Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

HbA1C được xem là một chỉ số đường huyết quan trọng dùng trong chẩn đoán và theo dõi diễn biến bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Tuy nhiên, những hiểu biết về HbA1C của bệnh nhân vẫn còn hạn chế. Vậy HbA1C là gì? Xét nghiệm HbA1C là gì? Chỉ số HbA1C bao nhiêu là nguy hiểm? Hãy cùng phòng khám Nội Soi Tiêu Hóa tìm hiểu nhé!

HbA1C là gì?

HbA1C là một dạng hemoglobin có đường glucose gắn vào, dùng để đánh giá tình trạng bệnh lý của bệnh nhân tiểu đường và các vấn đề liên quan. HbA1C hay là Hemoglobin glycate hoá (huyết sắc tố) là một loại protein tồn tại trong hồng cầu, đóng vai trò vận chuyển oxy đi khắp cơ thể người. Ở người có lượng đường trong máu cao, tỷ lệ hemoglobin được gắn glucose cũng sẽ gia tăng.

HbA1C là gì? Bạn có biết
Tổng hợp thông tin cơ bản về xét nghiệm HbA1C

Chỉ số HbA1C là gì?

Chỉ số HbA1C là một chỉ số trong xét nghiệm máu giúp xác định nồng độ đường trung bình có trong máu trong vòng 2 – 3 tháng. Chỉ số HbA1C hay là chỉ số Hemoglobin A1C có đơn vị là %, có giá trị bình thường ở mức dưới mức 5,7%.

Chỉ số HbA1C là gì?
Chỉ số xét nghiệm HbA1C là gì?

Chỉ số HbA1C còn được sử dụng để làm căn cứ chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường (tiểu đường). Khi có dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, nghĩa là nồng độ glucose máu tăng cao, làm số lượng phân tử hemoglobin bị bao phủ bởi đường glucose và tạo thành HbA1C cũng tăng lên.

Từ đó, chỉ số HbA1C tăng và phản ánh tổng quan về lượng đường huyết cũng như đánh giá diễn biến của bệnh đái tháo đường.

Mối tương quan giữa chỉ số HbA1C và chỉ số đường huyết

Dưới đây là bảng thể hiện sự tương quan giữa tỷ lệ HbA1C và nồng độ glucose huyết tương trung bình (mg/dL).

HbA1C (%)Nồng độ glucose huyết tương trung bình (mg/dL)
465
5100
6135
7170
8205
9240
10275
11310
12345
Bảng thể hiện sự tương quan giữa tỷ lệ HbA1C và nồng độ glucose huyết tương trung bình

Tại sao HbA1C là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường?

HbA1C là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường (tiểu đường) vì nó có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các phương pháp khác.

Cụ thể, để chẩn đoán bệnh đái tháo đường còn có xét nghiệm glucose máu lúc đói (FPG) hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT). Cả hai xét nghiệm này chỉ có giá trị tại thời điểm xét nghiệm. Trong khi đó, xét nghiệm HbA1C cho thấy được lượng đường huyết trung bình trong thời gian dài hơn, cụ thể là từ 2 – 3 tháng trước đó.

Bên cạnh đó, xét nghiệm HbA1C đơn giản và dễ thực hiện hơn bởi bệnh nhân không cần nhịn ăn hay uống đồ có cồn trước khi xét nghiệm. Không những vậy, chỉ số HbA1C còn không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý như căng thẳng, hay bệnh tật như các xét nghiệm đường huyết khác.

HbA1C là gì?
HbA1C là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường

Ý nghĩa xét nghiệm chỉ số HbA1C

Ý nghĩa xét nghiệm chỉ số HbA1C là giúp bác sĩ chẩn đoán, tầm soát và phát hiện sớm các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở người bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Chỉ số HbA1C phản ánh tỷ lệ hemoglobin được gắn glucose trong máu so với lượng hemoglobin tổng.

Ý nghĩa xét nghiệm chỉ số HbA1C
Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm HbA1C

Hơn nữa, bởi vì tế bào hồng cầu có vòng đời khoảng 3 tháng, do đó, thông qua việc đo lường chỉ số HbA1C, bác sĩ sẽ biết được lượng đường huyết (glucose máu) trung bình trong vòng 2 – 3 tháng.

