Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Với xu hướng tìm kiếm phương pháp tự nhiên trong việc chăm sóc sức khỏe, mật ong đã trở thành một lựa chọn phổ biến. Không chỉ có vị ngọt tự nhiên, mật ong còn chứa nhiều đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn, giúp làm dịu và giảm viêm tại vùng niêm mạc dạ dày. Nhiều người thắc mắc rằng liệu có thể chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong không? Hãy cùng Endo Clinic giải đáp vấn đề này trong bài viết sau nhé!

Lưu ý:

  • Trào ngược dạ dày là tình trạng acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Bài viết này sử dụng thuật ngữ Trào ngược dạ dày với mục đích tiếp cận được với nhiều bạn đọc hơn. Theo chuẩn chuyên môn, bệnh lý này có tên chính xác là Trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Các thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

Thế nào là bệnh trào ngược dạ dày?

Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Nguyên nhân đến từ cơ thắt thực quản dưới (cơ LES) không khép kín dẫn đến thức ăn lẫn axit dịch vị trào ngược lên lại thực quản, hầu họng.

Trào ngược dạ dày được xem như là một kẻ thù thầm lặng, tàn phá sức khỏe của bạn từ bên trong. Nó không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu với những cơn ợ nóng, ợ chua và đau họng, mà còn âm thầm phá hủy niêm mạc thực quản của bạn. Nếu không được điều trị kịp thời, trào ngược dạ dày có thể dẫn đến viêm, loét, thậm chí ung thư thực quản.

Hiện nay, có hai phương pháp điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả đó là sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kèm theo thay đổi lối sống hoặc phẫu thuật. Ngoài ra, nếu triệu chứng chỉ mới xuất hiện gần đây, thì bạn có thể áp dụng phương pháp dân gian như mật ong để hỗ trợ tình trạng của mình.

Tham khảo thêm:

Lợi ích của mật ong mang đến cho sức khỏe là gì?

Mật ong rất tốt cho sức khỏe do chứa nhiều hợp chất thiên nhiên và chất chống oxy hóa là polyphenol gồm flavonoids và acid phenolic. Các chất chống oxy hóa này có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi tác hại từ gốc tự do, giúp ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, tiểu đường và cao huyết áp. [1]

Ngoài ra, trong dân gian, nhiều người vẫn thường hay dùng mật ong điều trị ho hoặc bôi tại chỗ để điều trị vết bỏng, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Lợi ích của mật ong hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Lợi ích của mật ong mang đến cho sức khỏe con người

Một số lợi ích của mật ong gồm:

  • Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng làm chậm tiến trình lão hóa, ngăn ngừa bệnh tim và ung thư.
  • Mật ong còn có tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus nên có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, làm dịu cơn đau họng và giảm ho.
  • Mật ong thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho đường ruột, làm giảm triệu chứng tiêu chảy và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

Có thể chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong được không?

Mật ong không thể dùng để chữa bệnh trào ngược dạ dày, mà chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Các nghiên cứu chỉ ra rằng mật ong có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị viêm thực quản trào ngược, một biến chứng của trào ngược dạ dày.

Cách chữa trị trào ngược dạ dày thực quản bằng mật ong được không
Chữa trị trào ngược dạ dày thực quản bằng mật ong được không?

Mật ong có thể giúp giảm viêm thực quản theo hai cơ chế [2]:

  • Thứ nhất, mật ong có thể ức chế sản xuất các chất trung gian gây viêm. Các chất này là nguyên nhân gây ra viêm thực quản.
  • Thứ hai, mật ong có độ nhớt cao và sức căng bề mặt thấp. Điều này giúp mật ong bám vào màng nhầy thực quản, tạo thành một lớp phủ bảo vệ. Lớp phủ này giúp giảm kích ứng của axit dạ dày, bảo vệ niêm mạc thực quản khỏi bị tổn thương.

