Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Bạn đã kiểm tra về vấn đề trào ngược dạ dày và được chẩn đoán mắc viêm thực quản trào ngược độ B? Bạn có thể đang lo lắng về tình trạng của mình và muốn hiểu rõ hơn về bệnh lý này? Vậy hãy cùng endoclinic.vn tìm hiểu thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm thực quản trào ngược độ B để giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.

LƯU Ý:

Trào ngược dạ dày thực quản độ B là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trong y tế thì thuật ngữ chính xác của nó là viêm thực quản trào ngược độ B (theo phân độ Los Angeles).
Các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp và hiệu quả.

Viêm thực quản trào ngược độ B là gì?

Viêm thực quản trào ngược độ B là hiện tượng viêm niêm mạc thực quản do trào ngược dạ dày gây nên. Cụ thể, các chất trong dạ dày sẽ bao gồm cả axit sẽ trào lên thực quản gây kích ứng niêm mạc dẫn đến các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Viêm thực quản trào ngược độ B là gì?
Viêm thực quản trào ngược độ B là gì?

Viêm thực quản trào ngược được phân loại thành 4 cấp độ viêm theo hệ thống phân loại Los Angeles (LA) gồm độ A, độ B, độ C và độ D. Trong đó, viêm thực quản trào ngược độ B là mức độ trung bình, xảy ra khi một hoặc nhiều vết trợt trên niêm mạc với chiều dài trên 5mm và không liên tục giữa các nếp niêm mạc.

> Tìm hiểu thêm: Viêm thực quản trào ngược độ A

Nguyên nhân dẫn đến viêm thực quản trào ngược độ B là gì?

Viêm thực quản trào ngược độ B xảy ra chủ yếu là do bệnh trào ngược dạ dày. Các nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày bao gồm rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới (LES), thoát vị hoành và bất thường trong nhu động thực quản. 

Ngoài nguyên nhân trên thì thói quen ăn uống, sinh hoạt cho đến các bệnh lý có tác động lên khả năng co thắt của cơ LES đều tăng nguy cơ viêm thực quản trào ngược độ B.

Nguyên nhân gây viêm thực quản trào ngược độ B là gì?
Nguyên nhân gây viêm thực quản trào ngược độ B là gì?

Một số yếu tố nguy cơ khác cũng đóng vai trò làm bệnh trở nên nặng hơn:

  • Béo bụng
  • Hút thuốc lá
  • Uống rượu bia
  • Căng thẳng tâm lý
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Béo bụng

Béo bụng hay tích tụ mỡ quanh bụng có thể tạo áp lực lên dạ dày và thực quản, gây ra sự chèn ép lên các cơ quan này. Điều này có thể làm tăng nguy cơ trào ngược axit và chất trong dạ dày lên thực quản, gây viêm và kích ứng niêm mạc thực quản.

Béo bụng là yếu tố nguy cơ gây viêm thực quản trào ngược độ B
Béo bụng là yếu tố nguy cơ gây viêm thực quản trào ngược độ B

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá khiến bạn dễ bị trào ngược dạ dày hơn. Lý do là khi bạn hút thuốc, cơ thắt thực quản dưới sẽ bị yếu đi. Cơ này đóng vai trò như một van, giúp ngăn cản axit và thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi cơ này yếu đi, axit và thức ăn có thể dễ dàng trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ chua, và khó nuốt.

Uống rượu bia

Uống rượu bia là yếu tố làm giãn cơ vòng thực quản dưới và tăng tiết axit trong dạ dày và thúc đẩy tình trạng ợ trớ xuất hiện. Lâu dần, tình trạng này có thể gây ra bệnh lý trào ngược dạ dày. 

Uống rượu bia có thê gây viêm thực quản trào ngược độ B
Uống rượu bia có thê gây viêm thực quản trào ngược độ B

Căng thẳng tâm lý

Căng thẳng tâm lý sẽ kích thích cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone cortisol. Mà Cortisol có thể làm tăng tiết axit dạ dày, khiến axit dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản. Lâu dần, tình trạng này có thể dẫn đến tình trạng viêm thực quản trào ngược.

