Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Xét nghiệm đông máu là xét nghiệm dùng để đo khả năng đông của máu và thời gian để máu đông. Qua đó, các bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ mất máu hoặc khả năng hình thành cục máu đông trong cơ thể.

Đông máu là gì?

Đông máu hay Coagulation Test là quá trình hình thành các cục máu đông bên trong mạch máu, điều này có thể cản trở việc lưu thông máu, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.[1]

Bình thường, máu bao gồm bốn thành phần chính là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Mỗi thành phần sẽ có chức năng khác nhau để hỗ trợ giữ cho máu ở mức ổn định và thực hiện chức năng của máu.

Cơ chế đông máu được hình thành khi xuất hiện các tổn thương. Khi tổn thương xảy ra, tiểu cầu sẽ được kích hoạt để đến và tập trung tại chỗ bị thường, tạo thành nút tiểu cầu. Sau đó, kết hợp với một số yếu tố đông máu khác, fibrinogen – một protein hòa tan trong máu chuyển đổi thành sợi fibrin, hình thành cục máu đông. Theo thời gian, vết thương sẽ được hàn gắn lại và cục máu đông sẽ bị phân huỷ bởi enzym plasmin.

Nhờ đó, cơ chế đông máu diễn ra và bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương.

Tuy nhiên, nếu máu dễ đông quá thì có thể gây ra các bệnh lý, điển hình là huyết khối. Đây là hiện tượng tạo thành cục máu đông trong mạch máu, có thể gây tình trạng tắc nghẽn mạch máu, thậm chí có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Ngược lại, bệnh máu khó đông hay còn gọi là rối loạn đông máu được gây ra bởi hiện tượng khó khăn trong việc hình thành cục máu đông. Điều này sẽ gây nhiều bất tiện trong cuộc sống và bệnh nhân sẽ nguy hiểm hơn nếu như gặp các chấn thương hoặc phẫu thuật.

Đông máu là gì?
Đông máu là gì?

Nguyên nhân gây rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu là những bất thường trong việc hình thành cục máu đông trong cơ thể, làm máu chảy nhiều hơn bình thường hoặc gây bầm tím nếu tổn thương đến từ bên trong. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn đông máu nên cũng có nhiều loại rối loạn đông máu khác nhau.

Một số loại rối loạn đông máu:

  • Hemophilia: Hình thành do thiếu các yếu tố đông máu VIII hoặc IX, ảnh hưởng chủ yếu ở nam giới và di truyền được.
  • Von Willebrand: Hình thành do thiếu hụt hoặc rối loạn chức năng của Von Willebrand, ảnh hưởng cả nam giới và nữ giới và di truyền được.
  • Rối loạn tiểu cầu: Tiểu cầu là yếu tố quan trọng trong quá trình đông máu, rối loạn tiểu cầu được gây ra bởi sự bất thường về số lượng và chức năng của tiểu cầu.
  • Rối loạn đông máu do mắc các bệnh về gan: Các bệnh lý về gan ảnh hưởng đến việc tạo ra các yếu tố đông máu cần thiết.
  • Hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC): Đây là hội chứng hiếm gặp, xảy ra do biến chứng một số bệnh khác như ung thư, biến chứng sản khoa,..

Nguyên nhân gây rối loạn đông máu rất đa dạng, có thể do di truyền hoặc ảnh hưởng bởi một số loại thuốc, bệnh lý khác.

Những nguyên nhân gây chứng rối loạn đông máu:

  • Di truyền: Một số rối loạn đông máu như bệnh Von Willebrand hay máu khó đông có thể di truyền do liên quan tới các đột biến trên gen.
  • Một số loại thuốc: Thuốc làm chống kết tập tiểu cầu hoặc làm loãng máu có thể ảnh hưởng đến khả năng hình thành cục máu đông.
  • Thiếu vitamin: Một số loại vitamin là cần thiết cho quá trình đông máu như vitamin C, vitamin K.
  • Ung thư: Vài loại ung thư có thể ảnh hưởng tới việc sản xuất các yếu tố đông máu.
  • Rối loạn tự miễn dịch: Hội chứng kháng phospholipid hoặc lupus tạo ra các kháng thể cản trở quá trình đông máu.
  • Ảnh hưởng bởi các tình trạng bệnh lý khác: Bệnh gan hoặc thận có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất các yếu tố đông máu, dẫn đến rối loạn đông máu.
Nguyên nhân gây rối loạn đông máu là gì?
Nguyên nhân gây rối loạn đông máu là gì?

