Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Khi cơn đau thượng vị xảy ra, nhiều người cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để giúp Cô Chú, Anh Chị giảm thiểu triệu chứng này, bài viết dưới đây sẽ bật mí những cách giảm đau vùng thượng vị hiệu quả mà ai cũng có thể thực hiện tại nhà. Hãy cùng endoclinic.vn tìm hiểu ngay!

Tìm hiểu về tình trạng đau thượng vị

Đau thượng vị là triệu chứng đau ở vùng bụng trên (ở giữa 2 bên xương sườn, dưới xương ức và trên rốn). Cơn đau thượng vị thường đi kèm với các triệu chứng tiêu hóa khác như buồn nôn, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua, chán ăn, mất khẩu vị,…

Có nhiều nguyên nhân gây đau thượng vị như chế độ ăn uống không khoa học (ăn quá no, nhịn ăn để bụng quá đói, ăn nhiều thực phẩm cay nóng,…), lối sống không lành mạnh (hút thuốc lá, căng thẳng,…), do các bệnh lý tiêu hóa (viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản, ung thư dạ dày,…).

> Tìm hiểu thêm: Đau thượng vị về đêm biểu hiện thế nào?

Cách giảm đau vùng thượng vị tại nhà

Với trường hợp đau thượng vị ở mức độ nhẹ, Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng một số cách sau đây để giảm bớt triệu chứng tại nhà.

Lưu ý, trước khi thực hiện các cách làm giảm đau thượng vị dạ dày, Cô Chú, Anh Chị nên tham vấn ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết.

Sử dụng gừng

Hợp chất Gingerol có trong gừng là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp kích thích hoạt động của ruột và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn nhanh chóng. Sử dụng gừng giúp cải thiện cảm giác khó chịu ở dạ dày cũng như tình trạng chướng bụng hoặc buồn nôn.

Cô Chú, Anh Chị có thể thêm gừng vào món ăn, hoặc dùng 3-5 lát gừng mỏng cho vào nước ấm để uống mỗi ngày để hỗ trợ giảm đau thượng vị hiệu quả.

Bổ sung đủ nước

Thiếu nước có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động trì trệ và kém hiệu quả, từ đó làm gia tăng khả năng đau thượng vị. Vì vậy, Cô Chú, Anh Chị cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để giảm thiểu đau dạ dày và triệu chứng ợ nóng. Lượng nước khuyến nghị cho người trưởng thành là 2 – 2.5 lít/ngày, đối với trẻ nhỏ là 950ml – 1.2 lít/ngày.

Dùng nghệ và mật ong

Nghệ chứa nhiều chất chống viêm và chất chống oxy hóa, giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu liên quan dạ dày và tiêu hóa.

Tương tự, mật ong cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cho hệ tiêu hóa, từ đó thúc đẩy hồi phục các tổn thương.

Cách giảm đau vùng thượng vị hiệu quả là kết hợp pha mật ong và nghệ theo tỷ lệ 100 ml nước, 10g bột nghệ và 2 thìa mật ong để uống trước bữa ăn.

cách làm giảm đau thượng vị dạ dày
Mật ong và nghệ giúp làm giảm triệu chứng đau thượng vị và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa rõ rệt (Ảnh minh họa sưu tầm).

Áp dụng chế độ ăn kiêng BRAT

BRAT là chế độ ăn kiêng được viết tắt từ tên các thực phẩm như Banana (Chuối), Rice (Cơm), Applesauce (Sốt táo) và Toast (Bánh mì nướng). Đây là những thực phẩm có vị nhạt, không chứa chất gây kích ứng dạ dày và ruột, nhờ vậy hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng như đau thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…

> Tìm hiểu thêm: Người bị đau thượng vị nên và không nên ăn gì?

Hạn chế các thực phẩm khó tiêu

Cô Chú, Anh Chị nên hạn chế những thực phẩm khó tiêu hóa để giảm bớt cảm giác đau rát và khó chịu ở dạ dày. Các thực phẩm khó tiêu hóa bao gồm: thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, thực phẩm có tính axit,…

Tránh hút thuốc và uống rượu

Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa như trào ngược dạ dày – thực quản, loét dạ dày – tá tràng, bệnh Crohn,… Đồng thời, uống nhiều rượu bia một cách thường xuyên có thể kích thích đường tiêu hóa, gây cảm giác nóng rát trong dạ dày (nóng rát thượng vị) và đau vùng thượng vị. Do đó, để giảm đau tức thượng vị, Cô Chú, Anh Chị nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia.

Nằm nghiêng về bên trái và nâng cao đầu khi ngủ

Tư thế nằm ngủ là tùy theo sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, tư thế nằm lý tưởng cho người bị đau thượng vị do trào ngược dạ dày thực quản là nằm nghiêng về bên trái. Lý do bởi vì tư thế này cho phép dạ dày nằm ở vị trí thấp hơn so với thực quản, giúp ngăn ngừa tình trạng axit trào ngược lên thực quản, từ đó hạn chế các triệu chứng khó chịu.

cách giảm đau thượng vị
Tư thế ngủ nằm nghiêng về bên trái được nhiều người áp dụng để ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản, giảm hẳn các cơn đau thượng vị (Ảnh minh họa sưu tầm).

