Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

HIV là gì?

HIV (Human Immunodeficiency Virus) hay vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người gây suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS – Acquired Immunodeficiency Syndrome) thuộc nhóm Retrovirus có nhân chứa RNA. Các vi rút nhóm này có enzym reverse traniscriptase và là các vi rút có tính đột biển xảy ra liên tục.

HIV có 2 tuýp chính:

  • HIV-1 tương ứng với HTLV III (Human T Lymphotropic Virus type III) hay LAV I (Lymphodenopathy Associated Virus Type I) là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất
  • HIV-2 tương ứng với LAV II được phân bố chủ yếu ở vùng phía tây châu Phi và Bồ Đào Nha. Chỉ được báo cáo một số trường hợp lẻ tẻ tại Hoa Kỳ nằm 1987. HIV-2 phản ứng chéo với HIV-1 trong test huyết thanh chẩn đoán.

HIV lây lan chủ yếu qua 3 đường chính

Hiện tại, HIV lây truyền chủ yếu qua 3 đường chính

  • Quan hệ tình dục
  • Đường máu
  • Từ mẹ sang con truyền qua nhau thai khi có thai

Như vậy những người có nguy cơ cao bị AIDS là: người quan hệ tình dục đồng giới, người có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, đối tượng tiêm chích ma tuý qua đường tĩnh mạch (dùng chung bơm kim tiêm), người được tuyền máu và các chế phẩm máu nhiều lần, trẻ sinh sinh của các bà mẹ bị nhiễm HIV

Các tế bào chính bị nhiễm HIV là:

  • Tế bào lympho T CD4 giúp đỡ (lymphocytes T4 helper)
  • Bạch cầu mono (đại thực bào)
  • Tế bào lympho B
  • Tế bào thần kinh đệm của não
  • Tế bào lympho dưới niêm mạc

Do HIV tấn công chủ yếu vào các tế bào T giúp đỡ nên sự tăng sinh của HIV trong cơ thể gây nên tình trạng ức chế miễn dịch khiến cơ thể người nhiễm vi rút dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng cơ hội và tình trạng này liên quan đến tổn thương nặng:

  • Miễn dích tế bào
  • Miễn dịch dịch thể
  • Khả năng thực bào

Tham khảo thêm

>> Tỷ lệ bạch cầu MONO tăng có nguy hiểm không?

>> LYM trong xét nghiệm máu là gì?

Các bất thường sinh học chính khi nhiễm HIV

  • Giảm tuyệt đối số lượng các tế bào lympho T CD4.
  • Tăng tuyệt đối số lượng các tế bào lympho T CD8 vào giai đoạn tiến triển kết thúc của bệnh, cũng có thể thấy giảm con số tuyệt đối các tế bào T CD8.
  • Giảm tỉ lệ TCD4/TCD8: nói chung giá trị của tỉ lệ này là < 0,5 ở các bệnh nhân có HIV dương tính.
  • Tăng gamma globulin máu.
  • Tăng β2 microglobulin huyết thanh.
  • Phản ứng nội bì với tuberculin, candidin và tricophytin âm tính.
  • Có các kháng nguyên HIV lưu hành.
  • Có các kháng thể đặc hiệu kháng HIV.

 

Xét nghiệm huyết thanh học chẩn đoán HIV

HIV-1 có vô số kháng nguyên khác nhau như:

  • gp41, gp120, gp160 tương ứng với kháng nguyên vỏ của vi rút
  • p17, p24, p31, p51, p55, p66 tương ứng với kháng nguyên lõi của vi rút

HIV-2 có các kháng nguyên vỏ là gp105, gp140

Một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán HIV

  • Định lượng trực tiếp kháng nguyên vi rút (ví dụ: kháng nguyên p24 trong giai đoạn có kháng nguyên trong máu
  • Phát hiện kháng thể: kháng thể kháng p24 được cơ thể sản xuất để chống lại kháng nguyên p24 của vi rút
  • Phát hiện acid nucleic của HIV (NAT)
  • Nuôi cấy HIV

