Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến tại Việt Nam. Mỗi năm, phòng khám endoclinic.vn tiếp nhận rất nhiều ca bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn Hp, gây ra các triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Trong quá trình thăm khám và chữa trị, các bác sĩ gặp nhiều thắc mắc từ Khách hàng về việc nên ăn gì và không nên ăn gì để diệt vi khuẩn Hp và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả? Do đó, thông qua bài viết dưới đây, endoclinic.vn sẽ giải đáp tường tận về chế độ dinh dưỡng cũng như các nguyên tắc ăn uống để người bệnh nhiễm khuẩn Hp nắm rõ hơn.

Lưu ý

Các thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ nhiễm vi khuẩn Hp, Cô Chú, Anh chị nên đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn cách điều trị và chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Tìm hiểu chung về bệnh nhiễm khuẩn Hp

Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là một loại xoắn khuẩn gram âm, vi hiếu khí và thường được tìm thấy ở dạ dày của người nhiễm Hp. Khuẩn Hp gây ảnh hưởng lên đến 50% dân số trên thế giới và đặc biệt phổ biến ở các quốc gia đang phát triển.

Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không biểu hiện triệu chứng cụ thể. Chỉ đến khi vi khuẩn Hp gây tổn thương đến dạ dày và gây ra bệnh viêm dạ dàyloét dạ dày thì các triệu chứng mới biểu hiện ra như đau thượng vị, buồn nôn, đầy hơi, chán ăn, mất khẩu vị, sụt cân không rõ nguyên nhân,…

Nhiễm khuẩn Hp là tác nhân chính gây ra các bệnh như viêm dạ dày mạn tính, viêm teo dạ dày, loét dạ dày, ung thư biểu mô dạ dày (Gastric Carcinoma) và u lympho dạ dày (Gastric Lymphoma). Tuy nhiên, những biến chứng này thường ít gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên hơn so với người trưởng thành. Ngoài ra, nhiễm khuẩn Hp thường bị lây nhiễm lúc còn nhỏ và sẽ tiếp tục tồn tại trong cơ thể nếu không được điều trị dứt điểm.

bị hp dạ dày kiêng ăn gì
Khi bị nhiễm vi khuẩn Hp, Cô Chú, Anh Chị nên đi khám và điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm (Ảnh minh họa sưu tầm).

> Tìm hiểu thêm: Nhiễm vi khuẩn Hp có tự hết không?

Thực phẩm có thể điều trị vi khuẩn Hp không?

Nhiễm khuẩn Hp thường được điều trị bằng cách sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau gồm thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton. Ngoài ra, mặc dù không thể diệt trừ tận gốc vi khuẩn Hp nhưng chế độ ăn uống sử dụng những thực phẩm tự nhiên có thể giúp giảm thiểu số lượng Hp trong dạ dày. Những thực phẩm này có để được dùng riêng lẻ trong vài trường hợp hoặc dùng kết hợp với phương pháp điều trị Hp bằng thuốc để giúp tăng hiệu quả điều trị.

Người nhiễm khuẩn Hp dạ dày nên ăn uống gì?

Người bị nhiễm vi khuẩn Hp nên tham khảo những loại thực phẩm hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Hp cũng như giúp giảm nguy cơ mắc viêm dạ dày và loét dạ dày.

Một số thực phẩm tốt cho người bệnh nhiễm khuẩn Hp:

  • Bông cải xanh
  • Nghệ
  • Dầu ô liu
  • Nha đam
  • Mật ong
  • Sữa chua
  • Trà xanh
  • Rễ cam thảo

Mầm bông cải xanh

Hợp chất Sulforaphane có nhiều trong mầm bông cải xanh được nghiên cứu cho thấy giúp giảm sự cư trú của vi khuẩn Hp trong dạ dày cũng như giúp giảm nguy cơ mắc viêm dạ dày. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để khảo sát tính hiệu quả của hợp chất Sulforaphane trong việc chống lại Hp ở dạ dày.

nhiễm khuẩn hp nên ăn gì
Mầm bông cải xanh rất có lợi cho người bệnh nhiễm khuẩn Hp (Ảnh minh họa sưu tầm).

Nghệ

Củ nghệ chứa hợp chất Curcumin có đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Một nghiên cứu vào năm 2019 chỉ ra rằng Curcumin có tác dụng giảm viêm, ngăn chặn vi khuẩn Hp xâm nhập dạ dày, hỗ trợ chữa lành các tổn thương ở dạ dày.

