Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Để kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn Hp hiệu quả, bệnh nhân cần sử dụng thuốc và tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ. Trong bài viết sau, mời Cô bác, Anh chị tìm hiểu về những loại thuốc điều trị Hp dạ dày được sử dụng phổ biến hiện nay.

Vi khuẩn Hp có chữa khỏi bằng thuốc không?

Vi khuẩn Hp (hay còn được gọi là Helicobacter pylori hoặc H. pylori) xâm nhập và phát triển ở dạ dày. Thông thường, nhiễm khuẩn Hp không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu cứ kéo dài và không được điều trị dứt điểm, tình trạng này có thể gây biến chứng như viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, loét thực quản,…

Thực tế, vi khuẩn Hp dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và áp dụng đúng phác đồ điều trị bằng thuốc.

thuốc trị hp dạ dày
Vi khuẩn Hp phát triển trong môi trường axit dạ dày, chủ yếu ở hang vị dạ dày.

Các loại thuốc điều trị vi khuẩn Hp dạ dày

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị Hp dạ dày. Trong quá trình điều trị cần dùng ít nhất 2 loại thuốc kháng sinh cùng lúc, kết hợp với thuốc kháng axit để tiêu diệt vi khuẩn tận gốc.

Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp

Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp trong cơ thể. Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị Hp gồm: Amoxicillin, Tetracycline, Clarithromycin,….

Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) có tác dụng làm giảm và kiểm soát lượng axit dạ dày. Các loại thuốc PPI thường được dùng là Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole,…

Thuốc Bismuth subsalicylate

Bismuth subsalicylate có tác dụng bảo vệ tế bào niêm mạc dạ dày, thường được dùng với kháng sinh để hỗ trợ điều trị Hp. Thuốc Bismuth subsalicylate phổ biến hiện nay là Pepto-Bismol.

Thuốc kháng histamin H2

Loại thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của Histamin nhằm hạn chế dạ dày tạo ra axit dạ dày. Các loại thuốc kháng histamin H2 phổ biến gồm Cimetidine, Famotidine, Nizatidine, Ranitidine,…

thuốc đặc trị vi khuẩn hp dạ dày
Quá trình điều trị Hp cần kết hợp nhiều loại thuốc với nhau để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc vi khuẩn Hp dạ dày

Điều trị Hp bằng thuốc thường kéo dài trong khoảng 14 ngày (tùy theo từng trường hợp cụ thể). Để quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt và đảm bảo an toàn, Cô bác, Anh chị cần lưu ý một số điều sau.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc vi khuẩn Hp dạ dày:

  • Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp có thể gây một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn,… Do đó, người bệnh nên báo ngay với bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc.
  • Người bệnh cần tuân theo đúng phác đồ điều trị, tránh ngừng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Bệnh nhân nên ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, hạn chế hút thuốc lá và uống rượu bia vì điều này có thể làm giảm hiệu quả của phác đồ điều trị.

Làm sao để kiểm tra hiệu quả điều trị vi khuẩn Hp 

Sau khi bệnh nhân dùng thuốc đặc trị vi khuẩn Hp dạ dày theo phác đồ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng như Test hơi thở urea hoặc huyết thanh chẩn đoán H. pylori. Trường hợp vi khuẩn Hp dạ dày chưa được điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần tái điều trị theo phác đồ mới.

Trên đây là những loại thuốc điều trị Hp dạ dày phổ biến. Quá trình điều trị Hp có thể mất nhiều thời gian và phức tạp nếu không được phát hiện sớm. Vì thế, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường (chẳng hạn đầy hơi, ợ chua, thường xuyên buồn nôn,…), Cô bác, Anh chị nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. 

endoclinic.vn là trung tâm hiếm hoi chuyên sâu về nội soi và chẩn đoán bệnh lý tiêu hoá, trong đó bao gồm nhiễm khuẩn Hp. Khi thăm khám tại đây, Cô bác, Anh chị hoàn toàn có thể yên tâm bởi:

  • Đội ngũ bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm nên lập phác đồ điều trị vi khuẩn Hp hiệu quả.
  • endoclinic.vn cam kết thuốc điều trị vi khuẩn Hp là thuốc chính hãng Brand-name.
  • Đầu tư trang thiết bị nội soi hiện đại để hỗ trợ chẩn đoán và xác định hiệu quả điều trị Hp chính xác.

Ngay hôm nay, hãy liên hệ noisoitieuhoa.com để được tư vấn chi tiết về dịch vụ hoặc đặt lịch hẹn khám sớm nhất.

bác sĩ tư vấn thuốc trị hp
Cô bác, Anh chị sẽ được bác sĩ tư vấn tận tình về tình trạng và quá trình điều trị Hp hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Điều trị vi khuẩn Hp sử dụng loại kháng sinh nào?

Tùy vào các phác đồ điều trị Hp mà loại kháng sinh được sử dụng sẽ khác nhau. Người bệnh nên tuân thủ chỉ định về liều lượng theo kê đơn của bác sĩ.

Uống thuốc điều trị Hp có tác dụng phụ không?

Uống thuốc điều trị Hp có thể gây ra một số tác dụng phụ. Những tác dụng phụ phổ biến gồm tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi,…

Vì sao uống thuốc trị Hp bị đắng miệng?

Một số loại thuốc kháng sinh điều trị Hp có thể gây rối loạn vị giác. Vì thế, trong quá trình điều trị Hp bằng thuốc, bệnh nhân thường thấy đắng miệng.

Nguồn tham khảo:

1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic.
2. NHS. Stomach ulcer. 14 01 2022. https://www.nhs.uk/conditions/stomach-ulcer/treatment/. Truy cập ngày 17 08 2023.
3. Minesh Khatri. What Is H. pylori? 17 12 2022. https://www.webmd.com/digestive-disorders/h-pylori-helicobacter-pylori. Truy cập ngày 17 08 2023.
4. Cleveland Clinic. H. Pylori Infection. 19 03 2021. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21463-h-pylori-infection. Truy cập ngày 17 08 2023.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

27 + 28 = ?