Chỉ số HbA1C bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số HBA1C bình thường của một người sẽ có giá trị dưới mức 5,7% trong toàn bộ hemoglibin. Khi chỉ số HbA1C tăng 1% đồng nghĩa với lượng glucuso trong máu tăng thêm 30mg/dl hay 1,7mmol/l.[3]

Tuy nhiên, chỉ số xét nghiệm HbA1C còn phụ thuộc vào độ tuổi, môi trường và một số vấn đề liên quan đến người thực hiện xét nghiệm. Vì vậy, cô chú, anh chị cần tham khảo ý kiến bác sĩ về chỉ số HbA1C của mình.

Chỉ số HbA1C bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là bị đái tháo đường (tiểu đường).
Chỉ số HbA1C bao nhiêu là được xem là bình thường

Chỉ số HbA1C bao nhiêu là bị tiểu đường (đái tháo đường)?

Chỉ số nồng độ HbA1C được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là từ 6,5% trở lên, tức lượng glucuse trong máu đang tăng cao. Lúc này, lượng đường huyết trong cơ thể bệnh nhân đang không được kiểm soát tốt, ngoài bệnh lý tiểu đường, người bệnh có thể mắc các bệnh lý khác như suy thận, ngộ độc chì,…

Nhưng cần lưu ý rằng, chỉ số HbA1C có thể được kiểm soát bởi thuốc, chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp. Vì vậy, cô chú, anh chị cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết nhất để được đưa phác đồ điều trị phù hợp.

Chỉ số HbA1C bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số HbA1C nguy hiểm nằm trên mức 6,5% trong khoảng thời gian dài ở bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường), cho thấy cơ thể đang không kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Về lâu dài có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng ở đa cơ quan như ở tim mạch, hệ thần kinh, mắt, thận,…

Chỉ số HbA1C bao nhiêu là nguy hiểm?
Chỉ số HbA1C bao nhiêu được xem là nguy hiểm?

Đồng thời, đây cũng là dấu hiệu cho thấy việc điều trị bệnh lý đái tháo đường chưa được hiệu quả. Khi này, cô chú, anh chị cần thăm khám bác sĩ để được điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp, từ đó giảm chỉ số HbA1C.

Mức độNồng độ chỉ số HbA1C
Bình thườngDưới 5,7%
Tiền đái tháo đường5,7% đến 6,4%
Đái tháo đường (tiểu đường)Từ 6,5%
Nguy hiểmTừ 6,5% trở lên trong khoảng thời gian dài
Bảng thể hiện mức độ HbA1C trong máu

Cô chú, anh chị có thể tìm hiểu thêm thông tin chỉ số đường huyết bao nhiêu là đái tháo đường (tiểu đường) tại bài viết:

Nguyên nhân chỉ số HbA1C tăng cao

Thông thường, chỉ số HbA1C của người bình thường nằm dưới mức 5,7%. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp chỉ số HbA1C bất thường, trong đó điển hình nhất là do thiếu hụt insulin trong bệnh lý đái tháo đường (tiểu đường).

Nguyên nhân chỉ số HbA1C tăng cao
Nguyên nhân là tăng chỉ số HbA1C

Các nguyên nhân tăng chỉ số HbA1C:

  • Bệnh lý đái tháo đường (tiểu đường)
  • Bệnh lý về gan (Xơ gan, viêm gan, áp xe gan,…)
  • Thừa cân, béo phì
  • Bệnh lý về thận
  • Hút thuốc
  • Thiếu sắt, vitamin B12
  • Uống nhiều bia, rượu
  • Tăng bilirubin máu
  • Uống thuốc aspirin với liều lượng lớn
  • Các bệnh lý thay đổi số lượng và tính chất của hồng cầu (đột biến gen, giảm pH trong hồng cầu, tuổi thọ của hồng cầu gia tăng,…).[4, 5]

Xét nghiệm HbA1C là gì?

Xét nghiệm HbA1C là xét nghiệm thường dùng trong tầm soát, chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh nhân bị đái tháo đường (tiểu đường). Bằng phương pháp định lượng tỷ lệ HbA1C có trong máu từ 5 -12 tuần trước đó. Bên cạnh xét nghiệm đường huyết (glucose máu), xét nghiệm HbA1C cũng là một xét nghiệm thường quy trong khám sức khoẻ tổng quát.