> Tìm hiểu: Có nên chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ?

Dầu ô liu

Dầu ô liu giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn Hp hiệu quả và có thể ngăn ngừa nhiễm trùng. Dầu ô liu có thể được dùng làm sốt salad hoặc sử dụng trong nấu nướng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, dầu ô liu chứa nhiều calorie và có thể gây dị ứng khi sử dụng.

Nha đam

Trong y học, nha đam có rất nhiều lợi ích như làm lành vết thương, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa và chữa táo bón. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy gel nha đam không những có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp mà còn có thể tiêu diệt nhiều loại khuẩn Hp, thậm chí là những loại có tính kháng thuốc cao.

Mật ong

Mật ong được cho là có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp trong dạ dày và có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị khi sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị tiêu chuẩn khác. Ngoài tác dụng kháng khuẩn, mật ong còn giúp chống oxy hóa hiệu quả. Hai loại mật ong được cho là có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả tốt nhất đó là mật ong nguyên chất và mật ong Manuka.

Sữa chua

Sữa chua chứa một lượng lớn men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hay còn gọi là probiotics. Theo một nghiên cứu, dùng men vi sinh trước hoặc sau phác đồ điều trị Hp tiêu chuẩn có thể hỗ trợ điều trị hữu hiệu. Ngoài ra, vi sinh còn giúp người bệnh bổ sung lợi khuẩn trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh.

Trà xanh

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các thành phần có trong trà xanh có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp. Nghiên cứu còn chỉ ra nếu dùng trà xanh trước bị viêm nhiễm thì có thể ngăn ngừa tình trạng viêm ở niêm mạc dạ dày, còn nếu dùng sau khi bị viêm nhiễm thì giúp giảm mức độ nặng của bệnh viêm dạ dày.

Rễ cam thảo

Rễ cam thảo có tính kháng khuẩn đối với Hp dạ dày bằng cách ức chế những enzyme cần thiết cho sự nhân lên của vi khuẩn. Ngoài ra, đường polysaccharide có trong cam thảo cũng ngăn ngừa sự bám dính của khuẩn Hp lên thành niêm mạc dạ dày. Nghiên cứu cũng cho thấy việc dùng bổ sung cam thảo bên cạnh phác đồ điều trị tiêu chuẩn thúc đẩy loại bỏ Hp dạ dày nhanh chóng ở những bệnh nhân loét dạ dày.

bị vi khuẩn hp nên ăn gì
Rễ cam thảo được xem là phương thuốc tự nhiên hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp và loét dạ dày nếu dùng đúng cách (Ảnh minh họa sưu tầm).

> Giải đáp: Vi khuẩn Hp dương tính có nguy hiểm không?

Người bị nhiễm vi khuẩn Hp nên kiêng ăn uống gì?

Đối với nhiễm khuẩn Hp, Cô Chú, Anh Chị có thể kiểm soát triệu chứng và tránh làm bệnh thêm nghiêm trọng bằng cách hạn chế thực phẩm gây kích ứng dạ dày.

Một số thực phẩm không tốt cho người bệnh nhiễm khuẩn Hp:

  • Thức ăn cay
  • Đồ ăn chứa chất béo không lành mạnh
  • Trái cây có nhiều axit
  • Các món muối chua
  • Thức uống kích thích dạ dày

Thức ăn cay

Chế độ ăn uống chứa nhiều đồ ăn cay nóng gây kích thích niêm mạc dạ dày. Từ đó có thể khiến các tình trạng bệnh do nhiễm khuẩn Hp dạ dày trở nên tệ hơn. 

Đồ ăn chứa chất béo không lành mạnh

Người bệnh nhiễm khuẩn Hp nên hạn chế đồ chiên rán và các thực phẩm giàu chất béo không tốt cho sức khỏe như mỡ động vật, bơ, thịt xông khói, xúc xích,… Lý do là vì chúng gây kích ứng niêm mạc dạ dày, có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bệnh nhân.

bị hp dạ dày không nên ăn gì
Người bị nhiễm vi khuẩn Hp nên hạn chế thức ăn cay nóng để ngăn bệnh tiến triển (Ảnh minh họa sưu tầm).

Các món muối chua

Chất nitrosamine thường có trong các món muối chua hiệp đồng với vi khuẩn Hp dạ dày và gây ra tình trạng chuyển sản ruột (Intestinal Metaplasia) và các tổn thương biểu mô khác. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra tiêu thụ các món muối, ngâm chua cũng làm gia tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày mạn tính.