Căng thẳng kéo dài cũng là yếu tố nguy cơ gây viêm thực quản trào ngược độ B
Căng thẳng kéo dài cũng là yếu tố nguy cơ gây viêm thực quản trào ngược độ B

Tác dụng phụ một số loại thuốc

Khi sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn kênh canxi,… làm giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới gây nên tình trạng viêm thực quản trào ngược.

Triệu chứng viêm thực quản trào ngược độ B gồm những gì?

Triệu chứng viêm thực quản trào ngược độ B gồm ợ nóng và đau miệng hoặc cổ họng khi ăn. Khó khăn trong việc ăn uống là do khi thức ăn đi vào dạ dày thì sẽ chạm phải những vị trí đang sưng viêm trong thực quản. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác cũng liên quan đến trào ngược thực quản độ B.

Triệu chứng viêm thực quản trào ngược độ B là gì?
Triệu chứng viêm thực quản trào ngược độ B là gì?

Các triệu chứng viêm thực quản trào ngược độ B thường gặp:

  • Ợ nóng.
  • Đau ngực.
  • Đau đầu.
  • Đau cơ.
  • Sốt.
  • Khó thở.
  • Nôn nhiều, chất nôn có màu vàng, xanh, lẫn máu hoặc có dạng giống bã cà phê.
  • Đau miệng hoặc cổ họng khi ăn.

Viêm thực quản trào ngược độ B nguy hiểm ra sao?

Viêm thực quản trào ngược độ B tương đối nguy hiểm do có thể trở nặng và tiến triển thành các phân độ còn lại nếu không được kiểm soát và điều trị hiệu quả. Việc không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng, gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Các phân độ còn lại của viêm thực quản trào ngược độ B theo phân độ Los Angeles bao gồm:

  • Viêm thực quản trào ngược độ C: Có một hoặc nhiều vết trợt liên tiếp giữa các đỉnh của ít nhất 2 nếp gấp niêm mạc và các vết trợt chiếm không quá 75% chu vi lòng thực quản.
  • Viêm thực quản trào ngược độ D: Một hoặc nhiều vết trợt giữa đỉnh của ít nhất 2 nếp gấp niêm mạc và chiếm nhiều hơn 75% chu vi lòng thực quản.

Không chỉ gây những triệu chứng khó chịu cho người bệnh, mà viêm thực quản trào ngược độ B còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng viêm thực quản trào ngược độ B là gì?
Biến chứng viêm thực quản trào ngược độ B là gì?

Các biến chứng của viêm trào ngược thực quản độ B:  

  • Barrett thực quản
  • Loét thực quản
  • Ung thư thực quản
  • Một số vấn đề khác như: loét dạ dày, ung thư dạ dày, xuất huyết tiêu hóa trên

Chẩn đoán viêm thực quản trào ngược độ B gồm những bước nào?

Để chẩn đoán viêm thực quản trào ngược độ B, trước tiên bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng để đưa ra các nhận định ban đầu. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định các cận lâm sàng phù hợp để xác định nguyên nhân gây bệnh chuẩn xác hơn.

Chẩn đoán viêm thực quản trào ngược độ B gồm những gì?
Chẩn đoán viêm thực quản trào ngược độ B gồm những gì?

Khám lâm sàng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi về triệu chứng, tiểu sử bệnh lý cá nhân và gia đình, tình trạng sức khỏe hiện tại để đưa ra các chẩn đoán ban đầu và chỉ định các cận lâm sàng phù hợp để xác định nguyên nhân bệnh lý.

Bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi như:

  • Tần suất triệu chứng bạn đang gặp phải.
  • Hiện trạng sức khỏe của bạn.
  • Tiền sử bệnh lý của cá nhân và gia đình.
  • Tiền sử sử dụng thuốc, kể cả thực phẩm chức năng.
  • Các phẫu thuật mà bạn đã trải qua (nếu có)

Cận lâm sàng

Bác sĩ có thể yêu cầu một số cận lâm sàng như nội soi, xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm thực quản trào ngược độ B.

Một số cận lâm sàng có thể được bác sĩ yêu cầu:

  • Nội soi dạ dày
  • Xét nghiệm

Nội soi dạ dày 

Nội soi thực quản—dạ dày—tá tràng giúp bác sĩ chẩn đoán viêm thực quản trào ngược. Bác sĩ quan sát hình ảnh các tổn thương ở niêm mạc thực quản nhờ vào camera gắn trong dây soi đưa từ miệng vào thực quản.