Nguyên nhân gây huyết khối

Huyết khối là tình trạng hình thành các cục máu đông bên trong mạch máu, từ đó có thể cản trở đến sự lưu thông máu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

Có hai loại huyết khối chính:

  • Huyết khối động mạch: Là việc các cục máu đông hình thành trong động mạch, đây là nơi mang máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan. Vì vậy, huyết khối xuất hiện có thể gây ra đau tim, thậm chí là đột quỵ.
  • Huyết khối tĩnh mạch: Là tình trạng cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch. Huyết khối xuất hiện ở đây gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) hoặc thuyên tắc phổi (PE).

Nguyên nhân gây huyết khối đến từ nhiều phía, có thể đến từ các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.

Những nguyên nhân gây huyết khối:

  • Bất động trong thời gian dài: Việc ngồi hoặc nằm yên trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ máu đọng trong tĩnh mạch, từ đó tăng khả năng hình thành huyết khối.
  • Phẫu thuật hoặc chấn thương: Trong quá trình thực hiện của một số phẫu thuật có thể làm hỏng mạch máu, kích thích khả năng hình thành các huyết khối.
  • Ung thư: Một số loại ung thư và phương pháp điều trị có thể gây tăng huyết khối.
  • Thuốc tránh thai nội tiết tố hoặc một số liệu pháp làm thay đổi hormone: Những loại thuốc có chứa hoặc làm thay đổi nồng độ estrogen thì có khả năng làm tăng việc hình thành cục máu đông.
  • Béo phì hoặc mắc hội chứng chuyển hóa: Tình trạng này làm thay đổi chức năng mạch máu nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành cục máu đông.
  • Hút thuốc: Một trong những tác hại của thuốc lá là có thể làm hỏng mạch máu, từ đó tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành.
  • Rối loạn đông máu do di truyền: Các bệnh di truyền làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối như đột biến gen prothrombin, V Leiden.
  • Tình trạng bệnh lý khác: Các bệnh như suy tim, viêm ruột có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Nguyên nhân gây huyết khối là gì?
Nguyên nhân gây huyết khối là gì?

Xét nghiệm đông máu là gì?

Xét nghiệm đông máu là xét nghiệm dùng để đo khả năng đông máu cũng như thời gian để máu đông là bao lâu. Xét nghiệm đông máu giúp các Bác sĩ có thể đánh giá được nguy cơ máu nhiều hay ít khi có tổn thường xảy ra. Đồng thời, nó còn giúp kiểm tra khả năng hình thành cục máu đông trong mạch máu của người xét nghiệm.[1]

Xét nghiệm đông máu được thực hiện khá đơn giản. Giống như các xét nghiệm máu khác, Bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu của Quý khách và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích kết quả.

Xét nghiệm đông máu là gì?
Xét nghiệm đông máu là gì?

Có những phương pháp xét nghiệm kiểm tra chức năng đông máu nào?

Có nhiều phương pháp xét nghiệm kiểm tra chức năng đông của máu. Tùy theo tình trạng cá nhân mà Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các loại xét nghiệm khác nhau.