Mặc dù mật ong mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng vai trò cụ thể của nó trong điều trị trào ngược dạ dày vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu khác. Do đó, trước khi sử dụng mật ong để hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày, bạn cần thảo luận kỹ với bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong tại nhà ra sao?

Cách hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong tại nhà rất đơn giản, bạn có thể dùng chung với nước ấm hoặc ăn chung với gừng. Tùy theo sở thích mà bạn có thể áp dụng 1 trong 3 cách làm dưới đây để cải thiện tình trạng của bản thân.

Mẹo sử dụng mật ong điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Mẹo sử dụng mật ong nhằm hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày – thực quản

3 mẹo dùng mật ong hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày tại nhà:

  • Uống mật ong pha nước ấm
  • Gừng ngâm mật ong
  • Kết hợp nghệ với mật ong

Uống mật ong pha nước ấm

Uống mật ong pha nước ấm vào buổi sáng sau khi thức dậy, trước bữa ăn 30 phút, sau bữa ăn 1 – 2 giờ hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Uống vào khoảng thời gian này rất hiệu quả trong việc tiêu hóa và thúc đẩy quá trình di chuyển của thức ăn.

Người bệnh cho khoảng 2 thìa cà phê mật ong vào 1 ly nước ấm khoảng 40 – 45 độ C. Khuấy đều cho đến khi hòa tan hết mật ong vào nước ấm thì có thể dùng được. 

Mật ong pha nước ấm điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Mật ong pha nước ấm điều trị trào ngược dạ dày

Gừng ngâm mật ong

Gừng ngâm mật ong là một loại thức uống mang lại cho sức khỏe nhiều lợi ích. Bên cạnh tính kháng viêm, chống oxy hóa mà còn rất hiệu quả trong việc giảm đau. Thời gian thích hợp nhất để uống mật ong gừng là vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ.

Gừng tươi rửa sạch rồi thái lát mỏng và cho vào lọ thủy tinh. Tiến hành thêm mật ong ngập bề mặt của gừng. Đậy kín nắp lọ và đợi trong 1-2 tuần sau đó có thể sử dụng được.

Gừng ngâm mật ong chữa trị trào ngược dạ dày thực quản
Gừng ngâm mật ong hỗ trợ chữa trị trào ngược dạ dày – thực quản

Kết hợp nghệ với mật ong

Kết hợp nghệ với mật ong là một phương pháp truyền thống hiệu quả hỗ trợ giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Nên dùng khoảng hai thìa cà phê tinh bột nghệ nguyên chất cùng một thìa cà phê mật ong, pha với 150ml nước ấm. Sử dụng 2-3 cốc mỗi ngày, trước ăn 30 phút hoặc một giờ sau ăn.

Nghệ với mật ong hỗ trợ chữa trị trào ngược dạ dày thực quản
Nghệ với mật ong giảm triệu chứng của trào ngược dạ dày – thực quản

Chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong tại nhà cần lưu ý điều gì?

Lưu ý khi hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong thì bạn nên lựa chọn mật ong từ các thương hiệu uy tín và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tránh mua các loại mật ong trôi nổi, không rõ nguồn gốc vì mật ong kém chất lượng có thể gây tăng cân, tăng đường huyết và tác động tiêu cực đến tim mạch nếu sử dụng lâu dài.

Tương tự như các phương pháp dân gian khác, việc sử dụng mật ong một cách quá mức hoặc sai cách cũng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Vì thế, hãy tham vấn ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể.

Lưu ý khi sử dụng mật ong điều trị trào ngược dạ dày thực quản tại nhà
Lưu ý khi sử dụng mật ong hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày – thực quản tại nhà

Một vài lưu ý khi sử dụng mật ong tại nhà [3]:

  • Nam giới nên tiêu thụ không quá 9 thìa cà phê (36 gam) mỗi ngày; phụ nữ và trẻ em, không quá sáu thìa cà phê (24 gram) mỗi ngày.[4]
  • Nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy vì cơ thể không thể tiêu hóa quá nhiều đường cùng một lúc.
  • Không cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi dùng mật ong vì nguy cơ ngộ độc Botulinum.
  • Mật ong có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vì thế nếu người mắc bệnh lý đái tháo đường, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Làm sao để chữa trào ngược dạ dày hiệu quả?

