Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Khó tiêu, buồn nôn là những triệu chứng tiêu hóa phổ biến. Tuy nhiên, nếu hai triệu chứng này xảy ra cùng một lúc và kéo dài thì có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây ăn không tiêu buồn nôn là gì và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về tình trạng khó tiêu, buồn nôn

Khó tiêu là tình trạng đau vùng thượng vị hoặc nóng rát vùng thượng vị sau khi ăn, do quá trình tiêu hóa ở dạ dày gặp vấn đề. Còn buồn nôn là cảm giác khó chịu ở dạ dày, khiến người bệnh liên tục muốn nôn ra. 

Khó tiêu và buồn nôn không phải là một bệnh lý cụ thể, mà là triệu chứng của một vài vấn đề sức khỏe khác nhau. Trường hợp nghiêm trọng hơn, hai triệu chứng này xảy ra cùng lúc có thể cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm và cần được thăm khám ngay.

khó tiêu buồn nôn
Buồn nôn và khó tiêu có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần sớm thăm khám và điều trị.

Yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây khó tiêu, buồn nôn

Khó tiêu buồn nôn có thể xuất phát từ các nguyên nhân như bệnh lý liên quan đến tiêu hóa (viêm dạ dày, rối loạn nhu động dạ dày – tá tràng,…) hoặc các nguyên nhân khác như mang thai, tác dụng phụ của thuốc. 

Rối loạn nhu động dạ dày – tá tràng

Rối loạn nhu động dạ dày – tá tràng khiến tốc độ làm rỗng dạ dày bị chậm lại, làm giảm khả năng giãn dạ dày và khiến dạ dày, tá tràng trở nên nhạy cảm hơn. Các rối loạn nhu động này làm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày, gây khó tiêu, buồn nôn, chướng bụng, đau thượng vị sau ăn,…

Nhiễm vi khuẩn Hp

Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là tình trạng vi khuẩn Hp xâm nhập vào niêm mạc dạ dày và là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm dạ dày và loét dạ dày. Thông thường nhiễm khuẩn Hp không quá nguy hiểm, nhưng trong một số trường hợp điều này có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, khó tiêu, nôn, sụt cân,…

Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là hiện tượng viêm ở niêm mạc dạ dày. Các triệu chứng của viêm dạ dày thường bao gồm buồn nôn, khó tiêu, đau thượng vị, đầy hơi, chán ăn,… hay nghiêm trọng hơn là xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, đau bụng kèm sốt,…

nguyên nhân ăn khó tiêu buồn nôn
Viêm dạ dày là một trong những nguyên nhân gây khó tiêu buồn nôn mà người bệnh cần lưu ý.

Loét dạ dày – tá tràng

Loét dạ dày – tá tràng là tình trạng bên trong dạ dày và đoạn đầu tá tràng xuất hiện các vết loét. Các triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, chẳng hạn như đau thượng vị, đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn ói, ợ hơi, đầy hơi, cảm giác no nhanh,…

Tham khảo thêm >> Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng

Trào ngược dạ dày – thực quản

Trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng axit dạ dày và thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh gồm ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, khó tiêu, buồn nôn, đau tức ngực,…

Liệt dạ dày

Liệt dạ dày là một rối loạn chức năng ở dạ dày, gây trì hoãn việc tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Thức ăn nếu ở lâu trong dạ dày có thể cứng lại, gây khó tiêu, buồn nôn, cảm thấy nhanh no, đau bụng, chán ăn,…

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến với sự xuất hiện của các cơn đau dạ dày, cảm giác khó chịu ở dạ dày và sự thay đổi trong thói quen đi tiêu. Các triệu chứng của bệnh thường gặp là thay đổi tần suất đi tiêu, khó tiêu, buồn nôn, đau bụng,…

nguyên nhân bị khó tiêu buồn nôn
Hội chứng ruột kích thích có thể do các nguyên nhân như căng thẳng, co thắt cơ trong ruột, nhiễm trùng ống tiêu hóa,…

Mang thai

Sự thay đổi nội tiết tố và phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai cũng là một nguyên nhân dẫn đến triệu chứng buồn nôn, nôn, khó tiêu, ợ nóng,… Đặc biệt trong 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai rất dễ bị ốm nghén, buồn nôn và nôn khi cảm thấy mùi khó chịu hoặc nhìn thấy thức ăn.

