Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Xét nghiệm men tim troponin là xét nghiệm thường được chỉ định khi có một số bệnh lý về tim như nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, suy tim ứ huyết,… Hãy cùng phòng khám nội soi dạ dày Endo Clinic tìm hiểu xem troponin là gì? Khi nào cần thực hiện xét nghiệm troponin nhé!

Troponin là gì?

  • Troponin là sợi tơ cơ protein được tìm thấy trong cơ vân và cơ tim. Có hai tuýp sợi cơ: sợi dày chứa myosin và sợi mỏng bao gồm 3 loại protein khác nhau: actin, tropomyosin và troponin.
  • Troponin là một phức hợp bao gồm ba thành phần: troponin C, troponin I và troponin T. Các troponin I và T là các troponin điều hoà chức năng co bóp đặc hiệu của tim do chúng kiểm soát tình trạng tương tác giữa actin và myosin trung gian qua canxi. Troponin T gắn với phức hợp troponin thành tropomyosin. Troponin I ức chế actomyosin ATPase liên quan với nồng độ canxi. Troponin C có 4 vị trí gắn với canxi, đóng vai trò trung gian cho tình trạng phụ thuộc canxi.
  • Khi có tình trạng tổn thương cơ tim, các troponin tim được giải phóng vào máu. Vì vậy, troponin I và T được sử dụng để xác định bệnh nhân có tình trạng nhồi máu cơ tim hay tổn thương cơ tim. Các troponin được xác định cùng với các marker sinh học khác của tim như  CK, CK-MB, myoglobin.
  • Khi có tình trạng tổn thương cơ tim, troponin I sẽ tăng lên trong vòng 3 – 6 giờ, đạt đỉnh sau 14 – 20 giờ và trở về bình thường sau 5 – 7 ngày. Troponin T sẽ tặng trong 3 – 13 giờ, đạt đỉnh sau 12- 24 giờ và trở về bình thường sau 10 – 15 ngày.

 

Mục đích và chỉ định xét nghiệm Troponin

Khi bệnh nhân có biểu hiện đau ngực tới khoa cấp cứu, cần tiến hành ngay lập tức xét nghiệm định lượng nồng độ troponin. Sau đó xét nghiệm này được làm lại 2 – 3 lần trong vòng 12 – 16 giờ (thường vào 6 giờ và 12 giờ). Không cần thiết kiểm tra đồng thời cả 2 troponin I và T.

Xét nghiệm thường được chỉ định để:

  • Loại trừ chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp.
  • Theo dõi hội chứng mạch vành cấp.
  • Đánh giá tiên lượng và là một xét nghiệm có thể sử dụng để theo dõi các bệnh nhân tổn thương tim do các nguyên nhân không phải là thiếu máu cục bộ cơ tim.

 

Yêu cầu khi đi xét nghiệm men tim

  • Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh (kỹ thuật miễn dịch phóng xạ).
  • Bệnh nhân không cần nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm.

 

Giá trị bình thường của Troponin

  • Troponin I huyết thanh: < 0,04 ng/mL hay < 0,04 µg/L
  • Troponin T huyết thanh: < 0,2 ng/mL hay < 0,2 µg/L.

 

Tăng nồng độ troponin máu khi nào?

Nguyên nhân chính gây tăng Troponin thường gặp là:

    • Nhồi máu cơ tim
    • Chấn thương tim bao gồm cả phẫu thuật tim
    • Dùng thuốc độc với cơ tim như hoá chất điều trị ung thư, rượu co
    • Suy tim ứ huyết
    • Phình tách động mạch chủ, bệnh van động mạch chủ hoặc bệnh cơ tim phì đại
    • Loạn nhịp nhanh, loạn nhịp chậm, block tim
    • Viêm cơ tim
    • Viêm da cơ, viêm đa cơ
    • Bệnh thận
    • Viêm màng ngoài tim troponin cũng có thể tăng ở < 50% các bệnh nhân bị viêm màng ngoài tim cấp. Giá trị troponin < 0,5 ng/mL chỉ dẫn không có tổn thương cơ tim, ngược lại >2,0 ng/mL chỉ dẫn có hoại tử cơ tim ở một mức độ nào đó.
    • Tụt huyết áp
    • Tắc mạch phổi

>> Xem thêm: Xét nghiệm đánh giá suy tim BNP

Những lưu ý về xét nghiệm Troponin

Trên lâm sàng, giải thích kết quả định lượng troponin cần được xem xét đồng thời với các kết quả xét nghiệm khác:

  • Khi tăng nồng độ troponin nhưng nồng độ CK, CK-MB và myoglobin bình thường: tình trạng tổn thương cơ tim có thể đã xảy ra > 24 giờ trước đó
  • Khi tăng nồng độ troponin xảy ra đồng thời với bất thường điện tâm đồ: nhiều khả năng bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp
  • Khi nồng độ troponin bình thường đi kèm với tăng nồng độ CK và CK-MB: nhiều khả năng tình trạng bệnh lý nguyên nhanh liên quan tới cơ vân hơn là cơ tim

Chỉ nên sử dụng troponin như là một thành phần trong toàn bộ bệnh cảnh lâm sàng. Cần khai thác tiền sử và bệnh sử của bệnh nhân, khám thực thể và làm các xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh mạch vành.

 

◊ TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng 2013, PGS.TS. Nguyễn Đạt Anh – DSCKII. Nguyễn Thị Hương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

56 + 54 = ?