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nằm ngửa với gối kê cao đầu để ngăn axit dạ dày trào ngược lên thực quản, từ đó cải thiện các triệu chứng ợ nóng hoặc đau thượng vị.

Chườm ấm

Chườm ấm ở vùng thượng vị giúp thư giãn cơ ở dạ dày và thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi. Vì vậy, Cô Chú, Anh Chị có thể chườm ấm ở vùng dạ dày bị đau, trong khoảng 15 phút để hỗ trợ đẩy lùi cơn đau rát vùng thượng vị.

Đau thượng vị khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu Cô Chú, Anh Chị đã áp dụng các cách giảm đau vùng thượng vị như trên mà triệu chứng vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác thì nên đến gặp bác sĩ ngay.

Một số triệu chứng kèm theo cơn đau thượng vị cần đi khám ngay:

Các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và chỉ định phương pháp cận lâm sàng phù hợp để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau thượng vị, từ đó có cách điều trị đau thượng vị dạ dày hiệu quả. Một số loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định để điều trị tình trạng đau thượng vị như: thuốc kháng axit và canxi cacbonat, thuốc kháng Histamin H2, thuốc ức chế bơm Proton,… Điều quan trọng là Cô Chú, Anh Chị nên tìm đến cơ sở thăm khám uy tín để tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh.

endoclinic.vn – Địa chỉ phòng khám tiêu hóa uy tín tại TP. HCM

Để chấm dứt triệu chứng đau vùng thượng vị dai dẳng, Cô Chú, Anh Chị có thể đến thăm khám tại noisoitieuhoa.com – phòng khám sở hữu 100% đội ngũ bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm.

Các bác sĩ sẽ thăm khám tận tình và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng đau thượng vị ở từng khách hàng. Đặc biệt để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán, endoclinic.vn còn trang bị máy móc hiện đại: máy đo H. pylori bằng phương pháp hơi thở C13, máy nội soi Olympus EVIS X1 CV-1500, máy nội soi Fujifilm 7000,… Theo đó, phòng khám cũng kết hợp dịch vụ Nội soi không đau (Nội soi tiền mê) đạt chuẩn quốc tế, không gây đau hay khó chịu, góp phần tăng tỷ lệ phát hiện tổn thương, tăng tỷ lệ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh đến 90 – 95%.

cách làm giảm đau vùng thượng vị
Máy móc hiện đại kết hợp phương pháp nội soi không đau giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện các tổn thương ở ống tiêu hóa (Ảnh: Endo Clinic).

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đề ra hướng điều trị tối ưu, ưu tiên kê toa thuốc chính hãng 100% để giảm tác dụng phụ, giảm khả năng kháng thuốc và tiết kiệm chi phí điều trị cho khách hàng. Không chỉ thăm khám và chữa trị, bác sĩ endoclinic.vn còn tư vấn lối sống và chế độ ăn uống phù hợp ở mỗi người nhằm ngăn chặn cơn đau thượng vị tái phát.

Liên hệ ngay với endoclinic.vn ĐẶT LỊCH KHÁM hoặc gọi Hotline 028 5678 9999 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Mời Cô Chú, Anh Chị xem các triệu chứng liên quan:

Câu hỏi thường gặp

Mật ong có chữa hết đau thượng vị không?

Mật ong kết hợp với nghệ là cách giảm đau vùng thượng vị hiệu quả, hỗ trợ thúc đẩy phục hồi các tổn thương ở hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, để điều trị cơn đau thượng vị dứt điểm, Cô Chú, Anh Chị nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Đau thượng vị nên kiêng gì để giảm bớt cơn đau?

Người bị đau thượng vị nên kiêng ăn các món chua, cay hoặc nhiều dầu mỡ, tránh các thức uống có cồn, nước có gas và cà phê,…

Đau thượng vị khi nào cần đi khám?

Cô Chú, Anh Chị nên đi đến gặp bác sĩ khi cơn đau thượng vị kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng như đi ngoài ra máu, nôn ra máu, khó thở, khó nuốt, sốt cao,…

Tài liệu tham khảo

1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic

2. Jennifer Huizen. 12 Home Remedies for Stomach Pain. 27 03 2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/322047 (đã truy cập 25 08, 2023).

3. Annette McDermott. Can You Use Turmeric to Treat Acid Reflux? 30 05 2023. https://www.healthline.com/health/digestive-health/turmeric-acid-reflux (đã truy cập 25 08, 2023).

4. Jayne Leonard. What to know about the BRAT diet. 10 03 2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/318255 (đã truy cập 25 08, 2023).

5. Tim Jewell. What’s Causing My Epigastric Pain and How Can I Find Relief? 13 07 2023. https://www.healthline.com/health/epigastric-pain (đã truy cập 25 08, 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

33 + 45 = ?