Tác dụng phụ của thuốc

Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc kháng sinh, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim,… cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như khó tiêu, buồn nôn, nôn,…

Mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo thêm:

Ăn uống khó tiêu, buồn nôn có nguy hiểm không?

Tình trạng không tiêu, buồn nôn nếu cứ kéo dài và không thuyên giảm có thể khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, thiếu hụt dưỡng chất, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần.

Chưa kể, nếu đây là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý tiêu hóa mà không điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Chẳng hạn như khó tiêu, buồn nôn do trào ngược dạ dày – thực quản có thể gây viêm thực quản, thực quản Barrett,… hay buồn nôn khó tiêu do viêm dạ dày có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày,…

Khi nào cần đi khám?

Cô Chú, Anh Chị bị khó tiêu, buồn nôn nếu có kèm theo các dấu hiệu sau thì nên đi khám càng sớm càng tốt:

Trường hợp nghiêm trọng hơn, tình trạng khó tiêu, buồn nôn kéo dài không giảm mà còn kèm theo các triệu chứng sau thì Cô Chú, Anh Chị nên đi gặp bác sĩ ngay:

  • Khó thở, đổ mồ hôi.
  • Đau ngực khi căng thẳng, hoạt động mạnh.
bác sĩ tư vấn triệu chứng ăn vào không tiêu buồn nôn
Cô Chú, Anh Chị nên sớm gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị nếu khó tiêu buồn nôn kéo dài hoặc đi kèm các dấu hiệu bất thường.

> Tìm hiểu thêm: Sau khi nôn nên làm gì để nhanh hồi phục?

Cách chẩn đoán triệu chứng ăn không tiêu, buồn nôn

Để chẩn đoán nguyên nhân gây buồn nôn và khó tiêu, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh một số câu hỏi về tình trạng sức khỏe, triệu chứng, tiểu sử bệnh lý cá nhân và gia đình. Từ đó đưa ra các nhận định ban đầu và chỉ định cận lâm sàng phù hợp để chẩn đoán chính xác hơn.

Một số cận lâm sàng chẩn đoán không tiêu buồn nôn có thể được chỉ định gồm:

  • Xét nghiệm: Xét nghiệm giúp bác sĩ xác định người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không thông qua xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phân,…
  • Nội soi ống tiêu hóa trên: Nội soi giúp bác sĩ nhanh chóng phát hiện ra các tổn thương bên trong thực quản và dạ dày, từ đó xác định các nguyên nhân bệnh lý gây khó tiêu, buồn nôn chính xác hơn.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, siêu âm,… giúp bác sĩ quan sát được bên trong dạ dày, thực quản, tá tràng và phát hiện các bất thường ở ống tiêu hóa trên.

Cách điều trị ăn không tiêu, buồn nôn

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị khác nhau, phù hợp với người bệnh. Vì vậy, Cô Chú, Anh Chị đang gặp phải tình trạng ăn vào không tiêu buồn nôn thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

Lưu ý, đối với phụ nữ mang thai có triệu chứng khó tiêu, buồn nôn thì không nên tùy ý sử dụng thuốc mà nên nhanh chóng đi khám để có biện pháp điều trị phù hợp.

Endo Clinic là phòng khám chuyên sâu về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa được nhiều khách hàng tin chọn tại TP.HCM. Tại đây, đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và giỏi chuyên môn sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận và chỉ định đúng – đủ cận lâm sàng cho bệnh nhân.

Kết hợp cùng trang thiết bị chẩn đoán hiện đại và quy trình Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) chuẩn quốc tế, cam kết thời gian quan sát ít nhất 7 phút. Qua đó, bác sĩ có thể nhanh chóng phát hiện các tổn thương và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh có tỷ lệ chính xác đến 90 – 95%.

Nội soi tìm nguyên nhân khó tiêu buồn nôn
Nội soi được xem là “tiêu chuẩn vàng” giúp chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh nhanh chóng và có độ chính xác cao.

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân và kê đơn thuốc Brand-name chính hãng để tăng hiệu quả điều trị, giúp người bệnh sớm hồi phục sức khỏe.