Cách điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả nhất đó là dùng thuốc trị trào ngược dạ dày kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống. Người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám theo lời dặn để bác sĩ có thể đánh giá bệnh nhân có đang đáp ứng tốt với thuốc hay không.

Chữa trị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc
4 nhóm thuốc điều trị trào ngược dạ dày

Các nhóm thuốc phổ biến dùng để chữa trào ngược dạ dày là:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
  • Thuốc kháng histamin H2
  • Thuốc trung hòa acid dạ dày (Antacid)
  • Thuốc điều hoà nhu động (Prokinetic)

Lưu ý việc dùng thuốc cần có sự kê đơn và tư vấn của bác sĩ. Nhằm giúp đưa ra cách sử dụng thuốc đúng cách, liều lượng thích hợp và hạn chế các tác dụng phụ. 

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong. Có thể thấy, mật ong chỉ có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày, chứ không điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, cần phải sử dụng đúng cách để hạn chế các tác dụng không mong muốn. 

Câu hỏi thường gặp

Trị trào ngược dạ dày bằng mật ong được không?

Mật ong chỉ đóng vai trò hỗ trợ cải thiện triệu chứng cho người bệnh, không phải là thuốc nên không có tác dụng điều trị.

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong ra sao?

Mật ong chỉ có thể hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày chứ không điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh có thể pha với một lượng nước ấm vừa đủ do có vị ngọt nên rất dễ uống. Ngoài ra, còn có thể kết hợp với các loại thảo dược khác như gừng, nghệ cũng có tác dụng giảm triệu chứng của trào ngược dạ dày.

Người bị tiểu đường kèm trào ngược dạ dày có dùng mật ong được không?

Người bị tiểu đường kèm trào ngược dạ dày có thể dùng mật ong nhưng phải cần được bác sĩ theo dõi để đảm bảo an toàn. Lý do bởi vì mật ong có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, gây tăng đường huyết.

Uống nghệ mật ong chữa trào ngược dạ dày không?

Uống nghệ với mật ong chỉ hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày. Bạn có thể dùng khoảng hai thìa cà phê tinh bột nghệ nguyên chất cùng một thìa cà phê mật ong, pha với 150ml nước ấm. Sử dụng 2-3 cốc mỗi ngày, trước ăn 30 phút hoặc một giờ sau ăn.

Tài liệu tham khảo:

1. Jerlyn Jones, MS MPA RDN LD CLT, SaVanna Shoemaker, MS, RDN, LD . “What Are the Benefits of Honey?” Healthline, 5 Sept. 2018, https://www.healthline.com/nutrition/benefits-of-honey. Accessed 19 Jan. 2024.

2. Mahantayya V Math Assistant Lecturer in Physiology Prof. P. Balasubramaniam. “Oesophagus: Heartburn and Honey.” The BMJ, https://www.bmj.com/rapid-response/2011/10/28/oesophagus-heartburn-and-honey. Accessed 19 Jan. 2024.

3. Marcin, Ashley. “Can You Use Honey to Treat Acid Reflux?” Healthline Media, 25 May 2016, https://www.healthline.com/health/digestive-health/honey-for-acid-reflux#risks-and-warnings. Accessed 19 Jan. 2024.

4. Reports, Consumer. “The Bittersweet Truth about Honey Is That It Isn’t Very Healthy.” The Washington Post, 2 Nov. 2018, https://www.washingtonpost.com/national/health-science/the-bittersweet-truth-about-honey-is-that-it-isnt-very-healthy/2018/11/02/acaf291c-d7d8-11e8-83a2-d1c3da28d6b6_story.html. Accessed 24 Jan. 2024.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

56 + 54 = ?