Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Các viêm gan virus là các nhiễm trùng toàn thân với tác động ưu thế lên tế bào gan gây tổn thương viêm và các biến đổi thoái hóa của tế bào gan có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan. Có 6 tuýp viêm gan virus đã được phân lập (HAV, HBV, HCV, HDV, HEV, HGV). Mỗi loại viêm gan virus do một loại virus khác nhau gây nên và khác biệt nhau về mức độ nặng, thời gian ủ bệnh và đường lây truyền. Bài viết sau đây mô tả về virus viêm gan C.

HCV là gì?

HCV thuộc họ Flaviviridae, giống Hepacivirus, được quan sát và mô tả dưới kính hiển vi năm 1995. Virus có đường kính 55 – 65 nm, trọng lượng phân tử là 4106 daltons. Bộ gen gồm một sợi đơn RNA có tính cực dương nằm bên trong phần nucleocapsid hình đa diện. Ngoài cùng là lớp màng bọc lipid chứa protein E1 và E2 tạo thành phức hợp dimer.

HCV có 6 genotype và hơn 90 thứ tuýp khác nhau. Ở Việt Nam, genotype lưu hành chủ yếu là 1, 2, 6.

Khả năng gây bệnh của HCV

HCV lây truyền chủ yếu bằng cách tiếp xúc trực tiếp với máu qua da. Tỉ lệ nhiễm cao nhất ở người nhiễm ma túy (khoảng 80%), sau đó là người bị bệnh huyết hữu được điều trị bằng các yếu tố đông máu từ những người cho máu có HCV (+) (trước năm 1987), bệnh nhân chạy thân nhân tạo kéo dài (10%), những người đồng tính và nhân viên y tế (1%). HCV cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con nhưng ít xảy ra hơn HBV.

Thời kỳ ủ bệnh của HCV trung bình từ 6 – 7 tuần. HCV thường có biểu hiện lâm sàng ở mức độ nhẹ hoặc không có triệu chứng, men gan tăng ở mức độ thấp hoặc trung bình, chỉ khoảng 25% bệnh nhân bị vàng da. Tuy nhiên, có khoảng 75% trường hợp tiến triển thành viêm gan mãn và nhiều bệnh nhân có nguy cơ diễn tiến đến viêm gan mãn thể hoạt động và xơ gan (10 – 20%). Khoảng 40% bệnh gan mãn liên quan đến HCV và bệnh gan giai đoạn cuối liên qua với HCV là dấu hiệu thường gặp nhất ở những ca ghép gan ở người lớn.

Đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với HCV không ngăn chặn được tình trạng nhiễm HCV mãn.

Yêu cầu khi đi xét nghiệm HCV

  • Xét nghiệm được thực hiện trên huyết thanh. Không nhất thiết yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm.
  • Các thăm dò chẩn đoán sử dụng đồng vị phóng xạ trong vòng 1 tuần trước khi lấy máu xét nghiệm có thể gây tăng giả tạo kết quả xét nghiệm.

Xem thêm >> AFP là gì, có ý nghĩa gì trong chẩn đoán ung thư gan?

Giá trị bình thường

  • Âm tính

Xét nghiệm chẩn đoán HCV

  • Huyết thanh học chẩn đoán viêm gan C: xét nghiệm ELISA thế hệ thứ ba đạt độ nhạy và độ đặc hiệu gần 100%. Trong trường hợp dương tính, chẩn đoán phải được khẳng định bằng test ELISA thứ hai để loại trừ sai số. Xét nghiệm này định lượng các kháng thể kháng virus viêm gan C. Hầu hết các trường hợp viêm gan sau truyền máu là viêm gan C. Có mặt kháng thể kháng HCV chứng tỏ bệnh nhân có tình trạng phơi nhiễm với virus viêm gan C, song nó không cho biết là bệnh đang ở giai đoạn cấp, mạn hay đã ổn định.
  • PCR: sau khi test ELISA dượng cần tiến hành test PCR định lượng để khẳng định tình trạng nhiễm virus mạn. Trong trường hợp ELISA nghi vấn, chi định tiến hành PCR huyết thanh khẳng định. Có thể gặp một số trường hợp hiến là nhiễm HCV với huyết thanh chẩn đoán (-) nhưng PCR (+), nhất là đối với trường hợp đồng nhiễm với HIV và/hoặc xét nghiệm bằng test ELISA thế hệ một.
  • Định kiểu gen virus (genotype): định kiểu gan đối với HCV được chỉ định khi test PCR dương tính và cần xem xét chỉ định điều trị cho bệnh nhân. Có 6 kiểu gen được phát hiện: kiểu gen 1 tác động chủ yếu lên đối tượng bị nhiễm virus do truyền máu hay ở các đối tượng các kiểu truyền bệnh không được biết rõ; kiểu gen 3a tác động chủ yếu tới các đối tượng nghiện chích ma túy đường tĩnh mạch; các kiểu gen 2a và 4, 5, 6 khá hiếm gặp.
  • Đếm virus huyết thanh: tiến hành đánh giá số lượng virus trọng huyết thanh bằng các phương pháp khác nhau (PCR định lượng, bDNA…). Xét nghiệm giúp xem xét chỉ định điều trị và dự kiến đáp ứng với điều trị của bệnh nhân.

Phòng bệnh viêm gan C

Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh. Các biện pháp phòng ngừa chủ yếu là làm giảm nguy cơ nhiễm HCV như:

  • Sàng lọc máu, huyết thành, cơ quan, mô và tinh trùng người cho.
  • Bất hoạt virus trong các chế phẩm huyết tương.
  • Tham vấn cho những người có nguy cơ cao như người tiêm chích ma túy, người đồng tính kể cả nhân viên y tế và những nhóm người khác.
  • Giáo dục ý thức cộng đồng.

Lợi ích của xét nghiệm

  • Xét nghiệm không thể thiếu trước khi hiến máu hay truyền máu
  • Xét nghiệm hữu ích để đánh giá:

Các xét nghiệm huyết thanh học viêm gan C nên được thực hiện cùng với các xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán viêm gan A, viêm gan B, bạch cầu đơn nhân, toxoplasmosis, CMV

  • Xét nghiệm quan trọng cần được tiến hành:
    • Trước khi tiến hành phẫu thuật
    • Trong khi có thai để xác định nguy cơ nhiễm virus cho bào thai

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  • Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng 2013, PGS.TS. Nguyễn Đạt Anh – DSCKII. Nguyễn Thị Hương.
  • Virus y học 2014, bộ môn Vi sinh – ĐHYD TPHCM, PGS.TS. Cao Minh Nga.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

33 + 45 = ?