1. ĐAU ĐẦU LÀ GÌ?

Đau đầu là cảm giác đau vùng đầu và đau không liên quan đến sự phân bố dây thần kinh.

Có 4 câu hỏi cần xem xét giúp hướng dẫn xử trí:

  • Đây có phải là một cơn đau đầu sấm sét?
  • Đây là một cơn đau đầu mới hay dai dẳng?
  • Có các triệu chứng thần kinh khu trú không?
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng không?
Nguyên nhân gây đau đầu
Đâu đầu là gì? Nguyên nhân của triệu chứng đau đầu thường gặp

2. CÁC LOẠI ĐAU ĐẦU THƯỜNG GẶP LÀ GÌ?

2.1. Chứng đau nửa đầu

  • Đau nhói ở một bên đầu kèm buồn nôn, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng.

2.2. Đau đầu do xoang

Đau cố định ở vùng phía sau khuôn mặt kèm nghẹt mũi. Loại này có thể dẫn đến:

  • Đau sâu và liên tục ở gò má, trán hoặc sống mũi.
  • Đau trở nên tồi tệ hơn khi cử động đầu đột ngột hoặc căng thẳng.
  • Đau cùng với các triệu chứng xoang khác, như chảy dịch mũi, cảm giác đầy tai, sốt.

2.2. Đau đầu do xoang

Với kiểu đau đầu này, có thể bạn sẽ nhận thấy:

  • Đau dữ dội ở một bên đầu. Mọi người thường mô tả nó như đốt cháy, xuyên qua, đau nhói, hoặc liên tục.
  • Đau sau hoặc xung quanh một bên mắt không đổi bên.
  • Đau kéo dài trong thời gian ngắn, thường là 30 đến 90 phút (nhưng có thể kéo dài 3 giờ). Cơn đau đầu sẽ biến mất, chỉ quay lại sau ngày hôm đó. (Hầu hết những người mắc loại này đều bị đau đầu từ một đến ba cơn, và một số lên đến tám cơn mỗi ngày, trong một thời kỳ cụm).
  • Nhức đầu xảy ra rất thường xuyên, thường vào cùng một thời điểm mỗi ngày và thường đánh thức người bệnh vào cùng một thời điểm trong đêm.

2.3. Đau đầu căng thẳng

Cơn đau âm ỉ, ổn định, giống như một sợi dây quấn quanh đầu. Có các loại:

  • Đau đầu căng thẳng từng đợt (xảy ra ít hơn 15 ngày mỗi tháng):
    • Đau ở mức độ nhẹ đến trung bình, liên tục, đau theo hình dải hoặc căng.
    • Đau ảnh hưởng đến phía trước, trên hoặc hai bên của đầu.
    • Cơn đau thường bắt đầu từ từ và thường xảy ra vào giữa ngày.
    • Cơn đau có thể kéo dài 30 phút đến vài ngày.
  • Đau đầu căng thẳng mãn tính (xảy ra hơn 15 ngày mỗi tháng):
    • Mức độ đau có thể thay đổi trong ngày, nhưng cơn đau hầu như luôn xuất hiện.
    • Cơn đau đến và biến mất trong một thời gian dài.

 

Các triệu chứng của đau đầu do căng thẳng bao gồm:

  • Đau đầu khi thức dậy
  • Khó ngủ và ngủ không sâu giấc
  • Mệt mỏi mãn tính
  • Cáu kỉnh
  • Khó tập trung
  • Nhạy cảm nhẹ với ánh sáng hoặc tiếng ồn
  • Đau cơ nói chung

3. TIẾP CẬN MỘT TRƯỜNG HỢP ĐAU ĐẦU

2.2. Đau đầu do xoang

  • Đau đầu từ lúc nào mới phát hiện hay nhiều lần. Nếu đau đầu nhiều lần có thể là đau đầu căng cơ hay đau đầu migraine.
  • Nếu mới bị lần đầu, đau đầu dữ dội và xảy ra khi gắng sức: xuất huyết màng não.
  • Tiền căn có chấn thương sọ não hay không?
  • Yếu tố khởi phát là gì?
  • Kiểu đau đầu như thế nào?
    – Đau đầu theo nhịp mạch thường là đau đầu migraine.
    – Đau đầu âm ỉ có thể là đau đầu căng cơ.
đau đầu là dấu hiệu của triệu chứng bệnh gì?

CÁC TRIỆU CHỨNG BÁO ĐỘNG TÌNH TRẠNG BỆNH NẶNG CỦA ĐAU ĐẦU

  • Xảy ra đột ngột khi bệnh nhân gắng sức: xuất huyết não, màng não.
    Dấu thần kinh định vị: u não, tai biến mạch máu não…
  • Tình trạng đau đầu càng ngày càng tăng: tổn thương choán chỗ (u, tụ máu).
  • Có bất thường về dấu hiệu sinh tồn như sốt, huyết áp tăng, mạch chậm: viêm màng não, máu tụ ngoài màng cứng cấp.
  • Đau đầu với cường độ dữ dội: xuất huyết màng não…
  • Co giật: u não.