> Đặt hẹn khám bệnh với bác sĩ Endo Clinic ngay hôm nay!

Cách làm giảm triệu chứng buồn nôn, khó tiêu

Để giảm nhẹ triệu chứng buồn nôn khó tiêu, người bệnh nên điều chỉnh thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt theo lời khuyên của bác sĩ. Các cách giảm nhẹ triệu chứng cụ thể như sau:

  • Ăn chậm, nhai kỹ: Ăn chậm và nhai kỹ giúp thức ăn được nghiền nhỏ, dễ tiêu hóa hơn và giảm nguy cơ khó tiêu, đầy hơi. 
  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ: Chia nhỏ bữa ăn giúp người bệnh kiểm soát được lượng thức ăn, ăn đủ dưỡng chất, tiêu hóa tốt hơn, giảm tình trạng buồn nôn và khó tiêu.
  • Hạn chế thực phẩm không tốt cho tiêu hóa: Người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa như đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, thực ăn dạng đặc,… Đồng thời bổ sung thực phẩm nhạt dễ tiêu như chuối, gạo, sốt táo, bánh quy giòn,…
  • Sử dụng thảo dược: Một số loại thảo dược như gừng, quế, bạc hà,… cũng hỗ trợ làm giảm tình trạng buồn nôn, khó tiêu.
  • Tập thể dục thường xuyên: Rèn luyện cơ thể hàng ngày để nâng cao sức khỏe thể chất, thư giãn tinh thần và kiểm soát cân nặng, hạn chế khó tiêu, buồn nôn.

Nhìn chung, khó tiêu, buồn nôn thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên hai triệu chứng này vẫn có thể là dấu hiệu cho những bệnh lý tiềm ẩn, cần sớm thăm khám và điều trị nếu diễn ra dai dẳng hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường khác. Tốt nhất Cô Chú, Anh Chị vẫn nên gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp.

Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu các triệu chứng khác:

Câu hỏi thường gặp

Ăn không tiêu buồn nôn cảnh báo bệnh gì?

Ăn uống khó tiêu buồn nôn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm dạ dày, rối loạn nhu động dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng ruột kích thích, loét dạ dày – tá tràng,…

Ăn không tiêu buồn nôn có cần khám bác sĩ không?

Khi bị buồn nôn khó tiêu, Cô Chú, Anh Chị nên theo dõi sức khỏe và nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài hoặc đi cùng các triệu chứng bất thường như nôn ra máu, đi tiêu phân đen, khó nuốt, khó thở,…

Có cách nào trị ăn không tiêu buồn nôn tại nhà không?

Cô Chú, Anh Chị có thể giảm nhẹ triệu chứng khó tiêu buồn nôn bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống như ăn chậm nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn, hạn chế thực phẩm không tốt cho tiêu hóa,… Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm khó tiêu buồn nôn, Cô Chú, Anh Chị vẫn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Nguồn tham khảo:

1. Helen Colledge. H. pylori Infection. 06 02 2023. https://www.healthline.com/health/helicobacter-pylori (đã truy cập 16 08 2023).

2. Cleveland Clinic. Gastritis. 14 07 2023. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10349-gastritis (đã truy cập 16 08 2023).

3. Jennifer Huizen. Nausea and GERD: Causes, symptoms, and treatment. 28 04 2021. https://www.medicalnewstoday.com/articles/gerd-nausea (đã truy cập 16 08 2023).

4. Cleveland Clinic. Gastroparesis. 20 03 2023. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15522-gastroparesis (đã truy cập 16 08 2023).

5. NHS. Indigestion and heartburn in pregnancy. 02 12 2020. https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/indigestion-and-heartburn/ (đã truy cập 16 08 2023).

6. Sandy Calhoun Rice. Why Do I Have Indigestion? 07 12 2021. https://www.healthline.com/health/indigestion (đã truy cập 16 08 2023).

7. Mayo Clinic Staff. Indigestion. 07 07 2023. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/indigestion/symptoms-causes/syc-20352211 (đã truy cập 16 08 2023).

8. Alina Petre, MS, RD (NL). Natural Ways to Get Rid of Nausea, Plus Tips. 13 06 2023. https://www.healthline.com/nutrition/nausea-remedies (đã truy cập 16 08 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

33 + 45 = ?