng một số loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), aspirin,…. Trường hợp sử dụng một số loại thuốc kháng sinh có thể kèm theo tác dụng phụ gây nôn. Lúc này, người bệnh có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để hạn chế triệu chứng buồn nôn khi sử dụng thuốc.

Sau khi nôn có nên uống thuốc không?
Tránh sử dụng một số loại thuốc sau khi nôn xong

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giải đáp thắc mắc sau khi nôn nên làm gì của một số Cô Chú, Anh Chị. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng những cách trên nhưng tình trạng nôn vẫn tiếp diễn hơn 24 tiếng hoặc kèm theo các dấu hiệu như có lẫn máu trong chất nôn, mất nước, chóng mặt, đau đầu,… thì bệnh nhân nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.

> Tìm hiểu thêm: Uống rượu nôn ra máu có sao không?

Đặc biệt, tình trạng nôn kèm theo các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày – tá tràng, hội chứng ruột kích thích,… Vì thế, Cô Chú, Anh Chị nên lựa chọn phòng khám uy tín để kiểm tra và tìm ra bệnh lý chính xác, từ đó có hướng điều trị đúng.

endoclinic.vn – Phòng khám chuyên sâu Nội soi và Chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa uy tín

endoclinic.vn là phòng khám tiêu hóa cung cấp dịch vụ Nội soi và Chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa nhận được sự tin chọn bền vững từ rất nhiều khách hàng. Sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn đến từ các bệnh viện lớn tại TP. HCM, endoclinic.vn cam kết thực hiện quá trình thăm khám kỹ càng, chẩn đoán chính xác và lập phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

Song song đó, endoclinic.vn còn đầu tư nhiều trang thiết bị y tế tiên tiến như máy chụp hình, máy siêu âm, máy nội soi Olympus,… giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. Kết hợp áp dụng quy trình Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) đảm bảo kết quả chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa lên đến 90 – 95% và tầm soát ung thư chính xác tới 95 – 99%. 

Bị nôn liên tục phải làm sao
endoclinic.vn cung cấp dịch vụ Nội soi Không Đau chuẩn quốc tế không chỉ tăng tỷ lệ phát hiện tổn thương trong ống tiêu hóa mà còn mang đến trải nghiệm thoải mái cho bệnh nhân.

>> Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến vấn đề tiêu hóa, Cô Chú Anh Chị hãy liên hệ noisoitieuhoa.com để được tư vấn chi tiết về dịch vụ hoặc đặt lịch hẹn khám sớm nhé.

Câu hỏi thường gặp

Vừa nôn xong nên uống gì?

Sau khi nôn người bệnh nên bổ sung đủ nước để tránh mất nước. Theo đó, một số loại nước có thể sử dụng sau khi nôn bao gồm nước lọc, nước cung cấp điện giải, nước dừa tươi, nước chanh muối,… Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh các loại thức uống như sữa, nước ngọt có ga, trà, cà phê…

Có nên ăn sữa chua sau khi nôn không?

Bệnh nhân có thể ăn sữa chua sau khi nôn, vì đây là thực phẩm dễ tiêu hóa, hạn chế kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột.

Có nên ăn ngay sau khi nôn không?

Khi vừa mới nôn xong, Cô Chú, Anh Chị không nên ăn ngay mà nên nghỉ ngơi khoảng 3 – 4 giờ. Sau khi cảm thấy khỏe hơn thì Cô Chú, Anh Chị nên uống từng ngụm nước nhỏ rồi mới ăn lại.

Sau khi nôn nên làm gì?

Sau khi nôn bênh nhân nên nghỉ ngơi, bổ sung đủ nước, ăn thực phẩm dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn, tránh sử dụng thuốc, thực phẩm cay, nóng, khó tiêu, những chất hoặc vật có mùi hương mạnh.

Nôn xong nên ăn gì?

Người bệnh sau khi nôn nên ăn những thức ăn có vị nhạt và dễ tiêu như thực phẩm giàu tinh bột để quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, tránh gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột.

Tài liệu tham khảo

1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic

2. Caitlin Geng. What to do after vomiting? 29 07 2021 https://www.medicalnewstoday.com/articles/what-to-do-after-vomiting (đã truy cập 22 08 2023).

3. Cleveland Clinic. Vomiting 101: Why You Throw Up and the Best Way To Recover. 05 04 2022. https://health.clevelandclinic.org/vomiting-101-why-you-throw-up-and-the-best-way-to-recover/ (đã truy cập 22 08 2023).

4. Heritage Urgent & Primary Care. What To Do After Vomiting? https://www.heritageucpc.com/what-to-do-after-vomiting/ (đã truy cập 22 08 2023).

5. Kristina Duda, RN. How to Stop Throwing Up. 19 05 2023. https://www.verywellhealth.com/how-to-stop-throwing-up-tips-and-treatments-770364 (đã truy cập 22 08 2023).

6. Annette McDermott . How to stop throwing up and ways to find nausea relief. 17 07 2023. https://www.healthline.com/health/how-to-stop-vomiting-remedies#aromatherapy. (đã truy cập 22 08 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

33 + 45 = ?