Xét nghiệm HbA1C là gì?
Xét nghiệm chỉ số HbA1C là gì?

Ưu và nhược điểm của xét nghiệm HbA1C

Xét nghiệm định lượng nồng độ HbA1C là xét nghiệm đáng tin cậy trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, bất kỳ phương pháp xét nghiệm nào cũng có ưu và nhược điểm, trong đó có cả xét nghiệm HbA1C. Dưới đây là các ưu điểm của phương pháp xét nghiệm HbA1C.

Ưu điểm của xét nghiệm HbA1C là:

  • Xác định lượng đường huyết (glucose máu) trung bình từ 2 – 3 tháng thông qua tỷ lệ HbA1C.
  • Phương pháp này có thể lấy mẫu xét nghiệp bất kể thời gian nào trong ngày.
  • Bệnh nhân không cần nhịn đói.
  • Nồng độ luôn ổn định trong quá trình bảo quản.

Bên cạnh đó, xét nghiệm HbA1C cũng tồn tại một vài nhược điểm, mà điển hình nhất là chi phí còn cao khi so sánh với các xét nghiệm đường huyết khác.

Nhược điểm của xét nghiệm HbA1C là:

  • Chi phí xét nghiệm HbA1C cao hơn so với xét nghiệm đường huyết khác.
  • Chỉ số HbA1C có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu máu, hemoglobin bất thường, suy thận.
  • Chỉ số HbA1C bị ảnh hưởng bởi thuốc, đặc biệt là thuốc làm thay đổi số lượng hồng cầu.

HbA1C và Glucose: Xét nghiệm nào phù hợp hơn?

Xét nghiệm HbA1Cxét nghiệm đường huyết (glucose máu) đều được sử dụng trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh đái tháo đường (tiểu đường).

Tuy nhiên, xét nghiệm HbA1C có nhiều ưu thế hơn về mặt chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh đái tháo đường bởi vì phương pháp này không bị ảnh hưởng bởi chế độ, thời gian ăn uống. Trong khi đó, xét nghiệm đường huyết chỉ phản ánh được lượng đường huyết (nồng độ glucose máu) tại thời điểm lấy máu.

Vì mỗi cá nhân sẽ có tình trạng bệnh lý và mục tiêu điều trị khác nhau nên cô chú, anh chị cần gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ hiệu quả nhất.

Xét nghiệm HbA1C là gì? 2 điều dưỡng đang chuẩn bị lấy mẫu xét nghiệm cho 2 bệnh nhân
HbA1C và Glucose: Đâu là xét nghiệm phù hợp?

Xét nghiệm HbA1C để làm gì?

Xét nghiệm HbA1C có thể phục vụ cho nhiều mục đích, trong đó phổ biến nhất là chẩn đoán và theo dõi bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Đây là xét nghiệm đơn giản, dễ dàng thực hiện. Do đó, xét nghiệm HbA1C được thực hiện khá phổ biến trên toàn cả nước.

Xét nghiệm HbA1C để làm gì?
Xét nghiệm chỉ số HbA1C để làm gì?

Những ai cần thực hiện xét nghiệm HbA1C:

  • Khám sức khỏe tổng quát định kỳ
  • Theo dõi người bệnh đái tháo đường (tiểu đường)
  • Xét nghiệm HbA1C cho bà bầu
  • Tầm soát bệnh đái tháo đường

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ

Xét nghiệm HbA1C một xét nghiệm đơn giản nhưng rất quan trọng. Vì vậy, xét nghiệm HbA1C thường nằm trong gói khám sức khỏe tổng quát. Việc theo dõi lượng đường huyết (glucose máu) định kỳ sẽ giúp cô chú, anh chị điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt kịp thời nếu như có bất kỳ bất thường nào.

Theo dõi người bệnh đái tháo đường (tiểu đường)

Xét nghiệm HbA1C là phương pháp hiệu quả nhất trong việc theo dõi bệnh nhân đái tháo đường.