Uống cà phê

Uống cà phê hoặc những đồ uống chứa nhiều caffein được cho là có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn Hp. Tuy nhiên, cơ chế đằng sau mối liên hệ này vẫn cần nghiên cứu thêm.

Các nguyên tắc ăn uống mà người nhiễm khuẩn Hp cần lưu ý

Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, người bệnh nên lưu ý một số nguyên tắc ăn uống khoa học để hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn Hp và ngăn ngừa khả năng lây nhiễm cho người khác.

Một số lưu ý ăn uống cho người bị nhiễm vi khuẩn Hp:

  • Rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ ăn uống trước khi sử dụng.
  • Không dùng chung dụng cụ ăn uống với người khác.
  • Lựa chọn thực phẩm sạch, được chế biến an toàn.

> Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn Hp lây qua những đường nào?

Hy vọng những thông tin trên đã giúp Cô Chú, Anh Chị hiểu rõ người nhiễm khuẩn Hp nên ăn gì và kiêng gì. Tuy nhiên, chế độ ăn uống chỉ giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Để điều trị bệnh dứt điểm, người bệnh cần thăm khám để được chẩn đoán và có phương pháp chữa trị phù hợp.

endoclinic.vn – Phòng khám chuyên sâu khám và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa

Đến trung tâm endoclinic.vn, Quý khách sẽ được bác sĩ giỏi thăm khám và chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp để xác định chính xác Quý khách có nhiễm khuẩn Hp hay không. Sau đó, bác sĩ lập phác đồ điều trị phù hợp, chỉ định sử dụng thuốc chính hãng để quá trình điều trị của Quý khách được hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Trong các phương pháp chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp, nội soi tiêu hóa được xem là tiêu chuẩn “vàng”. Vì vậy, endoclinic.vn đã đầu tư hệ thống máy nội soi tiên tiến với độ phóng đại 100 – 135 lần, chế độ nhuộm ảo (NBI), ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI,… giúp bác sĩ đánh giá chính xác tổn thương.

Đặc biệt, phòng khám còn kết hợp phương pháp Nội soi không đau giúp chẩn đoán bệnh lý chính xác lên tới 90-95%, giúp Khách hàng giảm cảm giác căng thẳng và lo lắng.

nội soi tìm nguyên nhân nhiễm khuẩn hp
Máy nội soi Olympus hiện đại hỗ trợ bác sĩ dễ dàng nhận ra các dạng tổn thương để đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lý nhiễm khuẩn Hp mà Khách hàng đang gặp phải..

Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm vi khuẩn Hp, Cô Chú, Anh Chị vui lòng liên hệ với endoclinic.vn qua Hotline 0939 01 01 01, hoặc đặt lịch khám tại đây: ĐẶT LỊCH KHÁM.

Câu hỏi thường gặp

Người bị nhiễm vi khuẩn Hp nên ăn gì?

Người bệnh nên ăn mầm bông cải xanh, nghệ, dầu oliu, nha đam, mật ong, sữa chua,… để hỗ trợ kiểm soát vi khuẩn Hp trong dạ dày.

Người bị nhiễm khuẩn Hp nên kiêng gì?

Người bệnh không nên ăn các món cay, thực phẩm giàu chất béo, đồ muối chua và hạn chế uống, cà phê,…

Người bị nhiễm khuẩn Hp cần chú ý gì khi ăn uống?

Người bệnh nên sử dụng thực phẩm và nguồn nước sạch, hạn chế ăn các món ở hàng quán vỉa hè. Đồng thời, người bệnh không nên dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là dụng cụ ăn uống (bát, đũa, đĩa,…) để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp.

Tài liệu tham khảo

1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic.

2. Mayo Clinic Staff. Helicobacter pylori (H. pylori) infection. 05 05 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/h-pylori/symptoms-causes/syc-20356171 (đã truy cập 09 08 2023).

3. Annette McDermott, Corey Whelan. Natural Treatment for H. pylori: What Works?. 11 04 2023. https://www.healthline.com/health/digestive-health/h-pylori-natural-treatment (đã truy cập 09 08 2023).

4. Shannon Johnson. What are the best natural H. pylori treatments? 24 03 2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/322627 (đã truy cập 09 08 2023).5. A.P. Mentzer. Foods

5. Not to Eat With Pylori Bacteria. 27 06 2019. https://www.livestrong.com/article/466424-foods-not-to-eat-with-pylori-bacteria (đã truy cập 09 08 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

27 + 28 = ?