Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

FT3 là gì?

  • Khi nồng độ hormon giáp trong dòng tuần hoàn giảm xuống hay khi cơ thể phải đương đầu với tình trạng stress, vùng hạ đồi bị kích thích để giải phóng ra TRH. TRH sẽ kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết ra TSH. Sau đó, TSH kích thích tuyến giáp sản xuất và giải phóng T3 (triiodothyroxin) và T4 (thyroxin).
  • Hầu hết các hormon được sản xuất tại tuyến giáp dưới dạng T4. Các tế bào của cơ thể sẽ chuyển đổi T4 thành T3 có hoạt tính sinh học mạnh hơn. Nếu nồng độ T3 và T4 tự do trong máu tăng lên, tuyến yên sẽ bị kích thích để làm giảm sản xuất TSH thông qua cơ chế điều hoà ngược âm tính.
  • Có hai loại T3: dạng T3 tự do (FT3) hay dạng có hoạt tính sinh học và dạng được gắn với protein huyết tương. Chỉ có một lượng rất nhỏ FT3 (<1%), nồng độ FT3 không bị tác động bởi tình trạng tăng nồng độ protein huyết tương do đó hiện nay các nhà lâm sàng thường sử dụng xét nghiệm định lượng FT3 thay cho T3 toàn phần.
  • Thời gian bán huỷ của hormon là 48 giờ và được thải trừ hoàn toàn khỏi cơ thể sau 20 ngày.

 

Mục đích và chỉ định xét nghiệm FT3

Xét nghiệm được chỉ định khi bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng cường giáp song nồng độ T4 tự do bình thường hay ở mức ranh giới. Xét nghiệm này giúp:

  • Đánh giá chức năng tuyến giáp.
  • Theo dõi hiệu quả điều trị đối với những người mắc bệnh lý tuyến giáp.
  • Đánh giá những người bệnh có tình trạng bình giáp lâm sàng song có sự biến đổi các protein đóng vai trò vận chuyển hormon tuyến giáp (có thai, rối loạn albumin máu,…).

 

Những triệu chứng thường gặp của các bệnh lý tuyến giáp

  • Bướu cổ/sưng to vùng trước cổ
  • Thay đổi tóc và da
  • Rối loạn kinh nguyệt, khó có con
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Rối loạn mỡ máu
  • Triệu chứng tiêu hóa (dễ tiêu chảy hoặc đau dạ dày/táo bón)
  • Nhịp tim nhanh (cường giáp) hoặc chậm (suy giáp)
  • Thay đổi tính tình
  • Trầm cảm lo âu
  • Mệt mỏi
  • Thay đổi trọng lượng cơ thể

 

Yêu cầu khi đi xét nghiệm FT3

  • Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh hoặc huyết tương chống đông heparin.
  • Bệnh nhân không cần nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm.
  • Nếu có thể, khuyến cáo bệnh nhân ngưng dùng các thuốc có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

 

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm FT3

  • Các thuốc làm tăng nồng độ FT3: amiodaron, clofibrat, cytomel, estrogen, methadon, thuốc ngừa thai uống, phenothiazin, tamoxifen, terbutalin, thyroxin, acid valproic.
  • Các thuốc làm giảm nồng độ FT3: steroid chuyển hoá, androgen, thuốc kháng giáp tổng hợp, aspirin, atenolol, carbamazepin, cimetidin, corticosteroid, furosemid, lithium, phenytoin, propanolol, theophylin.

 

Giá trị bình thường của FT3

2,31 – 4,29 ng/L hay 3,5 – 6,5 pmol/L

 

Giảm nồng độ FT3 khi nào?

Nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Đang bị một bệnh lý cấp tính
  • Bị một bệnh lý mạn tính
  • Thiếu hụt globulin gắn thyroxin (TBG) bẩm sinh
  • Suy giáp
  • Sau cắt tuyến giáp

 

Tăng nồng độ FT3 khi nào?

Nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Cường giáp
  • Nhiễm độc giáp do T3
  • Ung thư tuyến giáp
  • Viêm tuyến giáp

 

◊ TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  • Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng 2013, PGS.TS. Nguyễn Đạt Anh – DSCKII. Nguyễn Thị Hương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

33 + 45 = ?