Với ưu điểm vượt trội hơn so với các xét nghiệm khác là theo dõi lượng đường huyết (glucose máu) trong khoảng thời gian dài. Xét nghiệm HbA1C là lựa chọn đáng tin cậy cho bác sĩ dễ dàng theo dõi, điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.

Xét nghiệm HbA1C cho bà bầu

Trong giai đoạn thai kỳ, bà bầu có nguy cơ mắc phải tình trạng đái tháo đường thai kỳ hay gọi là tiểu đường thai kỳ. Việc theo dõi chỉ số HbA1C của bà bầu là cần thiết để hỗ trợ cho việc phát hiện bệnh và điều trị.

Tầm soát bệnh đái tháo đường

Chỉ số HbA1C liên quan trực tiếp đến lượng đường huyết và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Do đó, xét nghiệm HbA1C được xem là tiêu chuẩn vàng trong tầm soát bệnh đái tháo đường (tiểu đường).

Những người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 thì nên làm xét nghiệm HbA1C định kỳ mỗi 3 – 6 tháng để dễ theo dõi và kịp thời có kế hoạch chăm sóc sức khoẻ phù hợp, tránh gây biến chứng nguy hiểm.

Một số yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường tuýp 2:

  • Độ tuổi trên 45 tuổi
  • Béo phì, thừa cân
  • Lối sống ít vận động
  • Có tiền sử bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong gia đình
  • Tiền đái tháo đường (prediabetes)
  • Từng bị đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con có cân nặng trên 4kg
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bia
  • Một số chủng tộc nhất định.[6]
Tổng hợp thức ăn nhanh (hamberger, pizza, khoai tây chiên, nước uống có cồn,...) là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường.
Việc ăn thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2

Mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo thêm các loại xét nghiệm khác:

> Chỉ số acid uric cao là bao nhiêu?

> Cách xem nhóm máu trong giấy xét nghiệm?

Chẩn đoán dựa trên kết quả xét nghiệm HbA1C

Kết quả xét nghiệm HbA1C thường được dùng trong chẩn đoán và theo dõi diễn biến của bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Dựa vào chỉ số HbA1C, có thể chẩn đoán tiền đái tháo đường hay mắc bệnh đái tháo đường. Lưu ý, tiền đái tháo đường là tình trạng nồng độ glucose trong máu cao hơn mức bình thường, nhưng vẫn chưa được xem là đái tháo đường.

Dưới đây là danh sách so sánh các chỉ số xét nghiệm HbA1C của những người bình thường, người tiền đái tháo đường và đái tháo đường. Nguồn tham khảo từ tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường của Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2021.

Chẩn đoán đái tháo đường dựa trên kết quả HbA1C theo ADA 2021:

  • Bình thường: Tỷ lệ HbA1C dưới 5,7%.
  • Tiền đái tháo đường: Tỷ lệ HbA1C từ 5,7 – 6,4%.
  • Đái tháo đường: Tỷ lệ HbA1C từ 6,5% trở lên.[7]
Chẩn đoán bệnh đái tháo đường dựa trên kết quả HbA1C theo ADA 2021
Chẩn đoán đái tháo đường dựa trên kết quả HbA1C theo ADA 2021

Cần lưu ý gì trước khi đi xét nghiệm chỉ số HbA1C?

Khác với xét nghiệm đường huyết (xét nghiệm glucose máu) lúc đói, cô chú, anh chị trước khi xét nghiệm HbA1C hầu như không cần phải chuẩn bị gì. Dưới đây là một số lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm HbA1C.

Cần chuẩn bị gì trước khi đi xét nghiệm HbA1C?
Những lưu ý cần chuẩn bị gì trước khi đi xét nghiệm HbA1C

Các lưu ý cần chú ý trước khi xét nghiệm HbA1C:

  • Không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm HbA1C: Khác với xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm HbA1C có thể thực hiện bất kỳ lúc nào, không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm.
  • Không cần ngưng thuốc điều trị đái tháo đường: Bệnh nhân vẫn có thể tiếp tục uống thuốc điều trị đái tháo đường trước khi thực hiện xét nghiệm HbA1C.
  • Trao đổi về toa thuốc đang sử dụng với Bác sĩ: Nhằm hạn chế sự sai lệch kết quả do một số thuốc gây ra.
  • Mặc đồ thoải mái: Giúp thuận tiện trong công tác lấy máu xét nghiệm của điều dưỡng.
Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân những gì cần chuẩn bị trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
Các lưu ý cần chú ý trước khi xét nghiệm HbA1C

Xét nghiệm HbA1C bao nhiêu tiền?