Những phương pháp xét nghiệm kiểm tra chức năng đông máu:

  • Xét nghiệm PT (Prothrombin time)
  • Xét nghiệm aPPT (activated Partial Thromboplastin Time)
  • Xét nghiệm TT (Thrombin Time)
  • Xét nghiệm nồng độ Fibrinogen
  • Tổng phân tích tế bào máu
  • Xét nghiệm yếu tố V
  • Xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu
  • Xét nghiệm đo thời gian chảy máu
  • Xét nghiệm D-dimer
Các phương pháp xét nghiệm kiểm tra chức năng đông máu
Các phương pháp xét nghiệm kiểm tra chức năng đông máu

Xét nghiệm PT (Prothrombin time)

Xét nghiệm PT hay Prothrombin time là xét nghiệm dùng để đo mức độ đông máu và thời gian đông máu. Xét nghiệm này trung bình sẽ từ 25 giây đến 30 giây và sẽ lâu hơn nếu có dùng thuốc loãng máu.

Các phương pháp dùng để đánh giá PT (Prothrombin time):

  • TQ (PT nhanh): Xét nghiệm này thực hiện để đo thời gian máu đông lại. Xét nghiệm này có thể được dùng để chẩn đoán tình trạng rối loạn đông máu, theo dõi liệu pháp chống đông máu và đánh giá chức năng gan.
  • Tỷ lệ PT: Tỷ lệ này còn được gọi là tỷ lệ thời gian Prothrombin. Tỷ lệ này được tính bằng cách chia thời gian Prothrombin của bệnh nhân tức là thời gian cần thiết để hình thành cục máu đông sau khi bổ sung yếu tố mô với một giá trị tham chiếu nhất định. Kết quả sẽ có dạng tỷ lệ hoặc phần trăm, tỷ lệ 1,0 nghĩa là bình thường.
  • Tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế hay INR: Phương pháp này là phép đo tiêu chuẩn sử dụng để báo cáo kết quả xét nghiệm PT. Chỉ số INR được xem là bình thường khi ở mức từ 0,8 đến 1,2.

Xét nghiệm aPPT (activated Partial Thromboplastin Time)

Xét nghiệm aPTT hay activated Partial Thromboplastin Time hay còn gọi là xét nghiệm TCK là xét nghiệm có bổ sung chất Thromboplastin một phần hoạt hoá, sau đó đo thời gian cần thiết để cho máu đông lại.

Xét nghiệm aPTT giúp đánh giá chính xác các yếu tố của con đường đông máu nội sinh hoặc có thể dùng để theo dõi liệu pháp heparin.

Xét nghiệm TT (Thrombin Time)

Xét nghiệm Thrombin Time hay TT là xét nghiệm bổ sung Thrombin sau đó đo thời gian cần thiết để hình thành cục máu đông. Thrombin là một loại protein có ảnh hưởng đến quá trình đông máu.

Xét nghiệm này chủ yếu dùng để đánh giá khả năng chuyển hoá của fibrinogen, một protein trọng để tạo nên huyết khối hay các cục máu đông.

Xét nghiệm nồng độ Fibrinogen

Xét nghiệm nồng độ Fibrinogen dùng để đo lượng fibrinogen trong máu. Fibrinogen hay yếu tố I là một protein do gan tạo ra. Sự hiện hiện của Fibrinogen đảm bảo cho quá trình đông máu diễn ra bình thường.

Nồng độ Fibrinogen thấp sẽ gây khó khăn trong việc hình thành cục máu đông. Do đó, nếu xét nghiệm cho kết quả bất thường, Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng xuất huyết, chảy máu quá nhiều hoặc tiêu sợi huyết.

Tổng phân tích tế bào máu

Tổng phân tích tế bào máu hay còn được gọi là công thức máu là xét nghiệm dựa trên việc đếm số lượng của các loại tế bào máu. Xét nghiệm công thức máu là hạng mục thường quy trong các gói khám sức khỏe tổng quát tại các cơ sở y tế.

Xét nghiệm công thức máu có thể cho thấy sự bất thường khi Quý khách thiếu máu hoặc số lượng tiểu cầu thấp hơn bình thường, hỗ trợ cho việc đánh giá khả năng đông máu. Tuy nhiên, phương pháp này không đánh giá được chất lượng của tiểu cầu.

