Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Cảm giác đánh răng buồn nôn có thể là một phản ứng bình thường của cơ thể nhưng đôi lúc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vài tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác. Vậy đánh răng buồn nôn nguyên nhân do đâu và làm thế nào để khắc phục? Cùng Endo Clinic tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

Tình trạng buồn nôn là gì?

Buồn nôn là cảm giác khó chịu ở cuống họng hoặc dạ dày và muốn nôn hết ra ngoài. Trong đó, buồn nôn khi đánh răng là tình trạng thường gặp ở nhiều người, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây đánh răng bị buồn nôn

Buồn nôn khi đánh răng có thể do nhiều nguyên nhân như các bệnh lý về răng miệng, đường hô hấp, đường tiêu hóa hay các yếu tố nguy cơ như mùi vị của kem đánh răng, thói quen ăn uống,… Cụ thể như sau.

Bệnh lý răng miệng

Một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, tổn thương tủy răng, viêm quanh răng do vôi răng, mọc răng khôn, áp xe răng,… có thể gây cảm giác buồn nôn khi đánh răng. Ngoài ra, việc đưa bàn chải vào sâu vòm họng có thể làm kích thích thụ thể thần kinh và dẫn đến buồn nôn.

đánh răng bị buồn nôn do bệnh về răng
Gặp phải vấn đề răng miệng cũng có thể gây buồn nôn khi đánh răng.

> Tìm hiểu thêm: Sau khi nôn nên làm gì để nhanh hồi phục?

Bệnh lý đường hô hấp

Cảm giác buồn nôn khi đánh răng còn có thể xuất phát từ các bệnh lý ở đường hô hấp. Chẳng hạn như viêm amidan, viêm họng hạt, viêm họng cấp tính hoặc mạn tính, viêm xoang, viêm phế quản mạn tính,…

Bệnh lý đường tiêu hóa

Các bệnh lý đường tiêu hóa như loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản, hẹp môn vị,… cũng có thể dẫn đến tình trạng buồn nôn khi đánh răng. Không chỉ gây buồn nôn, các bệnh này còn có các triệu chứng khác như ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng,…

Mang thai

Mang thai cũng là một nguyên nhân dẫn đến đánh răng bị buồn nôn, đặc biệt là phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thường bị ốm nghén. Tình trạng buồn nôn khi đánh răng có thể do thay đổi nội tiết tố khi mang thai, tăng sự nhạy cảm về mùi vị hoặc bị trào ngược axit dạ dày.

Một số yếu tố nguy cơ gây đánh răng buồn nôn:

  • Mùi vị của kem đánh răng gây cảm giác khó chịu khi đánh răng.
  • Sử dụng nhiều chất kích thích như uống rượu bia, hút thuốc lá.
  • Ăn nhiều và ăn muộn vào buổi tối.
  • Ăn thực phẩm nhiều gia vị bột ngọt, ớt, tiêu,…

Cách khắc phục tình trạng đánh răng bị buồn nôn

Để giảm tình trạng buồn nôn khi đánh răng, Cô Chú, Anh Chị nên thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ. Chi tiết như sau.

  • Thay đổi loại kem đánh răng với mùi vị dễ chịu hơn.
  • Không dùng nhiều kem đánh răng trong một lần đánh răng.
  • Dùng bàn chải mềm và có kích thước phù hợp với khoang miệng.
  • Khi đánh răng nên thả lỏng cơ thể, hít thở bằng mũi, không chải răng quá nhanh và mạnh, không đưa bàn chải vào sâu hầu họng.
  • Giảm thời gian đánh răng, lược bớt việc dùng chỉ nha khoa
  • Hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá, cà phê.
  • Không nên ăn quá khuya.
buồn nôn khi đánh răng
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống để làm giảm cảm giác buồn nôn khi đánh răng.

Nếu nghi ngờ đánh răng bị buồn nôn do các bệnh lý hô hấp hoặc răng miệng, người bệnh nên nhanh chóng gặp bác sĩ chuyên khoa hô hấp hoặc răng hàm mặt để thăm khám và có cách điều trị phù hợp. Nếu liên quan đến bệnh lý tiêu hóa, người bệnh nên chọn phòng khám chuyên sâu về các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa để điều trị hiệu quả hơn. 

Endo Clinic là phòng khám hiếm hoi chuyên sâu về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa tại TP.HCM. Phòng khám có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm giúp chỉ định đúng – đủ cận lâm sàng và lập phác đồ điều trị tối ưu cho từng bệnh nhân.

Theo đó, bác sĩ sẽ kết hợp hệ thống thiết bị chẩn đoán hiện đại và quy trình Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) chuẩn quốc tế để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh với tỷ lệ chính xác đến 90 – 95%. Qua đó giúp bệnh nhân điều trị đúng bệnh, sớm phục hồi sức khỏe và ngăn ngừa triệu chứng quay lại.

> Đặt hẹn khám bệnh với bác sĩ Endo Clinic ngay!

bác sĩ tư vấn tình trạng đánh răng mà buồn nôn
Quy trình khám chữa bệnh Endo Clinic nhanh chóng, tiết kiệm tối đa thời gian cho khách hàng.

Nhìn chung, đánh răng buồn nôn là một tình trạng thường gặp, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như bệnh lý hoặc thói quen ăn uống, sinh hoạt. Nếu cảm giác buồn nôn khi đánh răng kéo dài hoặc đã áp dụng những cách khắc phục ở trên mà không hiệu quả, Cô Chú, Anh Chị nên gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.

Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu các triệu chứng khác:

Câu hỏi thường gặp

Đánh răng bị buồn nôn cảnh báo bệnh gì?

Đánh răng buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến răng miệng, hô hấp, hoặc tiêu hóa. Cô Chú, Anh Chị nên sớm thăm khám và điều trị để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đánh răng bị buồn nôn có phải là dấu hiệu mang thai không?

Đôi khi, buồn nôn khi đánh răng cũng có thể là dấu hiệu của việc mang thai. Tuy nhiên, để xác định chính xác hơn về việc mang thai cần phải xem xét thêm các triệu chứng khác và áp dụng các phương pháp chẩn đoán như thử thai, siêu âm.

Làm thế nào để giảm buồn nôn khi đánh răng?

Để giảm buồn nôn khi đánh răng, Cô Chú, Anh Chị có thể đổi sang loại kem đánh răng mới dịu nhẹ hơn, dùng bàn chải mềm và phù hợp với khoang miệng, không đánh quá nhanh và mạnh, hạn chế dùng rượu bia hay thuốc lá,…

Tài liệu tham khảo:

1. Rachel Nall, MSN, CRNA. Everything You Should Know About Nausea. 30 04 2019. https://www.healthline.com/health/nausea (đã truy cập 18 08 2023).

2. Medical Health Authority. Vomiting While Brushing Teeth: Is It a Sign of Pregnancy? https://medicalhealthauthority.com/info/vomiting-while-brushing-teeth-sign-of-pregnancy.html (đã truy cập 18 08 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

56 + 54 = ?