Giá xét nghiệm HbA1C hiện tại không quá cao nên đây là xét nghiệm dễ thực hiện với mọi người. Cô chú, anh chị nên lựa chọn một cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm. Hiện nay, endoclinic.vn cũng đang cung cấp dịch vụ xét nghiệm HbA1C.

Giá xét nghiệm HbA1C tại phòng khám nội soi tiêu hóa endoclinic.vn hiện tại là 155.000 đồng.

Lưu ý, mức giá đề cập ở trên được cập nhật mới nhất tới ngày 26/07/2023. Để cập nhất mức giá mới nhất, cô chú, anh chị vui lòng nhấn vào: Bảng giá dịch vụ xét nghiệm.

Việc theo dõi bệnh lý đái tháo đường cũng quan trọng để đảm bảo việc nội soi an toàn và hiệu quả. Vì thế, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm HbA1C trước khi nội soi tiêu hóa. Để hiểu thêm về dịch vụ nội soi tiêu hóa của endoclinic.vn, mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo thêm tại: Giá dịch vụ nội soi.

Ngoài ra, xét nghiệm HbA1C thường bao gồm trong các gói khám tổng quát và gói tầm soát ung thư. Trong đó, điển hình là gói tầm soát ung thư dạ dàytầm soát ung thư đại tràng.

Xét nghiệm HbA1C bao nhiêu tiền?
Xét nghiệm HbA1C bao nhiêu tiền?

Trên đây là thông tin về xét nghiệm HbA1C và các thông tin về chỉ số HbA1C. Nếu cô chú, anh chị thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ đến với bạn bè, người thân hoặc để lại bình luận nhé!

Câu hỏi thường gặp

Xét nghiệm HbA1C có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm HbA1C không đòi hỏi cô chú, anh chị phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm.

Chỉ số HbA1C bao nhiêu là bị tiểu đường?

Chỉ số nồng độ HbA1C từ 6,5% trở lên sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Khi chỉ số định lượng HbA1C trên 6,5%, cô chú, anh chị nên đi thăm khám bác sĩ để dùng thuốc và có phác đồ điều trị phù hợp.

Chỉ số HbA1C bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số HbA1C được xem là nguy hiểm khi trên 6,5%. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như biến chứng thận, thị giác, thần kinh,…

Ăn gì để ổn định đường huyết?

Khi chỉ số HbA1C trên mức 5,7%, cô chú, anh chị nên chủ động thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

1. Sinh lý học y khoa, 2018, Bộ môn Sinh lý – ĐHYD TPHCM.

2. Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, 2013, PGS.TS. Nguyễn Đạt Anh – DSCKII. Nguyễn Thị Hương.

3. National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. “A1C Test and Diabetes.” National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases, U.S. Department of Health and Human Services, https://www.niddk.nih.gov/health-information/diagnostic-tests/a1c-test. Accessed 27 Feb. 2023.

4. Use of Glycated Haemoglobin (HbA1c) in the Diagnosis of Diabetes Mellitus: Abbreviated Report of a WHO Consultation. Geneva: World Health Organization; 2011. Annex 1, Some of the factors that influence HbA1c and its measurement. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK304266/

5. Novkovic, Biljana. “16 Causes & Of High And Low Hemoglobin A1c (Hba1c) + Health Risks – Selfdecode Labs”. Selfdecode Labs, 2019, https://labs.selfdecode.com/blog/high-hemoglobin-a1c/. Accessed 23 Mar 2023.

6. “Diabetes Risk Factors.” Centers for Disease Control and Prevention, Centers for Disease Control and Prevention, 5 Apr. 2022, https://www.cdc.gov/diabetes/basics/risk-factors.html.

7. “Diabetes Symptoms, Causes, & Treatment – ADA”. Diabetes.Org, 2023, https://diabetes.org/about-diabetes. Accessed 23 Feb 2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

56 + 54 = ?