Xét nghiệm 

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như kiểm tra độ pH thực quản và đo áp lực thực quản. Những xét nghiệm này giúp bác sĩ loại trừ các nguyên nhân không liên quan và củng cố tính chính xác của chẩn đoán.

Cách điều trị viêm thực quản trào ngược độ B là gì?

Thông thường để điều trị viêm thực quản trào ngược độ B, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị trào ngược dạ dày đồng thời dặn dò thay đổi thói quen sinh hoạt. Bệnh nhân phải uống thuốc đúng giờ đúng hàm lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Cách điều trị viêm thực quản trào ngược độ B là gì?
Cách điều trị viêm thực quản trào ngược độ B là gì?

Một số loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm: 

  • Thuốc kháng histamin H2
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI), 
  • Thuốc trung hòa axit dạ dày (Antacid)
  • Thuốc điều hòa nhu động (Prokinetic),…

Người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng hoặc dùng thuốc quá liều dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng sức khỏe. 

Cách giảm triệu chứng viêm thực quản trào ngược độ B là gì?

Để giảm triệu chứng viêm thực quản trào ngược độ B, việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống đồng thời kết hợp với việc sử dụng thuốc sẽ giúp kiểm soát tốt được bệnh.

Làm sao để giảm viêm thực quản trào ngược độ B tại nhà?
Làm sao để giảm viêm thực quản trào ngược độ B tại nhà?

Các cách giảm nhẹ triệu chứng của viêm thực quản trào ngược độ B bao gồm:

  • Hạn chế thực phẩm chiên xào, chua cay
  • Hạn chế ăn quá no
  • Giảm cân
  • Hạn chế nằm ngay sau khi ăn
  • Kê đầu cao khi ngủ
  • Mặc quần áo rộng rãi
  • Không hút thuốc lá

Khi xuất hiện biểu hiện lạ hoặc triệu chứng thất thường liên quan đến viêm thực quản trào ngược độ B, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và kiểm soát kịp thời, đề phòng các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Câu hỏi thường gặp

Viêm thực quản trào ngược độ B có chữa được không?

Viêm thực quản trào ngược độ B có thể chữa được bằng cách tuân thủ sử dụng thuốc và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Để có phác đồ điều trị hiệu quả và tối ưu, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác.

Viêm thực quản trào ngược độ B có nguy hiểm không?

Viêm thực quản trào ngược độ B tương đối nguy hiểm vì nếu không điều trị sớm, bệnh có thể chuyển biến nặng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như Barrett thực quản, loét thực quản, ung thư thực quản,…

Người bị viêm thực quản trào ngược độ B nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh viêm thực quản trào ngược độ B nên bổ sung các thực phẩm như yến mạch, rau củ, thịt gà, thịt cá, quả bơ,… Đồng thời hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, rượu bia, cà phê, đồ uống có cồn,…

Tài liệu tham khảo:

1. Samy A. Azer; Anil Kumar Reddy Reddivari. Reflux Esophagitis. 17 04 2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK554462/ (đã truy cập 07 08 2023).

2. Sadhna Dhingra, MBBS, MD, FCAP. Reflux Esophagitis. 22 06 2020. https://emedicine.medscape.com/article/1610393-overview?form=fpf (đã truy cập 07 08 2023).

3. Cleveland Clinic. GERD (Chronic Acid Reflux). 06 12 2019. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17019-gerd-or-acid-reflux-or-heartburn-overview (đã truy cập 07 08 2023).

4. Cleveland Clinic. Esophageal Disorders. 10 08 2021. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16976-esophageal-disorders (đã truy cập 07 08 2023).

5. Cleveland Clinic. Gastroparesis. 20 03 2023. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16976-esophageal-disorders (đã truy cập 07 08 2023).

6. Mayo Clinic Staff. Hiatal hernia. 23 02 2021. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hiatal-hernia/symptoms-causes/syc-20373379 (đã truy cập 07 08 2023).

7. Louisa Richards. What to know about GERD with esophagitis. 10 03 2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/gerd-with-esophagitis (đã truy cập 07 08 2023).

8. Mayo Clinic Staff. Esophagitis. 29 11 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hiatal-hernia/symptoms-causes/syc-20373379 (đã truy cập 07 08 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

56 + 54 = ?