HỒI HỘP

1. THẾ NÀO LÀ HỒI HỘP, ĐÁNH TRỐNG NGỰC?

  • Đánh trống ngực là cảm giác thấy tim đập mạnh và đập nhanh.
  • Đánh trống ngực có thể được kết hợp với cảm giác “nhịp bị bỏ qua” riêng lẻ hoặc, nếu tình trạng đánh trống ngực kéo dài, có thể có cảm giác rung hoặc đầy ở ngực.
  • Đánh trống ngực đôi khi lành tính nhưng trong nhiều trường hợp nó có thể liên quan đến rối loạn nhịp nghiêm trọng. Chính vì vậy tất cả bệnh nhân hồi hộp, đánh trống ngực nên được đánh giá và khám tim mạch cẩn thận.
NGUYÊN NHÂN GÂY HỒI HỘP

2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠN ĐÁNH TRỐNG NGỰC

  • Khởi phát đột ngột
  • Kéo dài hay thoáng qua
  • Mức độ nhiều hay ít
  • Yếu tố thúc đẩy: gắng sức, xúc động, tư thế
  • Triệu chứng kèm theo: chóng mặt, ngất, đau ngựcmệt

Các dấu hiệu nguy hiểm cần đi khám ngay khi đánh trống ngực kèm các triệu chứng sau:

Các biểu hiện sau gợi ý hướng tới bệnh lý nguyên nhân nguy hiểm:

  • Choáng váng hoặc ngất
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Tiền sử gia đình có ngất hay tử vong đột ngột

3. CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP

Đánh trống ngực có thể do nhiều nguyên nhân nhưng nguy hiểm nhất là do rối loạn nhịp. Các nguyên nhân sau:

Gắng sức, xúc động mạnh, sốt cao.

Cường giáp do tăng lượng hormon giáp kích thích tim co bóp mạnh.

Thuốc lá, cà phê, trà, rượu, thuốc epinephrine, aminophyline, atropine, IMAO…

Phụ nữ khi mang thai hường bị đánh trống ngực và hầu hết không có rối loạn nhịp nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ có vấn đề về nhịp tim tiềm ẩn trước khi mang thai, tần suất đánh trống ngực có thể tăng lên do sự thay đổi bình thường của nồng độ hormone và những thay đổi trong lưu lượng máu xảy ra khi tim thích nghi với việc bơm thêm máu đến tử cung và phát triển thai nhi.

Hở van động mạch chủ: một lượng máu trong lòng động mạch chủ trào ngược về thất trái trong thời kỳ tâm trương khiến cho thể tích tâm trương của thất trái gia tăng. Do đó đến thời kỳ tâm thu, thất trái bóp ra một lượng máu rất nhiều làm tăng động vùng trước tim, gốc động mạch chủ gây cảm giác đánh trống ngực.

Rối loạn nhịp tim:

  • Nhịp nhanh xoang (nhịp nhanh, đều): nguyên nhân thường gặp nhất khiến nhịp tim nhanh là do thuốc, gồm có caffeine, rượu, và các thuốc kích thích như cocaine; salbutamol để điều trị hen. Lo lắng và cường giáp cũng là nguyên nhân làm nhịp tim tăng gây hồi hộp.
  • Ngoại tâm thu: ngoại tâm thu xuất hiện khi tế bào cơ tim phát ra xung động điện ngoài xung động nhịp nhàng bình thường và gây co cơ tim. Sau một nhát ngoại tâm thu, tim sẽ nghỉ lâu hơn bình thường nên cảm giác như bị mất nhịp.
  • Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất và gây ra nhịp tim không đều, thường là nhanh. Bệnh thường gặp khi bạn lớn tuổi, bị tăng huyết áp và mắc bệnh tim mạch tiềm ẩn. Uống rượu quá mức và cường giáp cũng có thể khởi phát rung nhĩ.
  • Nhịp nhanh trên thất: Đây cũng là một nguyên nhân khác gây hồi hộp. Tim sẽ đập thật nhanh sau đó ngưng lại hoặc đập chậm lại. Một số người nhận thấy cơn nhịp nhanh của họ khởi phát khi gắng sức, xúc động, khi uống rượu hoặc cafe.
  • Rối loạn nhịp thất: dạng rối loạn nhịp này ít gặp hơn nhưng thường nguy hiểm hơn các rối loạn nhịp nhĩ như rung nhĩ hay nhịp nhanh trên thất. Chẩn đoán được thực hiện bằng việc đo điện tâm đồ. Những người bị rối loạn nhịp thất cần đến bác sĩ tim mạch khám để có hướng điều trị thích hợp.

Tần suất xuất hiện các nguyên nhân gây đánh trống ngực như sau:

  • Tâm lý 31%
  • Rung nhĩ 16%
  • Nhịp nhanh trên thất 10%
  • Thuốc 6%
  • Bệnh tim cấu trúc 3%
  • Nhịp nhanh thất 2%

4. CẬN LÂM SÀNG KIỂM TRA ĐÁNH TRỐNG NGỰC

  • Cảm giác nóng rát ở ngực (ợ nóng), thường là sau khi ăn, có thể nặng hơn vào ban đêm
  • Tức ngực
  • Khó nuốt
  • Khó tiêu do axit
  • Khó thở
  • Buồn nôn, nôn
  • Ho khan
  • Miệng tiết nhiều nước bọt, hôi miệng, mòn men răng

KẾT LUẬN:

  • Đánh trống ngực là triệu chứng hay gặp nhưng không mang tính đặc hiệu.
  • Đánh trống ngực không phải là triệu chứng chỉ ra các bệnh lý rối loạn nhịp nặng nhưng đánh trống ngực ở bênh nhân có bệnh tim cấu trúc hay bất thường trên điện tâm đồ có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm.
  • Cần đo điện tâm đồ khi xuất hiện triệu chứng, điện tâm đồ bình thường trong khoảng thời gian không triệu chứng không cho phép loại trừ các bệnh lý nguy hiểm.

Tài liệu tham khảo:

  1. Nội khoa cơ sở – Triệu chứng học Nội khoa tập I, các Bộ môn Nội, Trường Đại Học Y Hà Nội (2003). Nhà xuất bản Y học.
  2. Triệu chứng học nội khoa, Bộ môn Nội, Đại Học Y Dược TP.HCM (2012). Nhà xuất bản Y học.
  3. Bate’s Guide to Physical Examination and History Taking, ấn bản lần thứ 12 (2017). Nhà xuất bản Lippincott Williams & Wilkins.

TIN SỨC KHỎE

Tổng hợp tin sức khỏe tiêu hóa, cẩm nang sức khỏe tiêu hóa. Nếu nội dung Quý khách quan tâm chưa có, Quý khách có thể liên hệ để đặt câu hỏi với bác sĩ để được tư vấn.

Đặt Lịch Khám Endo Clinic

Endo Clinic

Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01

ĐẶT LỊCH NỘI SOI TIÊU HÓA

Đặt lịch nội soi hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

    Có Bảo Hiểm Y Tế

    ĐẶT LỊCH KHÁM TIÊU HÓA

    Đặt lịch khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

      Có Bảo Hiểm Y Tế

      Đặt Lịch Khám Endo Clinic

      Endo Clinic

      Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

      THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01