Xét nghiệm yếu tố V

Xét nghiệm yếu tố V là phép đo đánh giá số lượng và chất lượng của yếu tố V được tạo ra trong cơ thể. Yếu tố V hoặc proaccelerin, là một protein giúp chuyển đổi prothrombin thành thrombin. Đây là phản ứng cần thiết cho quá trình đông máu.[2]

Kết quả xét nghiệm yếu tố V cho dấu hiệu bất thường thì có khả năng mắc các bệnh như bệnh gan hoặc bệnh đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC).

Xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu

Xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu là phép đo lượng tiểu cầu có trong máu. Tiểu cầu là thành phần không thể thiếu trong quá trình đông máu, vì vậy, số lượng tiểu cầu là rất quan trọng trong việc đảm bảo đông máu diễn ra bình thường.

Kết quả bất thường của xét nghiệm này có thể là do quá trình hóa trị hoặc dùng một số loại thuốc nhất định, Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như thiếu vitamin K, bệnh bạch cầu hoặc celiac.

Xét nghiệm đo thời gian chảy máu

Xét nghiệm đo thời gian chảy máu là xét nghiệm xem xét thời gian chảy máu cũng như tốc độ cầm máu của các mạch máu nhỏ trên da. Thông thường, thời gian chảy máu sẽ từ một đến chín phút.

Xét nghiệm đo thời gian chảy máu chỉ làm xước da bằng một đường rạch nhỏ nên rất an toàn và ít gây tác dụng phụ cho người xét nghiệm.

Xét nghiệm D-dimer

Xét nghiệm D-dimer là xét nghiệm đánh giá sự tồn tại của huyết khối (cục máu đông) trong cơ thể. Khi cục máu đông bị phá vỡ trong cơ thể sẽ giải phóng một số chất, trong đó có D-dimer.

Vì vậy, kết quả dương tính nghĩa là trong máu có cục máu đông hình thành và đang bị phá vỡ. Ngược lại, xét nghiệm D-dimer cho kết quả âm chỉ ra rằng không có cục máu đông hình thành trong cơ thể.[3]

Xét nghiệm đông máu để làm gì?

Xét nghiệm đông máu để đánh giá nguy cơ hình thành các cục máu đông trong cơ thể. Thông thường, xét nghiệm đông máu dùng để theo dõi và điều trị các bệnh nhân rối loạn đông máu và huyết hoặc kiểm tra đông máu trong khi sử dụng thuốc hay phẫu thuật.

Xét nghiệm đông máu để làm gì?
Xét nghiệm đông máu để làm gì?

Khám tổng quát định kỳ

Xét nghiệm đông máu là hạng mục thường quy trong các gói khám tổng quát định kỳ. Đa phần loại xét nghiệm thường dùng ở các cơ sở y tế là xét nghiệm công thức máu.

Việc theo dõi số lượng tiểu cầu qua công thức máu giúp phát hiện kịp thời những bất thường trong cơ thể. Do đó, Quý khách cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để khám tổng quát thường xuyên.

Theo dõi và điều trị bệnh nhân rối loạn đông máu và huyết khối

Xét nghiệm đông máu rất quan trọng trong việc theo dõi và tiến hành điều trị bệnh nhân rối loạn đông máuhuyết khối. Việc thường xuyên đánh giá khả năng hình thành cục máu đông giúp Bác sĩ giám sát và kịp thời điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp.

Kiểm tra chức năng đông máu trong quá trình sử dụng thuốc

Trong quá trình sử dụng các loại thuốc có ảnh hưởng đến khả năng đông máu, Quý khách cần thường xuyên làm xét nghiệm đông máu để theo dõi quá trình sử dụng thuốc.

Nếu như xảy ra các bất thường từ kết quả kiểm tra, Quý khách cần liên hệ sớm với Bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn.

Kiểm tra chức năng đông máu trước khi phẫu thuật

Người gặp tình trạng máu khó đông sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện phẫu thuật. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, xét nghiệm đông máu cũng có thể được Bác sĩ đề nghị trước khi phẫu thuật.

Điển hình, phẫu thuật cắt bỏ polyp thường được đề nghị xét nghiệm đông máu trước khi tiến hành để đảm bảo an toàn cho khách hàng trước khi thực hiện.

