Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Ung thư biểu mô tế bào vảy

Ung thư biểu mô tế bào vảy là tình trạng tăng trưởng mất kiểm soát của các tế bào bất thường, phát sinh trong các tế bào vảy. Tế bào vảy không chỉ có ở trên da mà nó còn có ở các bộ phận khác như hệ thống đường tiêu hóa, môi, miệng, âm đạo, cổ tử cung, bàng quang,… Vì vậy rất nhiều cơ quan trong cơ thể có khả năng bị ung thư biểu mô tế bào vảy.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy là:

  • Lỗi ADN.
  • Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời.
  • Các trị liệu bức xạ như khi điều trị vẩy nến bằng Psoralen cùng với tia cực tím mạnh.
  • Tiếp xúc với các loại độc tố khi sử dụng thực phẩm bẩn.
  • Uống thuốc nhiễm độc, thuốc ức chế miễn dịch.

Ung thư biểu mô tế bào vảy có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể. Do đó, nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu khác thường sau đây, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán bệnh kịp thời:

  • Thấy xuất hiện mảng đỏ hay những tổn thương có lớp vỏ có vảy ở trên mặt hoặc dưới môi, tai, cổ, bàn tay, cánh tay.
  • Thấy những vết loét hoặc bản vá phẳng trắng ở trong miệng.
  • Thấy những vết loét gây đau ở hậu môn hoặc ở bộ phận sinh dục.
  • Trên da có một số khác biệt như thay đổi màu sắc, da giảm đáng kể tính đàn hồi, da có nhiều nếp nhăn.

Song loại ung thư này thường không có biểu hiện rõ ràng và phát triển chậm nên bệnh nhân rất khó phát hiện.

Theo thống kê cho thấy loại ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm khoảng 20% tổng số các trường hợp ung thư da và nó có thể xâm lấn, di căn đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Chính vì vậy, ung thư biểu mô được đánh giá là một loại bệnh nguy hiểm. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể sẽ bị nhiều biến chứng hoặc tử vong.

Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại cùng với khoa học kỹ thuật đã giúp phát hiện sớm rất nhiều trường hợp, từ đó giúp việc điều trị hiệu quả hơn.

Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm các bài viết:

> Axit uric cao bao nhiêu thì nguy hiểm?

> Chỉ số CEA là gì? Chỉ số CEA bao nhiêu là nguy hiểm?

> Cách nhận biết nhóm máu dễ dàng và chính xác.

Xét nghiệm SCC

SCCA là viết tắt của squamous cell carcinoma antigen, là một loại kháng nguyên ung thư tế bào vảy, được các mô ung thư biểu mô tế bào vảy tiết ra dưới dạng glycoprotein.

Các tế bào vảy là thành phần chính của biểu mô da, do đó ung thư biểu mô tế bào da là dạng chủ yếu của ung thư da.

Tuy nhiên, thực tế tế bào vảy cũng xuất hiện ở phổi, đường tiêu hóa, miệng, bang quang, thực quản, âm đạo, cổ tử cung, tuyến tiền liệt,…Do đó, ung thư biểu mô tế bào vảy có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan, gây các triệu chứng lâm sàng khác nhau.

Giá trị bình thường của SCC

Nồng độ SCC bình thường ở người khỏe mạnh là 1.5 ng/ml (phụ thuộc vào kít sử dụng có thể thay đổi giới hạn này).

Yêu cầu xét nghiệm

  • Xét nghiệm SCC là xét nghiệm định lượng kháng nguyên SCC trong huyết thanh/huyết tương của người.
  • Trước khi lấy máu, bệnh nhân cũng hạn chế không ăn thức ăn nhiều đạm, uống sữa, ăn trứng hay uống bia rượu.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm SCC

Xét nghiệm SCC được chỉ định với những người bệnh có triệu chứng lâm sàng, dấu hiệu liên quan nghi mắc các bệnh:

  • Ung thư da tế bào vảy (thường gặp): triệu chứng là vùng da tiếp xúc lâu dưới nắng bị bong da, có vết sần đỏ, ngứa rát hoặc lở loét, chảy máu bất thường.
  • Ung thư cổ tử cung tế bào vảy: Tiết dịch âm đạo bất thường, đau, ra máu khi quan hệ tình dục,…
  • Ung thư phổi tế bào vảy.
  • Các khối u tế bào vảy ác tính khác như: vòm họng, thực quản…

Ngoài ra, với những bệnh nhân đang được điều trị bệnh ung thư tế bào vảy, xét nghiệm SCC cũng được chỉ định để theo dõi tiến trình bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị và theo dõi, tiên lượng tái phát.

Ý nghĩa xét nghiệm SCC

Xét nghiệm SCC tăng có thể do các bệnh ác tính sau:

  • Ung thư phổi.
  • Ung thư da.
  • Ung thư cổ tử cung.
  • Ung thư cơ quan sinh dục nữ khác (ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư buồng trứng).
  • Ung thư vòm họng, thực quản.
  • Ung thư dương vật, bàng quang.

SCC tăng nhẹ (< 3 ng/mL) có thể do các bệnh lành tính như:

  • Xơ gan (6-10% số bệnh nhân).
  • Viêm tụy (6-10% số bệnh nhân).
  • Suy thận (44-78% số bệnh nhân), mức độ SCC tăng tương quan thuận với mức độ tăng creatinin huyết tương.
  • Các bệnh phổi lành tính (viêm phế quản mạn, tắc nghẽn phổi mạn tính, lao) (0-40% số bệnh nhân).
  • Các bệnh phụ khoa (3-37% số bệnh nhân), riêng viêm cơ tử cung 3-8%.
  • Các bệnh ENT (21% số bệnh nhân).
  • Các khối u lành tính (46% số bệnh nhân).

Mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo thêm các bài viết:

> Chỉ số CA 19 – 9 bình thường là bao nhiêu?

> Xét nghiệm nhóm máu để làm gì?

> Alpha fetoprotein là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

27 + 28 = ?