ĐẶC TÍNH CỦA ĐAU ĐẦU QUAN TRỌNG GIÚP CHẨN ĐOÁN

Tính chất cơn đau

– Đau đầu từng cơn: migraine.

– Đau âm ỉ, liên tục: đau đầu căng cơ.

– Đau đột ngột và dữ dội: xuất huyết màng não.

Thời gian xảy ra đau đầu

– Đau đầu migraine thường xảy ra buổi sáng.

– Đau đầu căng cơ xảy ra khi làm việc căng thẳng.

– Đau đầu tăng nhiều vào ban đêm hay khi nằm thường gặp trong tăng áp lực nội sọ.

Các triệu chứng kèm theo

– Nôn ói, sợ ánh sáng có thể gặp trong migraine hay hội chứng màng não.
– Sung huyết niêm mạc mắt, nghẹt mũi gặp trong đau đầu từng cụm.

Tính chất cơn đau

– Đau nửa đầu là đặc tính đặc biệt của đau đầu migraine, cũng có thể gặp trong u não.

– Đau đầu sau gáy: tổn thương cột sống cổ hay hố sau.

– Đau đầu vùng trán, mặt: viêm xoang.

– Đau vùng hốc mắt: tăng nhãn áp.

Tính chất cơn đau

– Đau đầu theo nhịp mạch thường là đau đầu migraine, nhiễm trùng.

– Đau đầu âm ỉ gặp trong đau đầu căng cơ.

Các yếu tố làm tăng và giảm cơn đau

– Đau đầu migraine hay tăng áp lực nội sọ đau tăng khi gắng sức.

– Đau đầu căng cơ giảm khi nghỉ ngơi.

4. PHÂN LOẠI

Theo phân loại quốc tế đau đầu III (ICHD – 3) năm 2013

Đau đầu nguyên phát

Triệu chứng chủ yếu là đau đầu, không có các triệu chứng của tổn thương nào khác:

  • Migraine
  • Đau đầu căng thẳng
  • Đau đầu thần kinh thực vật
  • Đau đầu nguyên phát khác

Theo hiệp hội đau đầu thế giới, có 3 loại đau đầu thường gặp

  • Đau đầu căng cơ
  • Đau đầu migraine
  • Đau đầu từng cụm

Đau đầu thứ phát

  • Đau đầu do chấn thương đầu và hoặc cổ
  • Đau đầu do bệnh mạch máu vùng cổ hoặc sọ
  • Đau đầu do bệnh nội sọ không do mạch máu
  • Đau đầu do thuốc hay cai thuốc
  • Đau đầu do nhiễm trùng
  • Đau đầu, mặt do rối loạn ở hộp sọ, tai mũi họng, xoang
  • Đau đầu do rối loạn tâm thần

Đau thần kinh sọ và các đau mặt khác

  • Đau thần kinh sọ và các đau mặt khác
  • Các đau đầu khác
  • Hình ảnh học: chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT scan), chụp cộng hưởng từ não (MRI), chụp mạch số hóa xóa nền,…
  • Trắc nghiệm thần kinh – tâm lý.

5. CẬN LÂM SÀNG CẦN THỰC HIỆN ĐỂ CHẨN ĐOÁN ĐAU ĐẦU

  • Cắt lớp vi tính sọ não (CT scan) khi nghi ngờ tổn thương choán chỗ, xuất huyết màng não, tai biến mạch máu não…
  • Chụp cộng hưởng từ não và mạch máu não (MRI, MRA) tổn thương choán chỗ, dị dạng mạch máu.

Xem thêm >> HbA1C là gì? Có ý nghĩa như thế nào với người bị tiểu đường

  • Chọc dò dịch não tủy: viêm màng não.
  • Mạch não đồ: phình động mạch, dị dạng mạch máu…
  • Xét nghiệm máu: tốc độ máu lắng, đường huyết glucose máu

 

KẾT LUẬN:

  • Đau đầu là cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng đầu hoặc mặt.
  • Đau đầu có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Nếu là thứ phát thì do bệnh lý khác gây ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Harrison’s Principles of Internal Medicine. 19th Edition. McGraw-Hill. 2015
  2. Headache. John Hopkins

TIN SỨC KHỎE

Tổng hợp tin sức khỏe tiêu hóa, cẩm nang sức khỏe tiêu hóa. Nếu nội dung Quý khách quan tâm chưa có, Quý khách có thể liên hệ để đặt câu hỏi với bác sĩ để được tư vấn.

Đặt Lịch Khám Endo Clinic

Endo Clinic

Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01

ĐẶT LỊCH NỘI SOI TIÊU HÓA

Đặt lịch nội soi hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

    Có Bảo Hiểm Y Tế

    ĐẶT LỊCH KHÁM TIÊU HÓA

    Đặt lịch khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

      Có Bảo Hiểm Y Tế

      Đặt Lịch Khám Endo Clinic

      Endo Clinic

      Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

      THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01