Xét nghiệm huyết thanh phát hiện HIV-1 thường được sử dụng nhất là kỹ thuật miễn dịch enzym (ELISA). Kỹ thuật này dễ thực hiện và giúp sàng lọc nhanh tại các phòng xét nghiệm, nhưng không được coi là xét nghiệm để khẳng định vì xét nghiệm này chỉ phát hiện kháng thể đối với HIV mà không phát hiện kháng nguyên HIV, bên cạnh đó test nhanh HIV cho kết quả dương tính giả cao. Vì vậy, xét nghiệm ELISA chỉ dương tính khi nào cơ thể có đủ thời gian để sản xuất ra kháng thể. Tuy nhiên, khi xét nghiệm dương tính, phải khẳng định lại kết quả bằng phương phát chuẩn:

  • Western Blot
  • Ripa (kết tủa miễn dịch phóng xạ)

 

Xét nghiệm Western Blot khẳng định nhiễm HIV

Western Blot sử dụng kỹ thuật điện di trên môi trường gel polyacrylamid để tách biết các thành phần protein riêng biệt của HIV. Sau đó các protein của vi rút được chuyển tới các băng giấy nitrocelluse và phản ứng với huyết thanh của bệnh nhân. Vì vậy, phương pháp này giúp phát hiện kháng thể lưu hành chống lại kháng nguyên của vi rút. Trong giai đoạn ủ bệnh, các kháng thể HIV-1 có mặt trong mẫu bệnh phẩm sẽ gắn với kháng nguyên của HIV-1 chính.

 

Mục đích và chỉ định xét nghiệm HIV

  • Để sàng lọc tình trạng nhiễm HIV-1 hoặc HIV-2.
  • Để sàng lọc người hiến tạng.
  • Xét nghiệm chỉ định cho các đối tượng có bằng chứng và có phơi nhiễm có ý nghĩa với một đối tương bị nhiễm HIV.
  • Xét nghiệm được khuyến cáo cho các đối tương có nguy cơ phơi nhiễm HIV cao để phát hiện kháng thể với HIV (ví dụ: người có nhiều bạn tình, đối tượng có tiền sử bị một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, người chích ma tuý, con của bà mẹ bị nhiễm HIV, các nhân viên y tế hoặc người làm việc xã hội có tiếp xúc với máu).

 

Yêu cầu khi đi xét nghiệm

  • Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh (kỹ thuật miễn dịch phóng xạ).
  • Bệnh nhân không cần nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm.

 

Các yếu tố làm thay đổi kết quả xét nghiệm HIV

  • Kết quả âm tính giả thường gặp là do nhiễm HIV cấp và không thể phát hiện được một số phân tuýp HIV.
  • Kết quả âm tính giả hiếm gặp bao gồm do rối loạn chức năng miễn dịch do khuyết tật đáp ứng thể dịch hoặc do không có gamma. globulin, tình trạng ức chế miễn dịch do thuốc hoặc bệnh lý ác tính, chậm trễ chuyển dạng huyết thanh sau khi bắt đầu điều trị chống retrovirus và nhiễm HIV bùng phát.
  • Kết quả xét nghiệm HIV dương tính giả cũng được báo cáo sau khi tham gia thử nghiệm vaccin HIV.

 

Lợi ích của xét nghiệm huyết thanh học với HIV

Xét nghiệm không thể thiếu:

  • Đối với tất cả các mẫu máu trước khi truyền cho bệnh nhân hay đối với tất cả các chế phẩm máu trước khi sử dụng
  • Ở giai đoạn trước mổ
  • Trong thời gian có thai
  • Tất cả các trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HIV
  • Trên các bệnh nhân được điều trị tại khi hồi sức tích cực, bệnh nhân rối loạn miễn dịch
  • Trên các bệnh nhân có nguy cơ cao

Xét nghiệm huyết thanh học HIV phải được tiến hành cho tất cả các bệnh nhân có một trong các triệu chứng:

Xét nghiệm hữu ích cho tất cả các bệnh nhân trong độ tuổi hoạt động tình dục để:

  • Sàng lọc sớm bệnh.
  • Khuyến cáo cho người có huyết thanh dương tính về các nguy cơ gây nhiễm bệnh cho người khác.
  • Điều trị sớm cho người có huyết thanh học dương tính với HIV trước khi họ có biểu hiện triệu chứng.

 

◊ TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng 2013, PGS.TS. Nguyễn Đạt Anh – DSCKII. Nguyễn Thị Hương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

27 + 28 = ?