Cần chuẩn bị gì trước khi đi xét nghiệm đông máu?

Trước khi xét nghiệm đông máu, Quý khách cần tìm hiểu và lưu ý một số vấn đề để thực hiện xét nghiệm nhanh chóng, thuận tiện hơn. Sau đây là một vài gợi ý của Endo Clinic để chuẩn bị trước khi xét nghiệm đông máu.

Các lưu ý trước khi xét nghiệm đông máu:

  • Không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm đông máu: Quý khách có thể thực hiện xét nghiệm bất cứ lúc nào mà không cần nhịn ăn trước.
  • Trao đổi về những thuốc đang sử dụng: Một số loại thuốc
  • Trao đổi về hiện trạng bệnh lý của bản thân
  • Mặc đồ thoải mái: Điều này khiến thao tác lấy máu thực hiện dễ dàng và thuận tiện hơn.
Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm đông máu?
Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm đông máu?

Xét nghiệm đông máu bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm đông máu là xét nghiệm phổ biến với mức giá khá hợp lý, dễ tiếp cận với đại đa số người dân. Tại Endo Clinic hiện nay cũng đang cung cấp dịch vụ xét nghiệm đông máu bao gồm xét nghiệm PT (INR), xét nghiệm APTT và xét nghiệm Fibrinogen.

Giá xét nghiệm đông máu tại Endo Clinic là 125.000 VNĐ.

Bên cạnh đó, xét nghiệm đông máu là xét nghiệm cần được thực hiện trước khi tiến hành các thủ thuật nội soi tiêu hoá. Vì vậy, Bác sĩ luôn chỉ định xét nghiệm đông máu trước khi nội soi tiêu hoá hoặc tầm soát ung thư tiêu hoá.

Mặt khác, xét nghiệm đông máu cũng là một hạng mục thường quy trong gói khám sức khỏe tổng quát. Chi phí xét nghiệm sẽ được bao gồm trong chi phí gói khám sức khỏe.

Lưu ý, mức giá đề cập ở trên đã được cập nhật mới nhất tới ngày 05/02/2024. Để tham khảo mức giá chính xác của dịch vụ xét nghiệm đông máu, giá gói khám tổng quát và giá tầm soát ung thư hoá, Quý khách hàng hãy nhấn vào: Bảng giá.

Xét nghiệm đông máu bao nhiêu tiền?
Xét nghiệm đông máu bao nhiêu tiền?

Trên đây là các thông tin về xét nghiệm đông máu, cũng như là các loại xét nghiệm đông máu không phải ai cũng biết. Để được tư vấn chính xác hơn khi nào cần thực hiện xét nghiệm đông máu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể nhất.

Câu hỏi thường gặp

Bệnh rối loạn đông máu là gì?

Rối loạn đông máu là xảy ra những bất thường trong việc hình thành cục máu đông trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân và cần được điều trị sớm.

Vì sao máu chảy trong mạch không bị đông?

Máu chảy trong mạch không bị đông có thể là do thiếu hụt các yếu tố đông máu hoặc các yếu tố này có dấu hiệu bất thường.

Máu nhanh đông là bệnh gì?

Máu nhanh đông là triệu chứng của một số bệnh lý, điển hình là hội chứng huyết khối. Máu nhanh đông có thể gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí là tử vong.

Tài liệu tham khảo

  1. Healthline. “Coagulation Tests.” Healthline, Healthline Media, 15 Feb. 2021, https://www.healthline.com/health/coagulation-tests.
  2. Healthline. “Factor V Deficiency.” Healthline, Healthline Media, 8 March 2021, https://www.healthline.com/health/factor-v-deficiency.
  3. Centers for Disease Control and Prevention. “Diagnosis and Treatment of Deep Vein Thrombosis (DVT).” Centers for Disease Control and Prevention, National Center on Birth Defects and Developmental Disabilities, Division of Blood Disorders, 8 January 2020, https://www.cdc.gov/ncbddd/dvt/diagnosis-treatment.html.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

33 + 45 = ?